Toàn cầu hóa trong ban giám đốc
Nhiều công ty Mỹ và châu Âu bắt đầu tới châu Á để tìm kiếm thế hệ tiếp theo trong ban lãnh đạo của họ
Trong vòng gần 4 thập kỷ tồn tại, SAP được coi là một doanh nghiệp của người Đức.
Công ty công nghệ lớn nhất nước Đức này có hơn 15.000 nhân viên trong nước và là thành viên lớn nhất trong chỉ số DAX-30, hàn thử biểu chính của thị trường chứng khoán nước này.
Các loại phần mềm do SAP sản xuất hiện được sử dụng cho hoạt động kế toán, sản xuất và hệ thống lưu kho của nhiều trong số những công ty lớn nhất thế giới.
Xu hướng mới
Tuy nhiên, SAP đang toàn cầu hóa với tốc độ rất nhanh chóng.
Tháng 4 vừa qua, người Mỹ được nắm giữ vị trí cao nhất trong SAP là ông Bill McDermott đã tham gia vào ban giám đốc của hãng. Ngày 1/7, SAP đưa Jose Duarte, một người Bồ Đào Nha, vào vị trí người đứng đầu bộ phận bán hàng tại thị trường châu Âu. Và theo dự kiến, tới tháng 5/2009, một người Pháp gốc Đức có tên Leo Apotheker sẽ trở thành CEO của tập đoàn này.
Tuy nhiên, SAP còn đang dự định có những bước tiến táo bạo hơn. Vài năm nữa, SAP sẽ bổ nhiệm một người Ấn Độ hoặc Trung Quốc vào ban giám đốc của hãng, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử công ty có một giám đốc không phải là người phương Tây. “Trong vòng 3 - 5 năm tới, chắc chắn sẽ có một người Ấn Độ hoặc Trung Quốc trong ban giám đốc của chúng tôi”, CEO Henning Kagermann của SAP khẳng định.
Vị CEO này chưa “điểm danh” các ứng cử viên, tuy nhiên SAP đã có những ngôi sao đang nổi lên trong khu vực châu Á để lựa chọn. CEO của hãng tại Ấn Độ Rajan đã chuyển từ Mumbai tới Silicon Valley cách đây 1 năm. Một nhân vật nữa là Shang Ling Jui, Chủ tịch phụ trách bộ phận thí nghiệm của SAP tại Trung Quốc, một người gốc Đài Loan nhưng hiện mang quốc tịch Đức.
Nếu SAP chọn được một nhân vật phù hợp trong số những người này này để đưa vào ban giám đốc, doanh số của hãng tại các thị trường Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tăng mạnh hơn nữa. Hiện Ấn Độ là thị trường tăng trưởng nhanh nhất của SAP, với doanh thu tăng gấp đôi hàng năm. Trong khi đó, doanh số của hãng tại thị trường Trung Quốc cũng tăng tới 50% mỗi năm.
Trong một kỷ nguyên mà hoạt động sản xuất, dịch vụ và nhất là doanh số tiêu thụ tại châu Á đang tăng mạnh, ngày càng có nhiều công ty Mỹ và châu Âu bắt đầu chính sách “hướng Đông”, nhìn về Ấn Độ, Trung Quốc và các thị trường đang nổi lên khác để tìm kiếm thế hệ tiếp theo trong ban lãnh đạo.
Tập đoàn ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ, vốn đầu tư lớn vào lĩnh vực công nghiệp của Ấn Độ, mới đây đã bổ nhiệm một “đại gia” ngành thép gốc Ấn là tỷ phú Lakshmi Mittal vào một trong những ghế giám đốc của tập đoàn.
Tháng 5 vừa qua, Nokia - hãng điện thoại di động của Phần Lan hiện đang chiếm thị phần cao nhất ở Ấn Độ - cũng đưa Lalita Gupte, Chủ tịch của quỹ đầu tư mạo hiểm ICICI tại Mumbai, vào ban giám đốc. Năm ngoái, một người Ấn Độ khác là N.R. Narayana Murthy - người đồng sáng lập công ty công nghệ Infosys Technologies, tham gia ban giám đốc của hãng sản xuất hàng tiêu dùng đến từ Hà Lan Unilever.
Tập đoàn dược phẩm Novartis, hãng sản xuất hàng tiêu dùng Proter & Gamble (P&G)… là vài doanh nghiệp khác trong số những công ty Mỹ và châu Âu đã thuê người gốc Trung Quốc và Ấn Độ tham gia vào ban giám đốc của họ.
“Chúng ta sẽ còn thấy nhiều trường hợp như vậy. Đây rõ ràng là một xu hướng”, ông Roger Kenny, Chủ tịch công ty tư vấn nhân sự Boardroom Consultants cho biết. Công ty của ông hiện đang tuyển dụng giám đốc ở Trung Quốc và Ấn Độ cho ít nhất hai công ty dược lớn của phương Tây.
Vai trò của giám đốc người châu Á
Giám đốc đến từ các thị trường đang nổi lên có thể giúp các công ty phương Tây xây dựng cầu nối chiến lược tới các quan chức doanh nghiệp và chính phủ, giải quyết những khó khăn về hành chính và luật pháp, đồng thời cân đo tác động của các quyết định được đưa ra từ các trụ sở ở phương Tây đối với các khách hàng ở New Dehli hay Thượng Hải.
Các thành viên người Ấn Độ và Trung Quốc trong ban giám đốc cũng có thể sát cánh với các thành viên còn lại trong việc ra quyết định đối với thị trường châu Á.
Đối với SAP, một thách thức là toàn cầu hóa bộ phận quan chức cao cấp của tập đoàn mà không làm mất đi bản sắc Đức. Trong khi mở rộng ra thị trường bên ngoài, hãng thận trọng không cắt giảm việc làm trong nước nhằm đảm bảo lòng trong trung thành của nhân viên và đảm bảo danh tiếng về chất lượng Đức.
“Chúng tôi là một công ty toàn cầu với gốc rễ ở Đức. Chúng tôi tự hào về gốc rễ này. Danh tiếng của cụm từ ‘Made in Germany’ vẫn tuyệt vời”, ông Kagerman nói.
Xét tới nhu cầu của tầng lớp người tiêu dùng trung lưu đang nổi lên ở Ấn Độ, Trung Quốc và Trung Đông đối với các sản phẩm laptop và điện thoại di động, cũng như nhu cầu của các quốc gia này trong việc hiện đại hóa hệ thống máy tính dùng trong các doanh nghiệp - các công ty công nghệ chính là những ứng cử viên rất tự nhiên trong việc đa dạng hóa quốc tịch trong ban giám đốc của họ.
Hãng máy tính HP đã đạt khoảng 70% doanh thu của họ từ thị trường nước ngoài; ở IBM, con số này là 2/3; còn ở Cisco, tỷ lệ này là 45%. “Nếu nhìn vào doanh thu của những công ty được coi là những doanh nghiệp Mỹ , có thể thấy, họ không còn là những công ty thuần Mỹ nữa”, giáo sư Vivek Wadhwa tại Đại học Duke và Trường Luật Havard nhận xét.
Nhà phân tích phần mềm Heather Bellini tại ngân hàng UBS cho rằng, không có gì là khó hiểu khi các công ty công nghệ muốn đưa vào ban giám đốc những thành viên hiểu biết rõ về các thị trường đang nổi lên. “Châu Á là một khu vực tăng trưởng khồng lồ”, bà nhận xét.
Tuy nhiên, xu hướng này tới nay vẫn tập trung trong lĩnh vực ngân hàng, sản xuất công nghiệp và hàng tiêu dùng. Ratan Tata, Chủ tịch tập đoàn Tata của Ấn Độ, năm 2007 đã gia nhập ban giám đốc của hãng nhôm Alcoa của Mỹ. Giám đốc người Thổ Nhĩ Kỳ Muhtar Kent mới đây đã trở thành CEO của Coca-Cola sau khi đã giữ một ghế giám đốc trong công ty này từ năm 2006. Mukesh Ambani, Chủ tịch công ty dầu lửa Reliance Industries, đồng thời là người giàu nhất Ấn Độ, có một ghế trong ban cố vấn của Citigroup, mặc dù ông không phải là một giám đốc.
Lý do là các công ty của Mỹ - quốc gia tập trung phần lớn ngành công nghệ của thế giới - được tiếp cận với một nguồn nhân lực giám đốc tiền năng lớn hơn ngay tại trong nước. Mặt khác, theo ông Charles Geoly, Giám đốc điều hành công ty săn đầu người Russell Reynolds Associates, một số tập đoàn của Mỹ như IBM, Coke và P&G phụ thuộc dựa nhiều vào thị trường Mỹ Latin hơn là châu Á.
Trong tất cả 500 công ty lớn nhất nước Mỹ năm 2006, chỉ có 81 ghế trong các ban giám đốc thuộc về người châu Á và Mỹ gốc Á.
Những hạn chế
Theo các nhà tuyển dụng, trên thực tế, việc tìm kiếm các ứng cử viên đủ kinh nghiệm, đủ khả năng để thường xuyên đi lại vòng quanh thế giới để tham dự các cuộc họp ban giám đốc và chịu đựng nổi “sự khó chịu” của các cổ đông phương Tây hoàn toàn không phải là một việc dễ dàng.
“Có sự khác biệt lớn giữa những gì mà ban giám đốc muốn làm, những gì mà họ thực sự có thể làm được”, một nhà tuyển dụng cho biết.
Chuyện đi lại là một vấn đề lớn vì các giám đốc phải đi lại bằng máy bay ít nhất 6 lần một năm để tham dự các cuộc họp. Cũng theo các nhà tuyển dụng, ngoài ra, một số ứng cử viên còn lo ngại về việc tài sản cá nhân của họ có thể gặp nguy hiểm trong trường hợp các cổ đông phát đơn kiện họ.
Một khó khăn nữa trong việc tuyển dụng là tìm được những giám đốc từ các nền kinh tế đang nổi lên, nhưng lại có nền tảng phù hợp với một công ty phương Tây. Thường thì giám đốc trong một công ty thuộc chỉ số Standard & Poor’s 500 của thị trường chứng khoán Mỹ hiện ở độ tuổi khoảng 62 tuổi. Điều này có nghĩa là, nếu họ có kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm đó thường là thị trường châu Âu.
Trong khi đó, các giám đốc có kinh nghiệm ở thị trường Ấn Độ và Trung Quốc hiện thường ở thời kỳ giữa trong sự nghiệp của họ, và họ chưa sẵn sàng với sự biến chuyển nhanh chóng là nhảy vào một ghế trong ban giám đốc của một công ty nào đó.
Để giải quyết vấn đề này, các công ty có thể tuyển dụng giám đốc là chuyên gia về thị trường châu Á, nhứng lại không phải là người bản xứ.
Ông John Thornton , nguyên chủ tịch của Goldman Sachs, hiện đang dạy tại Đại học Tsinghua ở Bắc Kinh, là một ví dụ. Ông là một người rất hiểu biết về hoạt động kinh doanh ở châu Á và hiện đang ở trong ban giám đốc của các tập đoàn lớn như Intel, Ford và News Corp.
(Theo BusinessWeek)
Công ty công nghệ lớn nhất nước Đức này có hơn 15.000 nhân viên trong nước và là thành viên lớn nhất trong chỉ số DAX-30, hàn thử biểu chính của thị trường chứng khoán nước này.
Các loại phần mềm do SAP sản xuất hiện được sử dụng cho hoạt động kế toán, sản xuất và hệ thống lưu kho của nhiều trong số những công ty lớn nhất thế giới.
Xu hướng mới
Tuy nhiên, SAP đang toàn cầu hóa với tốc độ rất nhanh chóng.
Tháng 4 vừa qua, người Mỹ được nắm giữ vị trí cao nhất trong SAP là ông Bill McDermott đã tham gia vào ban giám đốc của hãng. Ngày 1/7, SAP đưa Jose Duarte, một người Bồ Đào Nha, vào vị trí người đứng đầu bộ phận bán hàng tại thị trường châu Âu. Và theo dự kiến, tới tháng 5/2009, một người Pháp gốc Đức có tên Leo Apotheker sẽ trở thành CEO của tập đoàn này.
Tuy nhiên, SAP còn đang dự định có những bước tiến táo bạo hơn. Vài năm nữa, SAP sẽ bổ nhiệm một người Ấn Độ hoặc Trung Quốc vào ban giám đốc của hãng, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử công ty có một giám đốc không phải là người phương Tây. “Trong vòng 3 - 5 năm tới, chắc chắn sẽ có một người Ấn Độ hoặc Trung Quốc trong ban giám đốc của chúng tôi”, CEO Henning Kagermann của SAP khẳng định.
Vị CEO này chưa “điểm danh” các ứng cử viên, tuy nhiên SAP đã có những ngôi sao đang nổi lên trong khu vực châu Á để lựa chọn. CEO của hãng tại Ấn Độ Rajan đã chuyển từ Mumbai tới Silicon Valley cách đây 1 năm. Một nhân vật nữa là Shang Ling Jui, Chủ tịch phụ trách bộ phận thí nghiệm của SAP tại Trung Quốc, một người gốc Đài Loan nhưng hiện mang quốc tịch Đức.
Nếu SAP chọn được một nhân vật phù hợp trong số những người này này để đưa vào ban giám đốc, doanh số của hãng tại các thị trường Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tăng mạnh hơn nữa. Hiện Ấn Độ là thị trường tăng trưởng nhanh nhất của SAP, với doanh thu tăng gấp đôi hàng năm. Trong khi đó, doanh số của hãng tại thị trường Trung Quốc cũng tăng tới 50% mỗi năm.
Trong một kỷ nguyên mà hoạt động sản xuất, dịch vụ và nhất là doanh số tiêu thụ tại châu Á đang tăng mạnh, ngày càng có nhiều công ty Mỹ và châu Âu bắt đầu chính sách “hướng Đông”, nhìn về Ấn Độ, Trung Quốc và các thị trường đang nổi lên khác để tìm kiếm thế hệ tiếp theo trong ban lãnh đạo.
Tập đoàn ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ, vốn đầu tư lớn vào lĩnh vực công nghiệp của Ấn Độ, mới đây đã bổ nhiệm một “đại gia” ngành thép gốc Ấn là tỷ phú Lakshmi Mittal vào một trong những ghế giám đốc của tập đoàn.
Tháng 5 vừa qua, Nokia - hãng điện thoại di động của Phần Lan hiện đang chiếm thị phần cao nhất ở Ấn Độ - cũng đưa Lalita Gupte, Chủ tịch của quỹ đầu tư mạo hiểm ICICI tại Mumbai, vào ban giám đốc. Năm ngoái, một người Ấn Độ khác là N.R. Narayana Murthy - người đồng sáng lập công ty công nghệ Infosys Technologies, tham gia ban giám đốc của hãng sản xuất hàng tiêu dùng đến từ Hà Lan Unilever.
Tập đoàn dược phẩm Novartis, hãng sản xuất hàng tiêu dùng Proter & Gamble (P&G)… là vài doanh nghiệp khác trong số những công ty Mỹ và châu Âu đã thuê người gốc Trung Quốc và Ấn Độ tham gia vào ban giám đốc của họ.
“Chúng ta sẽ còn thấy nhiều trường hợp như vậy. Đây rõ ràng là một xu hướng”, ông Roger Kenny, Chủ tịch công ty tư vấn nhân sự Boardroom Consultants cho biết. Công ty của ông hiện đang tuyển dụng giám đốc ở Trung Quốc và Ấn Độ cho ít nhất hai công ty dược lớn của phương Tây.
Vai trò của giám đốc người châu Á
Giám đốc đến từ các thị trường đang nổi lên có thể giúp các công ty phương Tây xây dựng cầu nối chiến lược tới các quan chức doanh nghiệp và chính phủ, giải quyết những khó khăn về hành chính và luật pháp, đồng thời cân đo tác động của các quyết định được đưa ra từ các trụ sở ở phương Tây đối với các khách hàng ở New Dehli hay Thượng Hải.
Các thành viên người Ấn Độ và Trung Quốc trong ban giám đốc cũng có thể sát cánh với các thành viên còn lại trong việc ra quyết định đối với thị trường châu Á.
Đối với SAP, một thách thức là toàn cầu hóa bộ phận quan chức cao cấp của tập đoàn mà không làm mất đi bản sắc Đức. Trong khi mở rộng ra thị trường bên ngoài, hãng thận trọng không cắt giảm việc làm trong nước nhằm đảm bảo lòng trong trung thành của nhân viên và đảm bảo danh tiếng về chất lượng Đức.
“Chúng tôi là một công ty toàn cầu với gốc rễ ở Đức. Chúng tôi tự hào về gốc rễ này. Danh tiếng của cụm từ ‘Made in Germany’ vẫn tuyệt vời”, ông Kagerman nói.
Xét tới nhu cầu của tầng lớp người tiêu dùng trung lưu đang nổi lên ở Ấn Độ, Trung Quốc và Trung Đông đối với các sản phẩm laptop và điện thoại di động, cũng như nhu cầu của các quốc gia này trong việc hiện đại hóa hệ thống máy tính dùng trong các doanh nghiệp - các công ty công nghệ chính là những ứng cử viên rất tự nhiên trong việc đa dạng hóa quốc tịch trong ban giám đốc của họ.
Hãng máy tính HP đã đạt khoảng 70% doanh thu của họ từ thị trường nước ngoài; ở IBM, con số này là 2/3; còn ở Cisco, tỷ lệ này là 45%. “Nếu nhìn vào doanh thu của những công ty được coi là những doanh nghiệp Mỹ , có thể thấy, họ không còn là những công ty thuần Mỹ nữa”, giáo sư Vivek Wadhwa tại Đại học Duke và Trường Luật Havard nhận xét.
Nhà phân tích phần mềm Heather Bellini tại ngân hàng UBS cho rằng, không có gì là khó hiểu khi các công ty công nghệ muốn đưa vào ban giám đốc những thành viên hiểu biết rõ về các thị trường đang nổi lên. “Châu Á là một khu vực tăng trưởng khồng lồ”, bà nhận xét.
Tuy nhiên, xu hướng này tới nay vẫn tập trung trong lĩnh vực ngân hàng, sản xuất công nghiệp và hàng tiêu dùng. Ratan Tata, Chủ tịch tập đoàn Tata của Ấn Độ, năm 2007 đã gia nhập ban giám đốc của hãng nhôm Alcoa của Mỹ. Giám đốc người Thổ Nhĩ Kỳ Muhtar Kent mới đây đã trở thành CEO của Coca-Cola sau khi đã giữ một ghế giám đốc trong công ty này từ năm 2006. Mukesh Ambani, Chủ tịch công ty dầu lửa Reliance Industries, đồng thời là người giàu nhất Ấn Độ, có một ghế trong ban cố vấn của Citigroup, mặc dù ông không phải là một giám đốc.
Lý do là các công ty của Mỹ - quốc gia tập trung phần lớn ngành công nghệ của thế giới - được tiếp cận với một nguồn nhân lực giám đốc tiền năng lớn hơn ngay tại trong nước. Mặt khác, theo ông Charles Geoly, Giám đốc điều hành công ty săn đầu người Russell Reynolds Associates, một số tập đoàn của Mỹ như IBM, Coke và P&G phụ thuộc dựa nhiều vào thị trường Mỹ Latin hơn là châu Á.
Trong tất cả 500 công ty lớn nhất nước Mỹ năm 2006, chỉ có 81 ghế trong các ban giám đốc thuộc về người châu Á và Mỹ gốc Á.
Những hạn chế
Theo các nhà tuyển dụng, trên thực tế, việc tìm kiếm các ứng cử viên đủ kinh nghiệm, đủ khả năng để thường xuyên đi lại vòng quanh thế giới để tham dự các cuộc họp ban giám đốc và chịu đựng nổi “sự khó chịu” của các cổ đông phương Tây hoàn toàn không phải là một việc dễ dàng.
“Có sự khác biệt lớn giữa những gì mà ban giám đốc muốn làm, những gì mà họ thực sự có thể làm được”, một nhà tuyển dụng cho biết.
Chuyện đi lại là một vấn đề lớn vì các giám đốc phải đi lại bằng máy bay ít nhất 6 lần một năm để tham dự các cuộc họp. Cũng theo các nhà tuyển dụng, ngoài ra, một số ứng cử viên còn lo ngại về việc tài sản cá nhân của họ có thể gặp nguy hiểm trong trường hợp các cổ đông phát đơn kiện họ.
Một khó khăn nữa trong việc tuyển dụng là tìm được những giám đốc từ các nền kinh tế đang nổi lên, nhưng lại có nền tảng phù hợp với một công ty phương Tây. Thường thì giám đốc trong một công ty thuộc chỉ số Standard & Poor’s 500 của thị trường chứng khoán Mỹ hiện ở độ tuổi khoảng 62 tuổi. Điều này có nghĩa là, nếu họ có kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm đó thường là thị trường châu Âu.
Trong khi đó, các giám đốc có kinh nghiệm ở thị trường Ấn Độ và Trung Quốc hiện thường ở thời kỳ giữa trong sự nghiệp của họ, và họ chưa sẵn sàng với sự biến chuyển nhanh chóng là nhảy vào một ghế trong ban giám đốc của một công ty nào đó.
Để giải quyết vấn đề này, các công ty có thể tuyển dụng giám đốc là chuyên gia về thị trường châu Á, nhứng lại không phải là người bản xứ.
Ông John Thornton , nguyên chủ tịch của Goldman Sachs, hiện đang dạy tại Đại học Tsinghua ở Bắc Kinh, là một ví dụ. Ông là một người rất hiểu biết về hoạt động kinh doanh ở châu Á và hiện đang ở trong ban giám đốc của các tập đoàn lớn như Intel, Ford và News Corp.
(Theo BusinessWeek)