Tin và không tin quảng cáo
Người tiêu dùng thường tin vào lời khuyên của bạn bè, người thân hơn là tin vào quảng cáo trên các phương tiện truyền thông
Người tiêu dùng thường tin vào lời khuyên của bạn bè, người thân hơn là tin vào quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.
Phát hiện đáng lo ngại này, ít nhất đối với các công ty quảng cáo, là kết quả của một cuộc điều tra tiến hành trên nhiều blog, mạng xã hội ảo và các diễn đàn trên mạng do công ty nghiên cứu thị trường Nielsen BuzzMetrics vừa thực hiện. Kết hợp với cuộc điều tra này là một nghiên cứu khác về quan điểm của người tiêu dùng đối với quảng cáo tại 47 nước.
Kết quả cho thấy, có tới 78% người tiêu dùng được hỏi cho biết, họ tin tưởng vào những những ý kiến trực tiếp của những người tiêu dùng khác - cách quảng cáo mà các công ty quảng cáo gọi là marketing truyền khẩu (word of mouth). Trong khi đó, tỷ lệ người tiêu dùng được hỏi tin tưởng vào các loại hình quảng cáo khác khiêm tốn hơn nhiều.
“Ngành công nghiệp quảng cáo cần phải làm việc hiệu quả hơn và phải truyền đạt tốt hơn giá trị mà ngành này mang tới cho người tiêu dùng”, Jonathan Carson, một chuyên gia của Nielsen BuzzMetrics nói.
Tuy nhiên, bức tranh đối với những công ty thị trường và các hãng truyền thông vốn phụ thuộc vào quảng cáo không phải là không sáng sủa. Nghiên cứu cho thấy, người tiêu dùng ở các nước đang phát triển vẫn có mức độ tin tưởng cao vào quảng cáo, trong khi người tiêu dùng ở các nước phát triển thường có thái độ hoài nghi hơn.
Tại Philippines và Brazil, 67% người tiêu dùng được hỏi cho biết họ tin vào quảng cáo. Ngược lại, người Đan Mạch rất nghi ngờ các chương trình quảng cáo, với tỷ lệ chỉ 28% người được hỏi tin vào những gì mà các công ty quảng cáo nói. Ở nhiều nước châu Âu khác, tình hình cũng tương tự. Tuy nhiên, người Mỹ vẫn giành cho các chương trình quảng cáo sự tin tưởng khá lớn, với 55% người được hỏi cho rằng thông tin quảng cáo trên các phương tiện truyền thông là đáng tin cậy.
Đây quả thực là một tin tốt lành dành cho các công ty quảng cáo, khi các nền kinh tế đang phát triển được dự báo là sẽ đi đầu trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh số quảng cáo trong những năm tới. Trong khi các công ty quảng cáo ở các nước phát triển đang lo ngại trước sự lạnh nhạt của người tiêu dụng đối với quảng cáo, đây lại dường như không phải là vấn đề tại những quốc gia như Brazil.
“So với ở các nước phát triển, ở các nước đang phát triển, quảng cáo vẫn còn là cách tiếp cận khách hàng tương đối mới, do đó, người tiêu dùng chưa cảm thấy hoài nghi nhiều”, Jonathan Carson cho biết. Ông nói thêm: “Ở các thị trường đang phát triển, quảng cáo được coi là nguồn chuyển tải những thông tin hữu ích. Còn ở các thị trường phát triển, người ta không cần đến chức năng này của quảng cáo vì họ đã có quá nhiều thông tin rồi.”
Mặc dù vậy, ở nhiều thị trường phát triển, một số phương tiện truyền thông - như báo giấy và truyền hình - vẫn hưởng lợi nhiều từ mức độ tin tưởng còn tương đối cao của người tiêu dùng vào quảng cáo.
Còn đối với những loại hình quảng cáo mới, người tiêu dùng có vẻ tỏ ra thận trọng. Lý do ở đây có lẽ là sự phát triển quá mạnh mẽ của quảng cáo trực tuyến và các cách marketing kỹ thuật số khác. Loại hình quảng cáo được tin tưởng ít nhất là quảng cáo qua điện thoại di động. Chỉ có 18% người được hỏi cho biết họ tin loại hình quảng cáo này. Ở nhiều nước, loại hình quảng cáo này chỉ được thực hiện nếu công ty quảng cáo được sự cho phép của khách hàng.
Hiện các công ty quảng cáo kỹ thuật số đang tiến hành nhiều biện pháp quảng cáo gián tiếp, thông qua các blog, mạng xã hội và các dạng diễn đàn trực tuyến khác. Có tới 61% những người được hỏi cho biết họ tin tưởng vào ý kiến của những người tiêu dùng khác được đưa lên mạng.
(Theo IHT)
Phát hiện đáng lo ngại này, ít nhất đối với các công ty quảng cáo, là kết quả của một cuộc điều tra tiến hành trên nhiều blog, mạng xã hội ảo và các diễn đàn trên mạng do công ty nghiên cứu thị trường Nielsen BuzzMetrics vừa thực hiện. Kết hợp với cuộc điều tra này là một nghiên cứu khác về quan điểm của người tiêu dùng đối với quảng cáo tại 47 nước.
Kết quả cho thấy, có tới 78% người tiêu dùng được hỏi cho biết, họ tin tưởng vào những những ý kiến trực tiếp của những người tiêu dùng khác - cách quảng cáo mà các công ty quảng cáo gọi là marketing truyền khẩu (word of mouth). Trong khi đó, tỷ lệ người tiêu dùng được hỏi tin tưởng vào các loại hình quảng cáo khác khiêm tốn hơn nhiều.
“Ngành công nghiệp quảng cáo cần phải làm việc hiệu quả hơn và phải truyền đạt tốt hơn giá trị mà ngành này mang tới cho người tiêu dùng”, Jonathan Carson, một chuyên gia của Nielsen BuzzMetrics nói.
Tuy nhiên, bức tranh đối với những công ty thị trường và các hãng truyền thông vốn phụ thuộc vào quảng cáo không phải là không sáng sủa. Nghiên cứu cho thấy, người tiêu dùng ở các nước đang phát triển vẫn có mức độ tin tưởng cao vào quảng cáo, trong khi người tiêu dùng ở các nước phát triển thường có thái độ hoài nghi hơn.
Tại Philippines và Brazil, 67% người tiêu dùng được hỏi cho biết họ tin vào quảng cáo. Ngược lại, người Đan Mạch rất nghi ngờ các chương trình quảng cáo, với tỷ lệ chỉ 28% người được hỏi tin vào những gì mà các công ty quảng cáo nói. Ở nhiều nước châu Âu khác, tình hình cũng tương tự. Tuy nhiên, người Mỹ vẫn giành cho các chương trình quảng cáo sự tin tưởng khá lớn, với 55% người được hỏi cho rằng thông tin quảng cáo trên các phương tiện truyền thông là đáng tin cậy.
Đây quả thực là một tin tốt lành dành cho các công ty quảng cáo, khi các nền kinh tế đang phát triển được dự báo là sẽ đi đầu trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh số quảng cáo trong những năm tới. Trong khi các công ty quảng cáo ở các nước phát triển đang lo ngại trước sự lạnh nhạt của người tiêu dụng đối với quảng cáo, đây lại dường như không phải là vấn đề tại những quốc gia như Brazil.
“So với ở các nước phát triển, ở các nước đang phát triển, quảng cáo vẫn còn là cách tiếp cận khách hàng tương đối mới, do đó, người tiêu dùng chưa cảm thấy hoài nghi nhiều”, Jonathan Carson cho biết. Ông nói thêm: “Ở các thị trường đang phát triển, quảng cáo được coi là nguồn chuyển tải những thông tin hữu ích. Còn ở các thị trường phát triển, người ta không cần đến chức năng này của quảng cáo vì họ đã có quá nhiều thông tin rồi.”
Mặc dù vậy, ở nhiều thị trường phát triển, một số phương tiện truyền thông - như báo giấy và truyền hình - vẫn hưởng lợi nhiều từ mức độ tin tưởng còn tương đối cao của người tiêu dùng vào quảng cáo.
Còn đối với những loại hình quảng cáo mới, người tiêu dùng có vẻ tỏ ra thận trọng. Lý do ở đây có lẽ là sự phát triển quá mạnh mẽ của quảng cáo trực tuyến và các cách marketing kỹ thuật số khác. Loại hình quảng cáo được tin tưởng ít nhất là quảng cáo qua điện thoại di động. Chỉ có 18% người được hỏi cho biết họ tin loại hình quảng cáo này. Ở nhiều nước, loại hình quảng cáo này chỉ được thực hiện nếu công ty quảng cáo được sự cho phép của khách hàng.
Hiện các công ty quảng cáo kỹ thuật số đang tiến hành nhiều biện pháp quảng cáo gián tiếp, thông qua các blog, mạng xã hội và các dạng diễn đàn trực tuyến khác. Có tới 61% những người được hỏi cho biết họ tin tưởng vào ý kiến của những người tiêu dùng khác được đưa lên mạng.
(Theo IHT)