Tính chuyện “hạn chế ảnh hưởng” của đồng USD?
Một số phương án nhằm “hạn chế ảnh hưởng” của đồng USD tại Việt Nam đang được nhà điều hành và hội đồng tư vấn tính đến
Một số phương án nhằm “hạn chế ảnh hưởng” của đồng USD tại Việt Nam đang được nhà điều hành và hội đồng tư vấn tính đến.
Phát biểu tại hội nghị của Chính phủ với các địa phương tổ chức cuối năm 2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết đang xem xét việc định hướng nhập khẩu một số mặt hàng bằng các ngoại tệ như Euro, Yên Nhật, Nhân dân tệ…
Có thể xem đó là một trong những phương án được tính đến nhằm góp phần hạn chế áp lực đối với tỷ giá USD/VND cũng như những ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế.
Đây không phải lần đầu tiên vấn đề đa dạng hóa ngoại tệ trong thanh toán hàng nhập khẩu được đặt ra. Vấn đề này cũng có nhiều quan điểm trái chiều trong những tranh luận trước đây.
Tham vấn ý kiến của chuyên gia, trả lời VnEconomy tại buổi gặp mặt đầu năm do Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán phối hợp với Ban Kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam tổ chức cuối tuần qua, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng đưa ra một số thông tin đáng chú ý.
Ông Nghĩa cho biết, sau nhiều bàn bạc, Hội đồng Tư vấn tiền tệ Quốc gia quyết định đưa ra trình Chính phủ đề án chống Đô la hóa. Các chuyên gia quốc tế cũng đã góp ý về đề án này. Trong đó có những tính toán mà nếu triển khai có thể tác động khá mạnh đến thị trường.
Cụ thể, theo ông Nghĩa, bước thứ nhất được tính đến là làm thế nào để hạn chế được cho vay bằng ngoại tệ, hoặc chỉ giới hạn cho vay những ngành nghề nhất định. Hướng khuyến nghị mà chuyên gia này đưa ra là trước hết phải điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, gián tiếp tác động đến lãi suất.
Bước thứ hai là tiến tới hạn chế đối tượng và tiến tới chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ, mặc dù vẫn tiếp tục huy động tiền gửi bằng ngoại tệ.
Bước thứ ba là hạn chế nhận tiền gửi bằng ngoại tệ và tiến tới chấm dứt nhận tiền gửi bằng ngoại tệ.
“Đó là cách triệt tiêu hoàn toàn tình trạng Đô la hóa. Và khi triệt tiêu được tình trạng đô la hóa rồi thì chúng ta chỉ còn lại một thị trường hối đoái đơn thuần, ai có ngoại tệ thì bán, ai cần ngoại tệ thì mua, Ngân hàng Trung ương sẽ là người mua - người bán cuối cùng để cân bằng cung - cầu ngoại tệ. Lúc đó trong các ngân hàng thương mại không còn tài khoản tiền gửi và cho vay nữa. Nhiều nước đã làm như vậy. Đến lúc đó việc thanh toán bằng nhiều đồng tiền mới hiện thực”, ông Nghĩa nhìn nhận.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng đó là một đề án rất lớn và phải thực hiện kéo dài trong nhiều năm. Và cơ hội tốt nhất để đưa ra dự án đó là lạm phát ở mức thấp và VND có uy tín trong dân cư.
Phát biểu tại hội nghị của Chính phủ với các địa phương tổ chức cuối năm 2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết đang xem xét việc định hướng nhập khẩu một số mặt hàng bằng các ngoại tệ như Euro, Yên Nhật, Nhân dân tệ…
Có thể xem đó là một trong những phương án được tính đến nhằm góp phần hạn chế áp lực đối với tỷ giá USD/VND cũng như những ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế.
Đây không phải lần đầu tiên vấn đề đa dạng hóa ngoại tệ trong thanh toán hàng nhập khẩu được đặt ra. Vấn đề này cũng có nhiều quan điểm trái chiều trong những tranh luận trước đây.
Tham vấn ý kiến của chuyên gia, trả lời VnEconomy tại buổi gặp mặt đầu năm do Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán phối hợp với Ban Kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam tổ chức cuối tuần qua, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng đưa ra một số thông tin đáng chú ý.
Ông Nghĩa cho biết, sau nhiều bàn bạc, Hội đồng Tư vấn tiền tệ Quốc gia quyết định đưa ra trình Chính phủ đề án chống Đô la hóa. Các chuyên gia quốc tế cũng đã góp ý về đề án này. Trong đó có những tính toán mà nếu triển khai có thể tác động khá mạnh đến thị trường.
Cụ thể, theo ông Nghĩa, bước thứ nhất được tính đến là làm thế nào để hạn chế được cho vay bằng ngoại tệ, hoặc chỉ giới hạn cho vay những ngành nghề nhất định. Hướng khuyến nghị mà chuyên gia này đưa ra là trước hết phải điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, gián tiếp tác động đến lãi suất.
Bước thứ hai là tiến tới hạn chế đối tượng và tiến tới chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ, mặc dù vẫn tiếp tục huy động tiền gửi bằng ngoại tệ.
Bước thứ ba là hạn chế nhận tiền gửi bằng ngoại tệ và tiến tới chấm dứt nhận tiền gửi bằng ngoại tệ.
“Đó là cách triệt tiêu hoàn toàn tình trạng Đô la hóa. Và khi triệt tiêu được tình trạng đô la hóa rồi thì chúng ta chỉ còn lại một thị trường hối đoái đơn thuần, ai có ngoại tệ thì bán, ai cần ngoại tệ thì mua, Ngân hàng Trung ương sẽ là người mua - người bán cuối cùng để cân bằng cung - cầu ngoại tệ. Lúc đó trong các ngân hàng thương mại không còn tài khoản tiền gửi và cho vay nữa. Nhiều nước đã làm như vậy. Đến lúc đó việc thanh toán bằng nhiều đồng tiền mới hiện thực”, ông Nghĩa nhìn nhận.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng đó là một đề án rất lớn và phải thực hiện kéo dài trong nhiều năm. Và cơ hội tốt nhất để đưa ra dự án đó là lạm phát ở mức thấp và VND có uy tín trong dân cư.