Tình hình kinh tế - xã hội có như báo cáo?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tính lại tất cả các số của các địa phương, không để cho các tỉnh tính nữa
Không có thời gian trọn một buổi để thảo luận báo cáo bổ sung của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và những tháng đầu năm 2015, song những ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11/5 đầy băn khoăn, lo lắng.
Mà vẫn là những lo lắng, băn khoăn đã cũ.
Đề nghị phải làm rõ thêm, thuyết phục hơn việc tại sao tình hình khó khăn như vậy mà kết quả lại đạt được như ở báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý lấy ngay ví dụ về ngấn sách.
"Kỳ họp Quốc hội trước chúng ta rất lo, giá dầu giảm rất sâu, nhưng kế hoạch không những đạt được mà còn tăng rất nhiều. Năm 2014 tăng 10,6%, 80,82 nghìn tỷ đồng, con số tăng quá nhiều song nguyên nhân tại sao thì chưa được phân tích", ông Lý nói.
Với các lĩnh vực khác ông Lý nhận xét: hàng chục năm nay con số được tạo việc làm cứ 1,6 triệu người, năm nào cũng như năm nào, còn giảm hộ nghèo luôn là 1,8-2%, đó là những con số rất cố định.
Mỗi năm phải phân tích khác nhau ra sao, nếu không đại biểu Quốc hội thường hay nghĩ con số thống kê cần phải xem lại và có thể chưa chính xác, vị đại biểu này nhấn mạnh.
Nhưng băn khoăn lớn nhất của Chủ nhiệm Lý lại nằm ở con số tăng trưởng, mà nếu không dùng khái niệm “ngoạn mục” thì cũng phải nói là rất tốt.
Ông Lý lo ngại rằng, nếu không nói rõ nguyên nhân dẫn đến sự “ngoạn mục” này thì “người ta nghĩ rằng chúng ta đã sắp đi về cuối đích rồi, chúng ta cứ nhích dần chỉ số này lên để làm sao kéo dần con số thâm hụt chỉ số xuống”.
Đồng tình với phân tích của ông Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa nói ông không thạo cách tính, nhưng ông thấy trong báo cáo việc tăng trưởng chủ yếu là nhờ công nghiệp về xây dựng. Còn tất cả các loại khác như nông nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu cái gì cũng tụt.
Mà công nghiệp thì theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp giải thể thì lớn. Doanh nghiệp có lãi để nộp ngân sách có năm chỉ 50%. Điều này khiến cho ông "không hiểu được" về con số tăng trưởng.
Từ thực tế giám sát, ông Khoa kể có hỏi một vị ở UBND tỉnh Kiên Giang là ông đi 17 tỉnh, tỉnh nào cũng thấy tăng trưởng hai con số và ít nhất là 8 - 9%, tại sao ở đây có hơn 5% và câu trả lời là “chúng tôi đánh giá thực chất tình hình tăng trưởng theo đúng cách tính”.
“Tôi đề nghị các đồng chí phải nghiên cứu lại, nếu chúng ta tăng trưởng từ công nghiệp và xây dựng hơn 80% thì ở lĩnh vực nào, nguyên nhân nào. Như báo cáo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách và Ủy ban Kinh tế thì công nghiệp gặp khó khăn. Không phải tôi không tin con số này, nhưng rõ ràng tình hình không như báo cáo”, ông Khoa phát biểu.
Dẫn lại con số giảm nghèo từ 1,8% đến 2% mỗi năm, ông Khoa cho biết ông đi 3 miền Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ với 17 tỉnh thì tỷ lệ hộ nghèo có tỉnh còn 8%, 13% như Kon Tum, hơn 11% của Đắc Lắc.
"Người ta nói là muốn đánh giá tình hình kinh tế của đất nước là phải đến nông thôn, phải xem đồng bào ở nông thôn họ sống như thế nào. Báo cáo anh Giàu, tất cả các tỉnh tôi đi thì không có tỉnh nào có khả năng hứa bảo đảm được chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới theo đúng mục tiêu đề ra, phần đông là nông thôn của chúng ta khó khăn", ông Khoa hướng về phía Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, người trình bày phần thẩm tra báo cáo của Chính phủ.
Bày tỏ là sẽ rất phấn khởi nếu số liệu về đánh giá tình hình ở báo cáo là thực, song nếu không phải như vậy thì ông Khoa lo rằng sẽ “không đơn giản”.
“Chúng ta còn rất nhiều vấn đề bức xúc, kể cả vấn đề an ninh trật tự, tội phạm, văn hóa xã hội. Tôi không phải muốn nêu lên để các đồng chí thấy bức tranh không đẹp lắm, nhưng chúng ta phải đánh giá lại tình hình để khắc phục những mặt yếu, mặt kém, tìm ra nguyên nhân để đưa nó lên. Không phải chúng ta đặt bức tranh đẹp quá sau này khi xảy ra tình huống hoặc những vấn đề khó khăn thì chúng ta sẽ bị động, lúng túng kể cả về mặt tư duy chiến lược, sách lược, phương pháp tiến hành”, ông Khoa góp ý.
Một điều nữa cũng được Chủ nhiệm Khoa đề nghị “cần phải nghiên cứu” đó là khi hội nhập rất sâu thì nền kinh tế Việt Nam có biến thành một nền kinh tế lệ thuộc, khi công nghiệp yếu, nông nghiệp thì dưa phải đi bán theo kiểu nhân đạo. Mặt khác thì các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cũng chưa hiểu phải làm gì khi hội nhập và xuất khẩu chủ yếu là nhờ doanh nghiệp FDI.
“Tôi nghĩ anh Khoa đã nhầm lẫn giữa phần đánh giá của năm 2014 và 4 tháng đầu năm 2015. Năm 2014 là công nghiệp xây dựng phát triển rất mạnh, đặc biệt nông nghiệp phát triển mạnh nhất trong 3 mảng đó, tăng 1,5 lần so với năm trước. Chỉ sang đầu năm 2015 có khó khăn một chút, đặc biệt là hai tháng gần đây còn lại số liệu của năm 2014 là tốt hết”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh lên tiếng.
Liên quan đến câu chuyện Kiên Giang của ông Khoa, Bộ trưởng Vinh giải thích: hiện tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tính lại tất cả các số của các địa phương, không để cho các tỉnh tính nữa.
“Tất nhiên đi vào cụ thể thì mấy tháng gần đây trong nông nghiệp đang không tiêu thụ được sản phẩm thì có một chút khó khăn, điều đó cũng không phản ánh hết vấn đề. Số liệu các đồng chí nên tin cậy vì cũng không có ai ở Việt Nam có số liệu khác số này, cho nên các đồng chí yên tâm”, ông Vinh nói.
Mà vẫn là những lo lắng, băn khoăn đã cũ.
Đề nghị phải làm rõ thêm, thuyết phục hơn việc tại sao tình hình khó khăn như vậy mà kết quả lại đạt được như ở báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý lấy ngay ví dụ về ngấn sách.
"Kỳ họp Quốc hội trước chúng ta rất lo, giá dầu giảm rất sâu, nhưng kế hoạch không những đạt được mà còn tăng rất nhiều. Năm 2014 tăng 10,6%, 80,82 nghìn tỷ đồng, con số tăng quá nhiều song nguyên nhân tại sao thì chưa được phân tích", ông Lý nói.
Với các lĩnh vực khác ông Lý nhận xét: hàng chục năm nay con số được tạo việc làm cứ 1,6 triệu người, năm nào cũng như năm nào, còn giảm hộ nghèo luôn là 1,8-2%, đó là những con số rất cố định.
Mỗi năm phải phân tích khác nhau ra sao, nếu không đại biểu Quốc hội thường hay nghĩ con số thống kê cần phải xem lại và có thể chưa chính xác, vị đại biểu này nhấn mạnh.
Nhưng băn khoăn lớn nhất của Chủ nhiệm Lý lại nằm ở con số tăng trưởng, mà nếu không dùng khái niệm “ngoạn mục” thì cũng phải nói là rất tốt.
Ông Lý lo ngại rằng, nếu không nói rõ nguyên nhân dẫn đến sự “ngoạn mục” này thì “người ta nghĩ rằng chúng ta đã sắp đi về cuối đích rồi, chúng ta cứ nhích dần chỉ số này lên để làm sao kéo dần con số thâm hụt chỉ số xuống”.
Đồng tình với phân tích của ông Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa nói ông không thạo cách tính, nhưng ông thấy trong báo cáo việc tăng trưởng chủ yếu là nhờ công nghiệp về xây dựng. Còn tất cả các loại khác như nông nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu cái gì cũng tụt.
Mà công nghiệp thì theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp giải thể thì lớn. Doanh nghiệp có lãi để nộp ngân sách có năm chỉ 50%. Điều này khiến cho ông "không hiểu được" về con số tăng trưởng.
Từ thực tế giám sát, ông Khoa kể có hỏi một vị ở UBND tỉnh Kiên Giang là ông đi 17 tỉnh, tỉnh nào cũng thấy tăng trưởng hai con số và ít nhất là 8 - 9%, tại sao ở đây có hơn 5% và câu trả lời là “chúng tôi đánh giá thực chất tình hình tăng trưởng theo đúng cách tính”.
“Tôi đề nghị các đồng chí phải nghiên cứu lại, nếu chúng ta tăng trưởng từ công nghiệp và xây dựng hơn 80% thì ở lĩnh vực nào, nguyên nhân nào. Như báo cáo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách và Ủy ban Kinh tế thì công nghiệp gặp khó khăn. Không phải tôi không tin con số này, nhưng rõ ràng tình hình không như báo cáo”, ông Khoa phát biểu.
Dẫn lại con số giảm nghèo từ 1,8% đến 2% mỗi năm, ông Khoa cho biết ông đi 3 miền Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ với 17 tỉnh thì tỷ lệ hộ nghèo có tỉnh còn 8%, 13% như Kon Tum, hơn 11% của Đắc Lắc.
"Người ta nói là muốn đánh giá tình hình kinh tế của đất nước là phải đến nông thôn, phải xem đồng bào ở nông thôn họ sống như thế nào. Báo cáo anh Giàu, tất cả các tỉnh tôi đi thì không có tỉnh nào có khả năng hứa bảo đảm được chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới theo đúng mục tiêu đề ra, phần đông là nông thôn của chúng ta khó khăn", ông Khoa hướng về phía Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, người trình bày phần thẩm tra báo cáo của Chính phủ.
Bày tỏ là sẽ rất phấn khởi nếu số liệu về đánh giá tình hình ở báo cáo là thực, song nếu không phải như vậy thì ông Khoa lo rằng sẽ “không đơn giản”.
“Chúng ta còn rất nhiều vấn đề bức xúc, kể cả vấn đề an ninh trật tự, tội phạm, văn hóa xã hội. Tôi không phải muốn nêu lên để các đồng chí thấy bức tranh không đẹp lắm, nhưng chúng ta phải đánh giá lại tình hình để khắc phục những mặt yếu, mặt kém, tìm ra nguyên nhân để đưa nó lên. Không phải chúng ta đặt bức tranh đẹp quá sau này khi xảy ra tình huống hoặc những vấn đề khó khăn thì chúng ta sẽ bị động, lúng túng kể cả về mặt tư duy chiến lược, sách lược, phương pháp tiến hành”, ông Khoa góp ý.
Một điều nữa cũng được Chủ nhiệm Khoa đề nghị “cần phải nghiên cứu” đó là khi hội nhập rất sâu thì nền kinh tế Việt Nam có biến thành một nền kinh tế lệ thuộc, khi công nghiệp yếu, nông nghiệp thì dưa phải đi bán theo kiểu nhân đạo. Mặt khác thì các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cũng chưa hiểu phải làm gì khi hội nhập và xuất khẩu chủ yếu là nhờ doanh nghiệp FDI.
“Tôi nghĩ anh Khoa đã nhầm lẫn giữa phần đánh giá của năm 2014 và 4 tháng đầu năm 2015. Năm 2014 là công nghiệp xây dựng phát triển rất mạnh, đặc biệt nông nghiệp phát triển mạnh nhất trong 3 mảng đó, tăng 1,5 lần so với năm trước. Chỉ sang đầu năm 2015 có khó khăn một chút, đặc biệt là hai tháng gần đây còn lại số liệu của năm 2014 là tốt hết”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh lên tiếng.
Liên quan đến câu chuyện Kiên Giang của ông Khoa, Bộ trưởng Vinh giải thích: hiện tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tính lại tất cả các số của các địa phương, không để cho các tỉnh tính nữa.
“Tất nhiên đi vào cụ thể thì mấy tháng gần đây trong nông nghiệp đang không tiêu thụ được sản phẩm thì có một chút khó khăn, điều đó cũng không phản ánh hết vấn đề. Số liệu các đồng chí nên tin cậy vì cũng không có ai ở Việt Nam có số liệu khác số này, cho nên các đồng chí yên tâm”, ông Vinh nói.