Tin vui từ JPMorgan giúp Phố Wall khởi sắc
Ngày 11/3, chứng khoán Mỹ lên điểm ngày thứ hai nhờ cổ phiếu khối ngân hàng tăng mạnh trước tin vui từ JPMorgan
Ngày 11/3, chứng khoán Mỹ lên điểm ngày thứ hai nhờ cổ phiếu khối ngân hàng tăng mạnh trước tin vui từ JPMorgan.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, ông Timothy Geithner vừa cho biết, chính quyền Tổng thống Obama sắp hoàn thiện kế hoạch để giải quyết các tài sản xấu - nhân tố trung tâm của cuộc khủng hoảng tài chính.
Theo ông Timothy Geithner, kế hoạch sẽ cung cấp tài chính cho các nhà đầu tư tư nhân để mua các tài sản xấu đang khiến bảng cân đối kế toán của nhiều tập đoàn trở nên tồi tệ, sẽ được công bố rộng rãi trong hai tuần tới.
Chính quyền Mỹ tin rằng, bằng việc đẩy đi những tài sản xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán (dù chấp nhận lỗ nặng), các định chế tài chính sẽ sớm cung cấp tín dụng trở lại cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
Qua đó sẽ dần chấm dứt tình trạng các định chế tài chính không tin tưởng nhau để cho vay trên hệ thống liên ngân hàng.
Trong một diễn biến đáng chú ý liên quan đến các quỹ phòng hộ - đầu cơ (Hedge funds), theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường Options Group, các quỹ đầu cơ trong năm nay sẽ cắt giảm khoảng 20.000 việc làm trên toàn thế giới. Năm 2007, số nhân viên làm việc trong các quỹ đầu cơ khoảng 155.000 và hiện tại giảm xuống còn 145.000.
Cũng theo số liệu của Hedge Fund Research, năm 2008 có khoảng 920 quỹ đầu cơ phải đóng quỹ, tương đương 12% tổng số quỹ đầu cơ.
Bên cạnh đó, trong năm ngoái, tài sản của các quỹ đầu cơ đã bị giảm 37% xuống còn 1.200 tỷ USD. Theo dự báo của Hedge Fund Research, năm 2009 tài sản của các quỹ đầu cơ sẽ giảm thêm 250 tỷ USD, tương đương 21%.
Cổ phiếu khối ngân hàng tăng mạnh
Ngày 11/3, tập đoàn cho vay thế chấp địa ốc lớn thứ hai của Mỹ, Freddie Mac cho biết đang cần Bộ Tài chính nước này hỗ trợ 30,8 tỷ USD để giúp hãng tồn tại sau khi lỗ nặng trong năm 2008.
Theo đó, tập đoàn đang được kiểm soát bởi Chính phủ Mỹ đã lỗ 23,9 tỷ USD trong năm 2008, cao hơn gần 10 lần so với mức lỗ năm 2007. Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu Freddie Mac (FRE) đã không thay đổi so với phiên trước đó, chốt ở mức 0,42 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm ngày thứ hai liên tiếp sau khi Giám đốc điều hành của Ngân hàng JPMorgan Chase, Jamie Dimon cho biết ngân hàng ông đang điều hành đã hoạt động có lãi trong 2 tháng đầu năm.
Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng nền kinh tế Mỹ đang xuất hiện những dấu hiệu phục hồi. Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu của JPMorgan Chase đã tăng 4,6% lên 20,4 USD/cổ phiếu.
Phiên trước đó, giới đầu tư cũng nhận được thông tin khả quan tương tự phát đi từ Giám đốc điều hành của Citigroup, ông Vikram Pandit. Như vậy, cả hai phiên tăng điểm gần đây đều có xuất phát điểm từ những tín hiệu lạc quan đến từ ngành ngân hàng.
Tuy nhiên, biên độ tăng điểm trong phiên giao dịch này của cả ba chỉ số đều ở dưới 1%, trong đó chỉ số Dow Jones chỉ tăng 0,06% vì sự sụt giảm của cổ phiếu khối năng lượng như Exxon Mobil và Chevron.
Cổ phiếu khối ngân hàng tiếp tục khởi sắc với biên độ tăng 3,1%, trong đó cổ phiếu Citigroup tăng 6,21% lên 1,54 USD/cổ phiếu; cổ phiếu Bank of America tiến thêm 2,92%, chốt ở mức 4,93 USD/cổ phiếu; cổ phiếu Morgan Stanley tăng 8% lên 22,51 USD/cổ phiếu...
Cổ phiếu khối công nghệ tiếp tục có được phiên giao dịch thành công khi nhiều cổ phiếu blue-chip khối này vẫn tăng điểm ấn tượng, trong đó cổ phiếu của HP lên 5,8%, cổ phiếu Apple tiến thêm 4,6%, cổ phiếu Dell tăng 2,5%...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 11/3: chỉ số Dow Jones tăng 3,91 điểm, tương đương 0,06%, chốt ở mức 6.930,4.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 13,36 điểm, tương đương 0,98%, chốt ở mức 1.371,64.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 1,76 điểm, tương đương 0,24%, đóng cửa ở mức 721,36.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,75 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu lên điểm thì có 2 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,24 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.342 cổ phiếu lên điểm và có 1.343 cổ phiếu giảm điểm.
Thị trường Đức và Pháp tăng điểm ngày thứ hai
Chứng khoán châu Âu đã có diễn biến trái chiều khi thị trường Pháp và Đức tiếp tục tăng điểm ngày thứ hai trong khi thị trường Anh lại mất điểm.
Nhiều cổ phiếu khối tài chính đã tăng mạnh trong ngày, trong đó cổ phiếu Dexia tiến thêm 30%, cổ phiếu Credit Suisse tăng 9,1 %, cổ phiếu Deutsche Bank lên 8,4%, cổ phiếu AXA tăng 7,3%, cổ phiếu Barclays lên 8,2%, Royal Bank of Scotland nhích 2,9%...
Ngoài ra, cổ phiếu của nhiều hãng xuất ôtô cũng lên điểm, trong đó cổ phiếu Renault tiến thêm 8,5%, cổ phiếu Peugeot tăng 6,8%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 21,42 điểm, tương đương 0,58%, chốt ở mức 3.693,81. Khối lượng giao dịch đạt 2,36 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức 0,7%, khối lượng giao dịch đạt 37 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 0,39%, khối lượng giao dịch đạt 221 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á lên điểm nhờ Citigroup
Thông tin Citigroup kinh doanh có lãi đã giúp chứng khoán Mỹ, châu Âu và nhiều thị trường châu Á tăng điểm, trong đó thị trường Nhật được “hưởng lợi” nhiều nhất trong khu vực khi thị trường có lúc đã tăng gần 6%.
Quan sát diễn biến thị trường có thể thấy nhiều chỉ số chứng khoán khép lại ngày giao dịch với biên độ tăng từ 2% trở xuống. Điều này cho thấy giới đầu tư ở châu Á khá thận trọng với đà tăng của thị trường chứng khoán.
Rõ ràng một phiên tăng điểm mạnh ở thị trường Mỹ là tín hiệu đáng mừng. Nhưng khi thông tin hỗ trợ lại phát đi từ ngân hàng được xem là tạo nên nhiều lo ngại cho thị trường tài chính Mỹ, thì mức độ bền vững của tin hỗ trợ đó không có gì đảm bảo.
Chứng khoán Nhật đã tăng mạnh mẽ nhờ những thông tin tích cực từ Phố Wall. Chỉ số Nikkei 225 vốn có lúc đã xuống mức thấp nhất trong 26 năm nên đà phục hồi càng trở nên mạnh khi xuất hiện tin vui.
Cổ phiếu khối ngân hàng đã dẫn đầu về biên độ tăng điểm, trong đó cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 4,1%, cổ phiếu Mizuho Financial Group lên 5,4%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group tiến thêm 4,8%.
Cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn cũng tăng mạnh, góp phần đẩy thị trường đi lên, trong đó cổ phiếu Toshiba tăng 9,5%, cổ phiếu Kyocera Corp tiến thêm 6,6%, cổ phiếu Nissan lên 7,26%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 321,14 điểm, tương đương 4,55%, chốt ở mức 7.376,12. Khối lượng giao dịch đạt 2 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chuyển qua thị trường khác, ngày 11/3, cơ quan thống kê Trung Quốc cho biết, chi đầu tư tài sản cố định như đường bộ, đường sắt, hệ thống dây điện ở khu vực thành phố nước này đã đạt 1,03 nghìn tỷ Nhân dân tệ (150 tỷ USD) trong tháng 2/2009.
Tuy nhiên, xuất khẩu trong tháng 2 giảm 25,7%; nhập khẩu giảm 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng thặng dư thương mại chỉ đạt 4,8 tỷ USD từ 39,1 tỷ USD trong tháng 1/2009.
Trên thị trường chứng khoán, Shanghai Composite là chỉ số chứng khoán duy nhất trong số các thị trường lớn của khu vực mất điểm. Kết thúc ngày giao dịch chỉ số này giảm 0,91%, chốt ở mức 2.139,02.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,9%. Chỉ số Straits Times của Singapore nhích 1,18%. Chỉ số ASX của Australia lên 1,78%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiến thêm 2,02%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 3,23%.
* Thị trường chứng khoán Ấn Độ nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, ông Timothy Geithner vừa cho biết, chính quyền Tổng thống Obama sắp hoàn thiện kế hoạch để giải quyết các tài sản xấu - nhân tố trung tâm của cuộc khủng hoảng tài chính.
Theo ông Timothy Geithner, kế hoạch sẽ cung cấp tài chính cho các nhà đầu tư tư nhân để mua các tài sản xấu đang khiến bảng cân đối kế toán của nhiều tập đoàn trở nên tồi tệ, sẽ được công bố rộng rãi trong hai tuần tới.
Chính quyền Mỹ tin rằng, bằng việc đẩy đi những tài sản xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán (dù chấp nhận lỗ nặng), các định chế tài chính sẽ sớm cung cấp tín dụng trở lại cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
Qua đó sẽ dần chấm dứt tình trạng các định chế tài chính không tin tưởng nhau để cho vay trên hệ thống liên ngân hàng.
Trong một diễn biến đáng chú ý liên quan đến các quỹ phòng hộ - đầu cơ (Hedge funds), theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường Options Group, các quỹ đầu cơ trong năm nay sẽ cắt giảm khoảng 20.000 việc làm trên toàn thế giới. Năm 2007, số nhân viên làm việc trong các quỹ đầu cơ khoảng 155.000 và hiện tại giảm xuống còn 145.000.
Cũng theo số liệu của Hedge Fund Research, năm 2008 có khoảng 920 quỹ đầu cơ phải đóng quỹ, tương đương 12% tổng số quỹ đầu cơ.
Bên cạnh đó, trong năm ngoái, tài sản của các quỹ đầu cơ đã bị giảm 37% xuống còn 1.200 tỷ USD. Theo dự báo của Hedge Fund Research, năm 2009 tài sản của các quỹ đầu cơ sẽ giảm thêm 250 tỷ USD, tương đương 21%.
Cổ phiếu khối ngân hàng tăng mạnh
Ngày 11/3, tập đoàn cho vay thế chấp địa ốc lớn thứ hai của Mỹ, Freddie Mac cho biết đang cần Bộ Tài chính nước này hỗ trợ 30,8 tỷ USD để giúp hãng tồn tại sau khi lỗ nặng trong năm 2008.
Theo đó, tập đoàn đang được kiểm soát bởi Chính phủ Mỹ đã lỗ 23,9 tỷ USD trong năm 2008, cao hơn gần 10 lần so với mức lỗ năm 2007. Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu Freddie Mac (FRE) đã không thay đổi so với phiên trước đó, chốt ở mức 0,42 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm ngày thứ hai liên tiếp sau khi Giám đốc điều hành của Ngân hàng JPMorgan Chase, Jamie Dimon cho biết ngân hàng ông đang điều hành đã hoạt động có lãi trong 2 tháng đầu năm.
Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng nền kinh tế Mỹ đang xuất hiện những dấu hiệu phục hồi. Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu của JPMorgan Chase đã tăng 4,6% lên 20,4 USD/cổ phiếu.
Phiên trước đó, giới đầu tư cũng nhận được thông tin khả quan tương tự phát đi từ Giám đốc điều hành của Citigroup, ông Vikram Pandit. Như vậy, cả hai phiên tăng điểm gần đây đều có xuất phát điểm từ những tín hiệu lạc quan đến từ ngành ngân hàng.
Tuy nhiên, biên độ tăng điểm trong phiên giao dịch này của cả ba chỉ số đều ở dưới 1%, trong đó chỉ số Dow Jones chỉ tăng 0,06% vì sự sụt giảm của cổ phiếu khối năng lượng như Exxon Mobil và Chevron.
Cổ phiếu khối ngân hàng tiếp tục khởi sắc với biên độ tăng 3,1%, trong đó cổ phiếu Citigroup tăng 6,21% lên 1,54 USD/cổ phiếu; cổ phiếu Bank of America tiến thêm 2,92%, chốt ở mức 4,93 USD/cổ phiếu; cổ phiếu Morgan Stanley tăng 8% lên 22,51 USD/cổ phiếu...
Cổ phiếu khối công nghệ tiếp tục có được phiên giao dịch thành công khi nhiều cổ phiếu blue-chip khối này vẫn tăng điểm ấn tượng, trong đó cổ phiếu của HP lên 5,8%, cổ phiếu Apple tiến thêm 4,6%, cổ phiếu Dell tăng 2,5%...
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán ở Mỹ ngày 11/3 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 11/3: chỉ số Dow Jones tăng 3,91 điểm, tương đương 0,06%, chốt ở mức 6.930,4.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 13,36 điểm, tương đương 0,98%, chốt ở mức 1.371,64.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 1,76 điểm, tương đương 0,24%, đóng cửa ở mức 721,36.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,75 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu lên điểm thì có 2 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,24 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.342 cổ phiếu lên điểm và có 1.343 cổ phiếu giảm điểm.
Thị trường Đức và Pháp tăng điểm ngày thứ hai
Chứng khoán châu Âu đã có diễn biến trái chiều khi thị trường Pháp và Đức tiếp tục tăng điểm ngày thứ hai trong khi thị trường Anh lại mất điểm.
Nhiều cổ phiếu khối tài chính đã tăng mạnh trong ngày, trong đó cổ phiếu Dexia tiến thêm 30%, cổ phiếu Credit Suisse tăng 9,1 %, cổ phiếu Deutsche Bank lên 8,4%, cổ phiếu AXA tăng 7,3%, cổ phiếu Barclays lên 8,2%, Royal Bank of Scotland nhích 2,9%...
Ngoài ra, cổ phiếu của nhiều hãng xuất ôtô cũng lên điểm, trong đó cổ phiếu Renault tiến thêm 8,5%, cổ phiếu Peugeot tăng 6,8%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 21,42 điểm, tương đương 0,58%, chốt ở mức 3.693,81. Khối lượng giao dịch đạt 2,36 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức 0,7%, khối lượng giao dịch đạt 37 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 0,39%, khối lượng giao dịch đạt 221 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á lên điểm nhờ Citigroup
Thông tin Citigroup kinh doanh có lãi đã giúp chứng khoán Mỹ, châu Âu và nhiều thị trường châu Á tăng điểm, trong đó thị trường Nhật được “hưởng lợi” nhiều nhất trong khu vực khi thị trường có lúc đã tăng gần 6%.
Quan sát diễn biến thị trường có thể thấy nhiều chỉ số chứng khoán khép lại ngày giao dịch với biên độ tăng từ 2% trở xuống. Điều này cho thấy giới đầu tư ở châu Á khá thận trọng với đà tăng của thị trường chứng khoán.
Rõ ràng một phiên tăng điểm mạnh ở thị trường Mỹ là tín hiệu đáng mừng. Nhưng khi thông tin hỗ trợ lại phát đi từ ngân hàng được xem là tạo nên nhiều lo ngại cho thị trường tài chính Mỹ, thì mức độ bền vững của tin hỗ trợ đó không có gì đảm bảo.
Chứng khoán Nhật đã tăng mạnh mẽ nhờ những thông tin tích cực từ Phố Wall. Chỉ số Nikkei 225 vốn có lúc đã xuống mức thấp nhất trong 26 năm nên đà phục hồi càng trở nên mạnh khi xuất hiện tin vui.
Cổ phiếu khối ngân hàng đã dẫn đầu về biên độ tăng điểm, trong đó cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 4,1%, cổ phiếu Mizuho Financial Group lên 5,4%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group tiến thêm 4,8%.
Cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn cũng tăng mạnh, góp phần đẩy thị trường đi lên, trong đó cổ phiếu Toshiba tăng 9,5%, cổ phiếu Kyocera Corp tiến thêm 6,6%, cổ phiếu Nissan lên 7,26%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 321,14 điểm, tương đương 4,55%, chốt ở mức 7.376,12. Khối lượng giao dịch đạt 2 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chuyển qua thị trường khác, ngày 11/3, cơ quan thống kê Trung Quốc cho biết, chi đầu tư tài sản cố định như đường bộ, đường sắt, hệ thống dây điện ở khu vực thành phố nước này đã đạt 1,03 nghìn tỷ Nhân dân tệ (150 tỷ USD) trong tháng 2/2009.
Tuy nhiên, xuất khẩu trong tháng 2 giảm 25,7%; nhập khẩu giảm 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng thặng dư thương mại chỉ đạt 4,8 tỷ USD từ 39,1 tỷ USD trong tháng 1/2009.
Trên thị trường chứng khoán, Shanghai Composite là chỉ số chứng khoán duy nhất trong số các thị trường lớn của khu vực mất điểm. Kết thúc ngày giao dịch chỉ số này giảm 0,91%, chốt ở mức 2.139,02.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,9%. Chỉ số Straits Times của Singapore nhích 1,18%. Chỉ số ASX của Australia lên 1,78%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiến thêm 2,02%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 3,23%.
* Thị trường chứng khoán Ấn Độ nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 6.926,49 | 6.930,40 | 3,91 | 0,06 |
Nasdaq | 1.358,28 | 1.371,64 | 13,36 | 0,98 | |
S&P 500 | 719,60 | 721,36 | 1,76 | 0,24 | |
Anh | FTSE 100 | 3.715,23 | 3.693,81 | 21,42 | 0,58 |
Đức | DAX | 3.886,98 | 3.914,10 | 27,12 | 0,70 |
Pháp | CAC 40 | 2.663,68 | 2.674,20 | 10,52 | 0,39 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.671,02 | 4.759,96 | 88,94 | 1,90 |
Nhật | Nikkei 225 | 7.054,98 | 7.376,12 | 321,14 | 4,55 |
Hồng Kông | Hang Seng | 11.694,05 | 11.930,66 | 236,61 | 2,02 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.092,20 | 1.127,51 | 35,31 | 3,23 |
Singapore | Straits Times | 1.468,96 | 1.503,22 | 17,47 | 1,18 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.158,57 | 2.139,02 | 19,54 | 0,91 |
Ấn Độ | BSE 30 | 8.146,99 | N/A | N/A | N/A |
Australia | ASX | 3.143,20 | 3.199,10 | 55,90 | 1,78 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |