Tín dụng ngân hàng nước ngoài “phi mã”
Tính đến hết tháng 4/2011, dư nợ cho vay của khối ngân hàng nước ngoài đạt xấp xỉ 190 nghìn tỷ đồng
Từ trước tới nay, thông tin hoạt động của khối ngân hàng nước ngoài rất ít khi được đề cập.
Tuy nhiên, khi thực hiện hạn chế tăng trưởng tín dụng để giảm tổng cầu, đã xuất hiện những vấn đề của khu vực này.
Tính đến hết tháng 4/2011, dư nợ cho vay của khối ngân hàng nước ngoài đạt xấp xỉ 190 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 8,2% tổng dư nợ toàn hệ thống. So với tháng 3/2011, mức tăng trưởng trên của khối này trên gần 2% và tăng 14,7% so với 31/12/2010.
Nếu so với mức tăng chung của toàn hệ thống ngân hàng có cùng thời điểm là 6,42% thì mức tăng tín dụng của khối ngân hàng nước ngoài đã vượt trên 2,2 lần. Nếu chia bình quân cho 4 tháng thì mỗi tháng, dư nợ tín dụng của khối này đã tăng 3,67%/tháng, rất cao so với tỷ lệ 1,6%/tháng của cả hệ thống.
Nếu bóc tách dư nợ VND thì tính đến hết tháng 4/2011, dư nợ cho vay tiền đồng của khối trên 53 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 28% dư nợ của khối (tính cả nội ngoại tệ), tăng 2,76% so với tháng 3/2011, chiếm khoảng 3% tổng dư nợ tiền đồng toàn hệ thống ngân hàng.
Ngoài ra, mức tăng dư nợ VND bình quân tháng của 4 tháng thì tăng trên 2,9%/tháng, trong khi tỷ lệ đó của cả hệ thống ngân hàng chỉ trên 0,8%/tháng.
Còn đối với dư nợ ngoại tệ, khối chiếm con số khá kỷ lục: tính đến hết tháng 4, dư nợ ngoại tệ đạt 6,6 tỷ USD, tương đương trên 24% dư nợ ngoại tệ toàn ngành.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, nhiều ngân hàng nước ngoài đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép nới “room” tín dụng quá 20% trong năm nay nhưng Ngân hàng Nhà nước không đồng tình.
“Một số ngân hàng nước ngoài có đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép vượt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 20% với lý do là quy mô nhỏ, mức tăng của họ không ảnh hưởng đến thị trường nhưng Ngân hàng Nhà nước kiên quyết không đồng ý”, Thống đốc nói.
Theo Thống đốc, đã ban hành chính sách thì tất cả phải thực hiện như nhau, không phân biệt. Các ngân hàng có quy mô lớn như Agribank, BIDV, Vietcombank cũng phải chung một chỉ tiêu như các ngân hàng quy mô nhỏ khác. Quy mô lớn thì hoạt động lớn, quy mô nhỏ thì hoạt động nhỏ, không phải vì nhỏ mà có thể vượt quá tỷ lệ Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Hơn nữa, trong điều kiện Nhà nước đã có những quy định áp dụng chung cho cả hệ thống thì tất cả phải nhất quán thực hiện, không có cá biệt. Mặc dù khi riết nóng hạn chế tăng trưởng tín dụng, các đơn vị có thể bị ảnh hưởng lợi nhuận cũng như các kế hoạch tài chính nhưng trong điều kiện kinh tế vĩ mô còn khó khăn, có lẽ, các ngân hàng khối nước ngoài cần kiềm chế sớm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thì mới đảm bảo thực hiện đúng chỉ tiêu của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, khi thực hiện hạn chế tăng trưởng tín dụng để giảm tổng cầu, đã xuất hiện những vấn đề của khu vực này.
Tính đến hết tháng 4/2011, dư nợ cho vay của khối ngân hàng nước ngoài đạt xấp xỉ 190 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 8,2% tổng dư nợ toàn hệ thống. So với tháng 3/2011, mức tăng trưởng trên của khối này trên gần 2% và tăng 14,7% so với 31/12/2010.
Nếu so với mức tăng chung của toàn hệ thống ngân hàng có cùng thời điểm là 6,42% thì mức tăng tín dụng của khối ngân hàng nước ngoài đã vượt trên 2,2 lần. Nếu chia bình quân cho 4 tháng thì mỗi tháng, dư nợ tín dụng của khối này đã tăng 3,67%/tháng, rất cao so với tỷ lệ 1,6%/tháng của cả hệ thống.
Nếu bóc tách dư nợ VND thì tính đến hết tháng 4/2011, dư nợ cho vay tiền đồng của khối trên 53 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 28% dư nợ của khối (tính cả nội ngoại tệ), tăng 2,76% so với tháng 3/2011, chiếm khoảng 3% tổng dư nợ tiền đồng toàn hệ thống ngân hàng.
Ngoài ra, mức tăng dư nợ VND bình quân tháng của 4 tháng thì tăng trên 2,9%/tháng, trong khi tỷ lệ đó của cả hệ thống ngân hàng chỉ trên 0,8%/tháng.
Còn đối với dư nợ ngoại tệ, khối chiếm con số khá kỷ lục: tính đến hết tháng 4, dư nợ ngoại tệ đạt 6,6 tỷ USD, tương đương trên 24% dư nợ ngoại tệ toàn ngành.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, nhiều ngân hàng nước ngoài đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép nới “room” tín dụng quá 20% trong năm nay nhưng Ngân hàng Nhà nước không đồng tình.
“Một số ngân hàng nước ngoài có đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép vượt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 20% với lý do là quy mô nhỏ, mức tăng của họ không ảnh hưởng đến thị trường nhưng Ngân hàng Nhà nước kiên quyết không đồng ý”, Thống đốc nói.
Theo Thống đốc, đã ban hành chính sách thì tất cả phải thực hiện như nhau, không phân biệt. Các ngân hàng có quy mô lớn như Agribank, BIDV, Vietcombank cũng phải chung một chỉ tiêu như các ngân hàng quy mô nhỏ khác. Quy mô lớn thì hoạt động lớn, quy mô nhỏ thì hoạt động nhỏ, không phải vì nhỏ mà có thể vượt quá tỷ lệ Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Hơn nữa, trong điều kiện Nhà nước đã có những quy định áp dụng chung cho cả hệ thống thì tất cả phải nhất quán thực hiện, không có cá biệt. Mặc dù khi riết nóng hạn chế tăng trưởng tín dụng, các đơn vị có thể bị ảnh hưởng lợi nhuận cũng như các kế hoạch tài chính nhưng trong điều kiện kinh tế vĩ mô còn khó khăn, có lẽ, các ngân hàng khối nước ngoài cần kiềm chế sớm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thì mới đảm bảo thực hiện đúng chỉ tiêu của Ngân hàng Nhà nước.