Tỉnh nào “vô địch” về sai phạm đất đai?
Hà Nội, nơi nổi tiếng với nhiều vi phạm về đất đai, lại là một trong số 8 địa phương vắng mặt trong danh sách
Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 của Chính phủ vừa hoàn thiện đã chỉ đích danh tỉnh, thành nào sai phạm bao nhiêu về đất đai.
Phần đánh giá chung, Chính phủ cho biết, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện trên phạm vi cả nước và thu được kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hạn chế lãng phí do giao đất, sử dụng đất sai mục đích, sai quy định hoặc để đất hoang hóa...
Sau hơn 3 năm thực hiện chỉ thị này, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phát hiện 8.161 tổ chức có vi phạm (sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất, chuyển nhượng trái phép...), với diện tích đất bị vi phạm là 128.033 ha. Các địa phương đã xử lý theo quy định 105.037 ha và đang tiếp tục xử lý đối với diện tích đất còn lại.
Tuy nhiên, số liệu được tổng hợp trên cơ sở báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường đến ngày 7/10/2013 chỉ 55 tỉnh có số liệu cụ thể về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm theo chỉ thị 134. Lý do vắng số liệu của 8 tỉnh thành còn lại cũng không được giải thích.
Ở 55 tỉnh thành có số liệu cụ thể, An Giang đứng đầu về số lượng đơn vị có vi phạm với 760 đơn vị, nhưng Quảng Ninh lại “vô địch” về diện tích đất bị vi phạm với 23.188 ha.
Trong danh sách các tỉnh dẫn đầu về diện tích đất bị vi phạm có Đắc Nông 13.493 ha, Đắc Lắc 12.035 ha, Phú Thọ trên 19.000 ha, Tuyên Quang với 9.994 ha, Hòa Bình 9.402 ha…
Kết quả xử lý vi phạm về đất duy nhất Cà Mau vẫn để trống, trong khi có 309 ha vi phạm. Còn kết quả xử lý tài chính, Quảng Ninh dẫn đầu về diện tích đất bị vi phạm nhưng mới chỉ xử lý được 6 triệu đồng.
Nhiều địa phương không có kết quả ở mục này, như Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Ninh Bình, Long An, Lạng Sơn, Kiên Giang, Hải Phòng, Hậu Giang, Hưng Yên.
42.103 triệu đồng là con số xử lý tài chính cao nhất, thuộc về tỉnh Bình Thuận. Phú Thọ về nhì với 8.276 triệu đồng.
Rất đáng chú ý, Hà Nội, nơi nổi tiếng với nhiều vi phạm về đất đai, lại là một trong số 8 địa phương vắng mặt trong danh sách này.
Bên cạnh các địa phương, báo cáo cũng cho biết kết quả triển khai, thực hiện chỉ thị 134 tại một số bộ, cơ quan ở Trung ương. Cụ thể, Bộ Công An đã kiểm tra, rà soát phát hiện 33 đơn vị có vi phạm với diện tích đất 5.137,14 ha; đã thu hồi được 163,57 ha đất bị lấn chiếm và chuyển giao 4.325 ha đất có tranh chấp sang Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng.
Bộ Quốc phòng qua kiểm tra, rà soát còn 179 điểm đất đang có tranh chấp, lấn chiếm, với diện tích khoảng 3.002,64 ha, đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý theo quy định. Một số bộ, cơ quan đã tiến hành, kiểm tra, rà soát việc quản lý, sử dụng đất thuộc phạm vi quản lý, nhưng chưa phát hiện có vi phạm phải xử lý theo chỉ thị 134.
Vẫn liên quan đến nhà đất, theo báo cáo thì sau hơn 6 năm thực hiện, việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước theo Quyết định số 09 của Thủ tướng Chính phủ đã thu được những kết quả tích cực. Đến tháng 6/2013, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã thực hiện báo cáo kê khai và đề xuất phương án xử lý nhà đất đối với 121.811 cơ sở nhà đất, với tổng diện tích khoảng 2.434 triệu m2 đất và 115 triệu m2 nhà.
Các cấp có thẩm quyền đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 2.169 triệu m2 đất; 79 triệu m2 nhà, trong đó chuyển nhượng gần 4,7 triệu m2 đất; thu hồi trên 2,9 triệu m2 đất; chuyển mục đích sử dụng đất trên 2,9 triệu m2 đất.
Một số bộ, ngành và địa phương đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước như: Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Toà án Nhân dân Tối cao; các tỉnh: Bến Tre, Bình Dương, Cao Bằng, Đồng Nai ...
Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhìn nhận tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước còn chậm, chủ yếu mới tập trung thực hiện tại thành phố Hà Nội và Tp.HCM, kết quả còn hạn chế, chưa được thực hiện tập trung, quyết liệt theo quy hoạch được duyệt. Có nguyên nhân do quá trình sắp xếp lại, xử lý nhà, đất rất phức tạp và sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các cơ quan có nơi còn thiếu chặt chẽ.
Phần đánh giá chung, Chính phủ cho biết, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện trên phạm vi cả nước và thu được kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hạn chế lãng phí do giao đất, sử dụng đất sai mục đích, sai quy định hoặc để đất hoang hóa...
Sau hơn 3 năm thực hiện chỉ thị này, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phát hiện 8.161 tổ chức có vi phạm (sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất, chuyển nhượng trái phép...), với diện tích đất bị vi phạm là 128.033 ha. Các địa phương đã xử lý theo quy định 105.037 ha và đang tiếp tục xử lý đối với diện tích đất còn lại.
Tuy nhiên, số liệu được tổng hợp trên cơ sở báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường đến ngày 7/10/2013 chỉ 55 tỉnh có số liệu cụ thể về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm theo chỉ thị 134. Lý do vắng số liệu của 8 tỉnh thành còn lại cũng không được giải thích.
Ở 55 tỉnh thành có số liệu cụ thể, An Giang đứng đầu về số lượng đơn vị có vi phạm với 760 đơn vị, nhưng Quảng Ninh lại “vô địch” về diện tích đất bị vi phạm với 23.188 ha.
Trong danh sách các tỉnh dẫn đầu về diện tích đất bị vi phạm có Đắc Nông 13.493 ha, Đắc Lắc 12.035 ha, Phú Thọ trên 19.000 ha, Tuyên Quang với 9.994 ha, Hòa Bình 9.402 ha…
Kết quả xử lý vi phạm về đất duy nhất Cà Mau vẫn để trống, trong khi có 309 ha vi phạm. Còn kết quả xử lý tài chính, Quảng Ninh dẫn đầu về diện tích đất bị vi phạm nhưng mới chỉ xử lý được 6 triệu đồng.
Nhiều địa phương không có kết quả ở mục này, như Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Ninh Bình, Long An, Lạng Sơn, Kiên Giang, Hải Phòng, Hậu Giang, Hưng Yên.
42.103 triệu đồng là con số xử lý tài chính cao nhất, thuộc về tỉnh Bình Thuận. Phú Thọ về nhì với 8.276 triệu đồng.
Rất đáng chú ý, Hà Nội, nơi nổi tiếng với nhiều vi phạm về đất đai, lại là một trong số 8 địa phương vắng mặt trong danh sách này.
Bên cạnh các địa phương, báo cáo cũng cho biết kết quả triển khai, thực hiện chỉ thị 134 tại một số bộ, cơ quan ở Trung ương. Cụ thể, Bộ Công An đã kiểm tra, rà soát phát hiện 33 đơn vị có vi phạm với diện tích đất 5.137,14 ha; đã thu hồi được 163,57 ha đất bị lấn chiếm và chuyển giao 4.325 ha đất có tranh chấp sang Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng.
Bộ Quốc phòng qua kiểm tra, rà soát còn 179 điểm đất đang có tranh chấp, lấn chiếm, với diện tích khoảng 3.002,64 ha, đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý theo quy định. Một số bộ, cơ quan đã tiến hành, kiểm tra, rà soát việc quản lý, sử dụng đất thuộc phạm vi quản lý, nhưng chưa phát hiện có vi phạm phải xử lý theo chỉ thị 134.
Vẫn liên quan đến nhà đất, theo báo cáo thì sau hơn 6 năm thực hiện, việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước theo Quyết định số 09 của Thủ tướng Chính phủ đã thu được những kết quả tích cực. Đến tháng 6/2013, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã thực hiện báo cáo kê khai và đề xuất phương án xử lý nhà đất đối với 121.811 cơ sở nhà đất, với tổng diện tích khoảng 2.434 triệu m2 đất và 115 triệu m2 nhà.
Các cấp có thẩm quyền đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 2.169 triệu m2 đất; 79 triệu m2 nhà, trong đó chuyển nhượng gần 4,7 triệu m2 đất; thu hồi trên 2,9 triệu m2 đất; chuyển mục đích sử dụng đất trên 2,9 triệu m2 đất.
Một số bộ, ngành và địa phương đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước như: Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Toà án Nhân dân Tối cao; các tỉnh: Bến Tre, Bình Dương, Cao Bằng, Đồng Nai ...
Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhìn nhận tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước còn chậm, chủ yếu mới tập trung thực hiện tại thành phố Hà Nội và Tp.HCM, kết quả còn hạn chế, chưa được thực hiện tập trung, quyết liệt theo quy hoạch được duyệt. Có nguyên nhân do quá trình sắp xếp lại, xử lý nhà, đất rất phức tạp và sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các cơ quan có nơi còn thiếu chặt chẽ.