TKV, bauxite và câu chuyện lợi ích quốc gia
Lợi ích quốc gia nhìn từ việc TKV từ chối đầu tư hệ thống giao thông của dự án bauxite Lâm Đồng
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) mới đây đã có văn bản gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Văn bản này nhấn mạnh rằng nếu phải chi cả nghìn tỷ đồng làm đường vận chuyển cho dự án khai thác bauxite Lâm Đồng, thì hiệu quả kinh tế của dự án này không còn.
Lập luận của TKV làm nảy sinh một vấn đề: làm thế nào để có thể hài hòa lợi ích quốc gia trong những tình huống tương tự?
Đầu tư giao thông thì không còn hiệu quả kinh tế
Theo văn bản gửi tới Tổng cục Đường bộ, TKV cho rằng hàng hóa của dự án bauxite Lâm Đồng là hàng hóa thông dụng, có thể sử dụng các phương tiện vận tải thông thường để vận chuyển.
Để phục vụ vận chuyển, TKV cho biết đã thuê các doanh nghiệp vận tải hàng hóa để vận chuyển và các phương tiện vận tải của các doanh nghiệp được thuê phải đáp ứng yêu cầu về trọng tải cầu, cống; nếu vượt quá trọng tải quy định thì doanh nghiệp phải tự kiểm định, xử lý.
TKV cho biết chỉ trực tiếp thuê vận tải hai loại hàng hóa là than và sản phẩm alumin, còn các nguyên vật liệu khác TKV sẽ mua theo hình thức nhà thầu cung cấp nguyên vật liệu, tự thuê vận chuyển và giao tại kho hàng của nhà máy alumin.
TKV khẳng định sẽ sử dụng các xe bảo đảm yêu cầu về tải trọng cầu đường, chấp hành các quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn giao thông… khi vận chuyển alumin.
Theo tính toán của TKV, việc sử dụng các loại xe 25 tấn sẽ khiến cước phí vận tải cao hơn nhưng không phải cải tạo cầu, đường trên tuyến đồng thời đáp ứng được yêu cầu tiến độ vận chuyển alumin của dự án.
Văn bản này được gửi đi để trả lời đề xuất trước đó của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, theo đó cơ quan này đề nghị TKV xác định cơ chế ứng vốn để triển khai một số dự án cấp bách về cầu, đường liên quan trực tiếp đếp dự án.
Cụ thể, Tổng cục đề xuất TKV tiến hành khảo sát các tuyến cầu đường và sau đó đầu tư tổng cộng hơn 1 nghìn tỷ đồng để nâng cấp các tuyến đường như tỉnh lộ 725, tỉnh lộ 769, quốc lộ 20 và các cầu La Ngà, Gia Đức.
Trường hợp TKV sử dụng dòng xe 25 tấn để vận chuyển alumin, Tổng cục Đường bộ cũng cho rằng TKV phải bỏ ra gần 500 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp, sửa chữa cầu đường.
Tuy nhiên, TKV cho biết đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Thủ tướng chỉ đạo sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn ODA, vốn vay… để thực hiện.
Lý do là tổng mức đầu tư được duyệt của dự án alumin Lâm Đồng và Nhân Cơ không có chi phí cho việc cải tạo, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ do các tuyến này nằm ngoài hàng rào nhà máy. Nếu đưa chi phí này vào dự án thì dự án bauxite không còn hiệu quả kinh tế và TKV cũng không thể vay vốn để cải tạo hệ thống đường bộ quốc gia.
Chưa kể, hiện nay việc vay vốn đầu tư cho dự án alumin Lâm Đồng và Nhân Cơ cũng đang rất khó khăn, và cơ quan này đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị chấp thuận cấp bảo lãnh vay vốn nước ngoài cho hai dự án này.
Lợi ích quốc gia nằm ở đâu?
Câu hỏi đặt ra là lợi ích quốc gia nằm ở đâu trong tình huống này, khi mà cả TKV, các bộ và các tỉnh liên quan đều không thể một mình đứng ra giải quyết vấn đề giao thông cho cả dự án.
Đáp án cuối cùng, có lẽ, sẽ là Chính phủ phải tiếp tục cấp ngân sách để làm việc này. TKV có thừa niềm tin vào điều đó vì dự án này đã nhận được nhiều tầng nấc đồng ý và đảm bảo từ Chính phủ, nên vì thế, tại sao họ phải đầu tư?
Nhưng bởi vì đây là một dự án kinh doanh của TKV, mà theo tính toán có thể mang lại lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, thì các tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai cũng hoàn toàn có lý khi đòi hỏi TKV phải có nghĩa vụ đầu tư.
Mấu chốt ở đây là việc lẫn lộn vai trò của chính TKV, khi vừa phải đảm bảo việc kinh doanh có lãi, vừa là doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp cũng như nhận được sự bảo đảm nhất định từ Chính phủ trong việc thực hiện các dự án “trọng điểm”.
Sẽ ra sao nếu phần thuế mà dự án này đóng góp hàng năm lại phải dùng để tái đầu tư cho hệ thống giao thông cũng như giải quyết các vấn đề môi trường và dân sinh khác, trong khi những rủi ro khác từ việc khai thác bauxite vẫn còn nguyên đó?
Trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã nhấn mạnh rằng phát triển kinh tế là vì lợi ích chung, nhưng còn phải tính đến an sinh xã hội, phải đảm bảo cuộc sống của người dân được bình yên.
Những người dân Lâm Đồng, Đồng Nai đang chờ đợi, từ phát biểu này, cách hành xử phù hợp của Bộ Giao thông Vận tải, cũng như của Tổng cục Đường bộ, trước những lập luận của TKV. Nhưng, dù cách xử lý cuối cùng ra sao, bài toán lợi ích quốc gia trong những tình huống tương tự rõ ràng cần được xem xét kỹ.
Văn bản này nhấn mạnh rằng nếu phải chi cả nghìn tỷ đồng làm đường vận chuyển cho dự án khai thác bauxite Lâm Đồng, thì hiệu quả kinh tế của dự án này không còn.
Lập luận của TKV làm nảy sinh một vấn đề: làm thế nào để có thể hài hòa lợi ích quốc gia trong những tình huống tương tự?
Đầu tư giao thông thì không còn hiệu quả kinh tế
Theo văn bản gửi tới Tổng cục Đường bộ, TKV cho rằng hàng hóa của dự án bauxite Lâm Đồng là hàng hóa thông dụng, có thể sử dụng các phương tiện vận tải thông thường để vận chuyển.
Để phục vụ vận chuyển, TKV cho biết đã thuê các doanh nghiệp vận tải hàng hóa để vận chuyển và các phương tiện vận tải của các doanh nghiệp được thuê phải đáp ứng yêu cầu về trọng tải cầu, cống; nếu vượt quá trọng tải quy định thì doanh nghiệp phải tự kiểm định, xử lý.
TKV cho biết chỉ trực tiếp thuê vận tải hai loại hàng hóa là than và sản phẩm alumin, còn các nguyên vật liệu khác TKV sẽ mua theo hình thức nhà thầu cung cấp nguyên vật liệu, tự thuê vận chuyển và giao tại kho hàng của nhà máy alumin.
TKV khẳng định sẽ sử dụng các xe bảo đảm yêu cầu về tải trọng cầu đường, chấp hành các quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn giao thông… khi vận chuyển alumin.
Theo tính toán của TKV, việc sử dụng các loại xe 25 tấn sẽ khiến cước phí vận tải cao hơn nhưng không phải cải tạo cầu, đường trên tuyến đồng thời đáp ứng được yêu cầu tiến độ vận chuyển alumin của dự án.
Văn bản này được gửi đi để trả lời đề xuất trước đó của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, theo đó cơ quan này đề nghị TKV xác định cơ chế ứng vốn để triển khai một số dự án cấp bách về cầu, đường liên quan trực tiếp đếp dự án.
Cụ thể, Tổng cục đề xuất TKV tiến hành khảo sát các tuyến cầu đường và sau đó đầu tư tổng cộng hơn 1 nghìn tỷ đồng để nâng cấp các tuyến đường như tỉnh lộ 725, tỉnh lộ 769, quốc lộ 20 và các cầu La Ngà, Gia Đức.
Trường hợp TKV sử dụng dòng xe 25 tấn để vận chuyển alumin, Tổng cục Đường bộ cũng cho rằng TKV phải bỏ ra gần 500 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp, sửa chữa cầu đường.
Tuy nhiên, TKV cho biết đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Thủ tướng chỉ đạo sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn ODA, vốn vay… để thực hiện.
Lý do là tổng mức đầu tư được duyệt của dự án alumin Lâm Đồng và Nhân Cơ không có chi phí cho việc cải tạo, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ do các tuyến này nằm ngoài hàng rào nhà máy. Nếu đưa chi phí này vào dự án thì dự án bauxite không còn hiệu quả kinh tế và TKV cũng không thể vay vốn để cải tạo hệ thống đường bộ quốc gia.
Chưa kể, hiện nay việc vay vốn đầu tư cho dự án alumin Lâm Đồng và Nhân Cơ cũng đang rất khó khăn, và cơ quan này đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị chấp thuận cấp bảo lãnh vay vốn nước ngoài cho hai dự án này.
Lợi ích quốc gia nằm ở đâu?
Câu hỏi đặt ra là lợi ích quốc gia nằm ở đâu trong tình huống này, khi mà cả TKV, các bộ và các tỉnh liên quan đều không thể một mình đứng ra giải quyết vấn đề giao thông cho cả dự án.
Đáp án cuối cùng, có lẽ, sẽ là Chính phủ phải tiếp tục cấp ngân sách để làm việc này. TKV có thừa niềm tin vào điều đó vì dự án này đã nhận được nhiều tầng nấc đồng ý và đảm bảo từ Chính phủ, nên vì thế, tại sao họ phải đầu tư?
Nhưng bởi vì đây là một dự án kinh doanh của TKV, mà theo tính toán có thể mang lại lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, thì các tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai cũng hoàn toàn có lý khi đòi hỏi TKV phải có nghĩa vụ đầu tư.
Mấu chốt ở đây là việc lẫn lộn vai trò của chính TKV, khi vừa phải đảm bảo việc kinh doanh có lãi, vừa là doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp cũng như nhận được sự bảo đảm nhất định từ Chính phủ trong việc thực hiện các dự án “trọng điểm”.
Sẽ ra sao nếu phần thuế mà dự án này đóng góp hàng năm lại phải dùng để tái đầu tư cho hệ thống giao thông cũng như giải quyết các vấn đề môi trường và dân sinh khác, trong khi những rủi ro khác từ việc khai thác bauxite vẫn còn nguyên đó?
Trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã nhấn mạnh rằng phát triển kinh tế là vì lợi ích chung, nhưng còn phải tính đến an sinh xã hội, phải đảm bảo cuộc sống của người dân được bình yên.
Những người dân Lâm Đồng, Đồng Nai đang chờ đợi, từ phát biểu này, cách hành xử phù hợp của Bộ Giao thông Vận tải, cũng như của Tổng cục Đường bộ, trước những lập luận của TKV. Nhưng, dù cách xử lý cuối cùng ra sao, bài toán lợi ích quốc gia trong những tình huống tương tự rõ ràng cần được xem xét kỹ.