Tin tốt từ Trung Quốc kéo chứng khoán châu Á tăng điểm
Một loạt thông tin mang tính hỗ trợ phát đi từ Trung Quốc đã giúp chứng khoán châu Á tăng điểm phiên đầu tuần
Một loạt thông tin mang tính hỗ trợ phát đi từ Trung Quốc đã giúp chứng khoán châu Á tăng điểm phiên đầu tuần. Chứng khoán Nhật có phiên đảo chiều chóng mặt khi tăng điểm khá mạnh vào buổi sáng nhưng rốt tục lại đóng cửa trong sắc đỏ.
Lúc gần 16h chiều nay theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 0,4%, đạt mức 127,51 điểm, trong đó, số cổ phiếu tăng giá chiếm ưu thế hơn so với số cổ phiếu giảm giá với tỷ lệ 4:5.
Thị trường khu vực hôm nay được nâng đỡ bởi nhiều thông tin tốt liên quan tới nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc. Trong chương trình trả lời phỏng vấn đài truyền hình CNN của Mỹ, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết, Bắc Kinh sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng nội địa để bình ổn và phát triển nền kinh tế trong nước. Cuộc phỏng vấn được thực hiện vào ngày 23/9 tại New York nhân chuyến công du tới Mỹ của ông Ôn Gia Bảo và được phát vào ngày 3/10.
Bên cạnh đó, số liệu thống kê công bố ngày hôm qua cho thấy, lĩnh vực phi sản xuất của Trung Quốc đã tăng tốc trong tháng 9. Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của lĩnh vực này do Liên đoàn Hậu cần và mua hàng Trung Quốc công bố đã tăng lên mức 61,7 điểm từ mức 60,1 điểm trong tháng 8. Trước đó, chỉ số PMI của lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc công bố vào ngày 1/10 đã có thấy tốc độ tăng mạnh nhất trong 4 tháng.
Chứng khoán Hồng Kông hôm nay dẫn đầu sự lên điểm của thị trường khu vực. Đóng cửa, chỉ số Hang Seng tăng 1,6%.
Trong khi đó, thị trường Nhật chốt phiên với mức giảm 0,3% của chỉ số Nikkei 225, dù chỉ số này đã có thời điểm tăng 1,1% vào buổi sáng nhờ đồng Yên giảm giá và tác động từ những thông tin khả quan về lĩnh vực tiêu dùng tại Mỹ công bố thứ Sáu tuần trước. Thành quả tăng điểm của Nikkei bị xóa sạch sau khi một ủy ban thuộc Chính phủ Thụy Sỹ tuyên bố hai nhà băng hàng đầu của nước này là UBS và Credit Suisse có thể phải tăng vốn.
Cổ phiếu khối tài chính của thị trường Nhật mất điểm mạnh trong phiên này, trong đó cổ phiếu ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn thứ ba Mizuho Financial sụt 5,9%, cổ phiếu ngân hàng lớn nhất Mitsubishi UFJ Financial giảm 2,6%, cổ phiếu ngân hàng lớn thứ hai Sumimoto Mitsui Financial trượt 2,9%. Đây đồng thời cũng là ba cổ phiếu gây ra nhiều thiệt hại nhất cho chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương phiên đầu tuần.
Giới đầu tư tại Nhật hôm nay cũng tỏ thái độ thận trọng trước khi kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương nước này (BoJ) được công bố. Cuộc họp của BoJ đã bắt đầu vào ngày hôm nay và sẽ kết thúc vào ngày mai (5/10).
Đồng Yên hôm nay có lúc giảm giá về mức 83,85 Yên/USD từ mức 83,35 Yên/USD lúc mở cửa ngày giao dịch, giúp cổ phiếu nhiều nhà xuất khẩu lớn của Nhật tăng giá.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục hôm nay tiếp tục đóng cửa nghỉ lễ. Cùng thị trường Hồng Kông, một số thị trường chủ chốt khác tăng điểm phiên này. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc chốt phiên tăng hơn 0,1%; S&P/ASX 200 của Australia tăng hơn 1%; Straits Times của Singapore tăng gần 1%...
Đáng chú ý, cổ phiếu các hãng xe lớn tại châu Á hôm nay đồng loạt tăng giá khi thống kê công bố hôm 1/10 cho thấy doanh số thị trường ôtô tại Mỹ trong tháng 9 tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy giảm 5% so với tháng 8.
Tại Seoul, cổ phiếu Hyundai tăng 1,3%, cổ phiếu Kia tăng 3%, trong khi tại Nhật, cổ phiếu Honda tăng 0,5%...
Thị trường chứng khoán châu Âu đầu phiên giao dịch hôm nay giảm điểm khá mạnh. Lúc 15h50 giờ Việt Nam, chỉ số Stoxx 40 sụt 1,1%, FTSE 100 giảm 0,6%, còn DAX trượt 1%. Dẫn đầu sự giảm điểm này là cổ phiếu khối ngân hàng do tác động từ thông tin hai ngân lớn của Thụy Sỹ có thể phải tăng vốn.
Cùng thời điểm, giá vàng giao ngay tại London giảm 1,9 USD/oz, còn dưới 1.318 USD/oz. Trong nước, giá vàng miếng bán ra phổ biến tên 31,60 triệu đồng/lượng, tăng nhẹ so với buổi sáng.
Đêm nay, các thông tin kinh tế Mỹ được công bố bao gồm doanh số nhà chờ bán tháng 8 và số đơn đặt hàng của các nhà máy trong tháng 8. Trong đó, số đơn đặt hàng được dự báo giảm 0,5% sau khi tăng 0,2% trong tháng 7, doanh số nhà chờ bán được dự báo đi ngang sau khi tăng 0,1% trong tháng trước.
Lúc gần 16h chiều nay theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 0,4%, đạt mức 127,51 điểm, trong đó, số cổ phiếu tăng giá chiếm ưu thế hơn so với số cổ phiếu giảm giá với tỷ lệ 4:5.
Thị trường khu vực hôm nay được nâng đỡ bởi nhiều thông tin tốt liên quan tới nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc. Trong chương trình trả lời phỏng vấn đài truyền hình CNN của Mỹ, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết, Bắc Kinh sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng nội địa để bình ổn và phát triển nền kinh tế trong nước. Cuộc phỏng vấn được thực hiện vào ngày 23/9 tại New York nhân chuyến công du tới Mỹ của ông Ôn Gia Bảo và được phát vào ngày 3/10.
Bên cạnh đó, số liệu thống kê công bố ngày hôm qua cho thấy, lĩnh vực phi sản xuất của Trung Quốc đã tăng tốc trong tháng 9. Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của lĩnh vực này do Liên đoàn Hậu cần và mua hàng Trung Quốc công bố đã tăng lên mức 61,7 điểm từ mức 60,1 điểm trong tháng 8. Trước đó, chỉ số PMI của lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc công bố vào ngày 1/10 đã có thấy tốc độ tăng mạnh nhất trong 4 tháng.
Chứng khoán Hồng Kông hôm nay dẫn đầu sự lên điểm của thị trường khu vực. Đóng cửa, chỉ số Hang Seng tăng 1,6%.
Trong khi đó, thị trường Nhật chốt phiên với mức giảm 0,3% của chỉ số Nikkei 225, dù chỉ số này đã có thời điểm tăng 1,1% vào buổi sáng nhờ đồng Yên giảm giá và tác động từ những thông tin khả quan về lĩnh vực tiêu dùng tại Mỹ công bố thứ Sáu tuần trước. Thành quả tăng điểm của Nikkei bị xóa sạch sau khi một ủy ban thuộc Chính phủ Thụy Sỹ tuyên bố hai nhà băng hàng đầu của nước này là UBS và Credit Suisse có thể phải tăng vốn.
Cổ phiếu khối tài chính của thị trường Nhật mất điểm mạnh trong phiên này, trong đó cổ phiếu ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn thứ ba Mizuho Financial sụt 5,9%, cổ phiếu ngân hàng lớn nhất Mitsubishi UFJ Financial giảm 2,6%, cổ phiếu ngân hàng lớn thứ hai Sumimoto Mitsui Financial trượt 2,9%. Đây đồng thời cũng là ba cổ phiếu gây ra nhiều thiệt hại nhất cho chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương phiên đầu tuần.
Giới đầu tư tại Nhật hôm nay cũng tỏ thái độ thận trọng trước khi kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương nước này (BoJ) được công bố. Cuộc họp của BoJ đã bắt đầu vào ngày hôm nay và sẽ kết thúc vào ngày mai (5/10).
Đồng Yên hôm nay có lúc giảm giá về mức 83,85 Yên/USD từ mức 83,35 Yên/USD lúc mở cửa ngày giao dịch, giúp cổ phiếu nhiều nhà xuất khẩu lớn của Nhật tăng giá.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục hôm nay tiếp tục đóng cửa nghỉ lễ. Cùng thị trường Hồng Kông, một số thị trường chủ chốt khác tăng điểm phiên này. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc chốt phiên tăng hơn 0,1%; S&P/ASX 200 của Australia tăng hơn 1%; Straits Times của Singapore tăng gần 1%...
Đáng chú ý, cổ phiếu các hãng xe lớn tại châu Á hôm nay đồng loạt tăng giá khi thống kê công bố hôm 1/10 cho thấy doanh số thị trường ôtô tại Mỹ trong tháng 9 tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy giảm 5% so với tháng 8.
Tại Seoul, cổ phiếu Hyundai tăng 1,3%, cổ phiếu Kia tăng 3%, trong khi tại Nhật, cổ phiếu Honda tăng 0,5%...
Thị trường chứng khoán châu Âu đầu phiên giao dịch hôm nay giảm điểm khá mạnh. Lúc 15h50 giờ Việt Nam, chỉ số Stoxx 40 sụt 1,1%, FTSE 100 giảm 0,6%, còn DAX trượt 1%. Dẫn đầu sự giảm điểm này là cổ phiếu khối ngân hàng do tác động từ thông tin hai ngân lớn của Thụy Sỹ có thể phải tăng vốn.
Cùng thời điểm, giá vàng giao ngay tại London giảm 1,9 USD/oz, còn dưới 1.318 USD/oz. Trong nước, giá vàng miếng bán ra phổ biến tên 31,60 triệu đồng/lượng, tăng nhẹ so với buổi sáng.
Đêm nay, các thông tin kinh tế Mỹ được công bố bao gồm doanh số nhà chờ bán tháng 8 và số đơn đặt hàng của các nhà máy trong tháng 8. Trong đó, số đơn đặt hàng được dự báo giảm 0,5% sau khi tăng 0,2% trong tháng 7, doanh số nhà chờ bán được dự báo đi ngang sau khi tăng 0,1% trong tháng trước.