Tín dụng và nợ xấu: “Ai buộc chuông thì người đó cởi”
Tình hình tăng trưởng tín dụng tháng 4 và tháng 5/2012 vẫn chưa được Ngân hàng Nhà nước công bố một cách chính thức
Sáng nay (7/6), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại hội trường. Tại đây, tăng trưởng tín dụng âm là một vấn đề được đưa ra phân tích, đặt trong lo ngại tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ ở mức thấp.
Đến thời điểm này, tình hình tăng trưởng tín dụng tháng 4 và tháng 5/2012 vẫn chưa được Ngân hàng Nhà nước công bố một cách chính thức. Trước đó, cơ quan này đều đặn cập nhật các con số cụ thể chỉ sau khoảng một tuần kết thúc mỗi tháng. Một lần nữa câu hỏi đặt ra, có phải do sở hữu con số không “đẹp” nên ngại công bố?
Còn tại diễn đàn Quốc hội sáng nay, các đại biểu cũng đã đề cập đến các con số cụ thể, đi cùng với những quan ngại.
Đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) cho biết, dư nợ tín dụng trong 4 tháng đầu năm nay giảm đến 1,35%; năm tháng đầu năm có tăng hơn một chút, nhưng nếu trừ khối lượng các ngân hàng thương mại mua trái phiếu Chính phủ thì tín dụng vẫn là âm 0,83%.
Còn theo thông tin từ đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định), 5 tháng đầu năm tín dụng vẫn còn âm 0,85%.
Với một nền kinh tế mà nguồn vốn cho vay chủ yếu dựa vào kênh ngân hàng, đại biểu Chiều cho rằng, điều hành chính sách tín dụng tăng trưởng âm như vậy thì tất yếu kinh tế sẽ suy thoái và việc tăng trưởng 4% là điều không thể không xảy ra (quý 1/2012, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 4% - PV).
Gần với quan điểm trên, đại biểu Trần Du Lịch hoài nghi, đến thời điểm này tín dụng vẫn còn tăng trưởng âm thì chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 6 - 6,5% là không thể tăng được.
Ông Lịch tính toán: giả định Ngân hàng Nhà nước làm sao đó để tăng tín dụng 12% thôi, thì từ nay đến cuối năm mỗi tháng bơm cho thị trường 50.000 tỷ đồng. Vấn đề đặt ra nếu cộng cả ngân sách, cộng cả tín dụng, mỗi tháng hơn 70.000 tỷ đồng bơm ra thị trường, nền kinh tế không hấp thụ được.
“Chỗ nghẽn hiện nay là nền kinh tế không hấp thụ được, bị nghẽn từ hệ thống dòng vốn. Dòng vốn của nền kinh tế giống như hệ tuần hoàn mạch máu có cục máu đông nằm trong động mạch, tĩnh mạch. Cục máu đông đó là nợ xấu ngân hàng, nếu không làm xẹp đi cục máu đông này, nền kinh tế không hấp thụ được”, đại biểu Lịch giải thích thêm.
Theo đó, vấn đề đặt ra đối với Ngân hàng Nhà nước là làm sao vừa xử lý “cục máu đông” này.
Một số ý kiến khác của đại biểu cũng tập trung ở yêu cầu xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại, để góp phần khơi thông dòng vốn bên cạnh yếu tố lãi suất và cả vấn đề xem xét lại các điều kiện cho vay.
Đại biểu Đào Tấn Lộc (Phú Yên) đề xuất tháo gỡ kênh tín dụng bằng cách, ngoài 4 nhóm đối tượng ưu tiên của trần lãi suất cho vay, cần xem xét các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác có triển vọng, qua phân loại, để có biện pháp cơ cấu lại nợ, xét khoanh nợ và cho vay, cũng như sớm tổ chức việc mua bán nợ như Nghị quyết 13 của Chính phủ đề ra.
Về việc tổ chức mua bán nợ, giải quyết bài toán nợ xấu trong hệ thống, đại biểu Lộc nêu quan điểm: “Theo tôi, các ngân hàng thương mại phải tích cực tham gia việc này, bởi vì ai buộc chuông thì người đó cởi chuông là tốt nhất”.
Đại biểu Lộc cũng đưa ra một nhìn nhận đáng chú ý: dư địa tăng trưởng tín dụng còn rất lớn, nếu khơi thông và giải quyết được dòng chảy này thì sẽ giảm thiểu được yêu cầu hỗ trợ, cứu trợ từ các kênh khác.
Đến thời điểm này, tình hình tăng trưởng tín dụng tháng 4 và tháng 5/2012 vẫn chưa được Ngân hàng Nhà nước công bố một cách chính thức. Trước đó, cơ quan này đều đặn cập nhật các con số cụ thể chỉ sau khoảng một tuần kết thúc mỗi tháng. Một lần nữa câu hỏi đặt ra, có phải do sở hữu con số không “đẹp” nên ngại công bố?
Còn tại diễn đàn Quốc hội sáng nay, các đại biểu cũng đã đề cập đến các con số cụ thể, đi cùng với những quan ngại.
Đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) cho biết, dư nợ tín dụng trong 4 tháng đầu năm nay giảm đến 1,35%; năm tháng đầu năm có tăng hơn một chút, nhưng nếu trừ khối lượng các ngân hàng thương mại mua trái phiếu Chính phủ thì tín dụng vẫn là âm 0,83%.
Còn theo thông tin từ đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định), 5 tháng đầu năm tín dụng vẫn còn âm 0,85%.
Với một nền kinh tế mà nguồn vốn cho vay chủ yếu dựa vào kênh ngân hàng, đại biểu Chiều cho rằng, điều hành chính sách tín dụng tăng trưởng âm như vậy thì tất yếu kinh tế sẽ suy thoái và việc tăng trưởng 4% là điều không thể không xảy ra (quý 1/2012, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 4% - PV).
Gần với quan điểm trên, đại biểu Trần Du Lịch hoài nghi, đến thời điểm này tín dụng vẫn còn tăng trưởng âm thì chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 6 - 6,5% là không thể tăng được.
Ông Lịch tính toán: giả định Ngân hàng Nhà nước làm sao đó để tăng tín dụng 12% thôi, thì từ nay đến cuối năm mỗi tháng bơm cho thị trường 50.000 tỷ đồng. Vấn đề đặt ra nếu cộng cả ngân sách, cộng cả tín dụng, mỗi tháng hơn 70.000 tỷ đồng bơm ra thị trường, nền kinh tế không hấp thụ được.
“Chỗ nghẽn hiện nay là nền kinh tế không hấp thụ được, bị nghẽn từ hệ thống dòng vốn. Dòng vốn của nền kinh tế giống như hệ tuần hoàn mạch máu có cục máu đông nằm trong động mạch, tĩnh mạch. Cục máu đông đó là nợ xấu ngân hàng, nếu không làm xẹp đi cục máu đông này, nền kinh tế không hấp thụ được”, đại biểu Lịch giải thích thêm.
Theo đó, vấn đề đặt ra đối với Ngân hàng Nhà nước là làm sao vừa xử lý “cục máu đông” này.
Một số ý kiến khác của đại biểu cũng tập trung ở yêu cầu xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại, để góp phần khơi thông dòng vốn bên cạnh yếu tố lãi suất và cả vấn đề xem xét lại các điều kiện cho vay.
Đại biểu Đào Tấn Lộc (Phú Yên) đề xuất tháo gỡ kênh tín dụng bằng cách, ngoài 4 nhóm đối tượng ưu tiên của trần lãi suất cho vay, cần xem xét các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác có triển vọng, qua phân loại, để có biện pháp cơ cấu lại nợ, xét khoanh nợ và cho vay, cũng như sớm tổ chức việc mua bán nợ như Nghị quyết 13 của Chính phủ đề ra.
Về việc tổ chức mua bán nợ, giải quyết bài toán nợ xấu trong hệ thống, đại biểu Lộc nêu quan điểm: “Theo tôi, các ngân hàng thương mại phải tích cực tham gia việc này, bởi vì ai buộc chuông thì người đó cởi chuông là tốt nhất”.
Đại biểu Lộc cũng đưa ra một nhìn nhận đáng chú ý: dư địa tăng trưởng tín dụng còn rất lớn, nếu khơi thông và giải quyết được dòng chảy này thì sẽ giảm thiểu được yêu cầu hỗ trợ, cứu trợ từ các kênh khác.