Tối đa 3 ngày để cấp phép bay
Các câu hỏi về quản lý và vận hành đối với chiếc máy bay của ông Đoàn Nguyên Đức đang đặt ra nhiều vấn đề thú vị
Lịch sử từng ghi nhận việc vua Bảo Đại và "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy mua và sử dụng máy bay tại nước ta, song sở hữu một chiếc máy bay riêng hiện vẫn là việc chưa xảy ra ở Việt Nam trong hàng chục năm nay.
Vì vậy, các câu hỏi về quản lý và vận hành đối với chiếc máy bay hạng thương gia loại 12 chỗ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, ông Đoàn Nguyên Đức, đang đặt ra nhiều vấn đề thú vị.
Ông Võ Huy Cường, Trưởng ban Vận tải hàng không (Cục Hàng không dân dụng Việt Nam) đã có cuộc trò chuyện với VnEconomy xung quanh chủ đề này.
Nơi đậu không thiếu
Chiếc máy bay tư nhân của ông Đức sắp về tới Việt Nam. Ở cương vị một nhà quản lý, điều này có làm ông bất ngờ?
Điều này không có gì phải bất ngờ, vì ngay trong Luật Hàng không dân dụng sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1/1/2007) đã tính đến việc “mở đường” cho các cá nhân sở hữu máy bay riêng. Trong luật cũng không hạn chế đối với nhu cầu sử dụng phương tiện xa xỉ này.
Với điều kiện hạ tầng cơ sở hiện tại, liệu ngành hàng không dân dụng có đáp ứng đủ với nhu cầu sở hữu cá nhân này ngày càng tăng?
Hiện nay chúng ta chỉ thiếu sân đỗ cho những chuyên cơ lớn từ Airbus đến Boeing - những máy bay hạng nặng có yêu cầu cao về kết cấu sân bãi.
Còn đối với những máy bay cá nhân hạng nhẹ như chiếc Beechcraft King Air 350 của ông Đức thì đó không phải là vấn đề gì quá “to tát”. Hiện nay, các sân bay đều đã tiếp nhận chuyên cơ cá nhân từ nước ngoài tới. Đa phần họ chỉ đỗ “qua đêm”.
Một chiếc máy bay riêng khi vận hành ngoài các chi phí về nhiên liệu, sửa chữa, bảo dưỡng... còn phải trả thêm những chi phí nào khác?
Trước hết đó là chi phí điều hành cho chuyến bay đi đúng hướng và an toàn. Chi phí hạ và cất cánh. Mức phí sẽ phụ thuộc vào trọng lượng của máy bay. Tiếp đến là chi phí phục vụ tại mặt đất như: vệ sinh máy bay, bảo vệ máy bay, sân bãi...
Tất cả những chi phí này đều đã có những quy định cụ thể của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải. Tuy nhiên, hiện ban quản lý các sân bay cũng đã tính đến phương án đối với phương tiện có thời gian lưu đậu dài hạn như trường hợp máy bay của ông Đức.
Tối đa 3 ngày để cấp phép bay
Khi hoàn tất các thủ tục về đăng ký, chừng nào chiếc Beechcraft King Air 350 có thể cất cánh trên bầu trời Việt Nam?
Do đặc thù riêng của ngành hàng không, việc này không chỉ liên quan tới vấn đề an toàn mà còn cả vấn đề an ninh quốc gia.
Vì vậy, sau khi tiến hành các thủ tục nếu đảm bảo yêu cầu, Cục Hàng không dân dụng sẽ cấp chứng chỉ khả thi cho phương tiện. Tuy nhiên, mỗi khi cất cánh chủ các phương tiện này đều phải xin cấp phép.
Mẫu giấy xin phép sẽ bao gồm các thông tin về ngày giờ cất cánh, hạ cánh, đường bay... Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt như cấp cứu, tìm kiếm cứu nạn hay chỉ là những chuyến bay để kiểm định máy móc, thì có thể được cấp phép ngay lập tức.
Các trường hợp khác thời hạn cấp phép bay tối đa là ba ngày. Khi nhận được đơn, cơ quan quản lý lưu không sẽ và phối hợp với các đơn vị liên quan để xem xét các điều kiện. Sau đó mới cấp phép.
Với những doanh nhân sử dụng máy bay riêng, vấn đề kiểm tra an ninh sẽ được tiến hành như thế nào?
Mọi người khi sử dụng dịch vụ vận tải hàng không đều phải tuân thủ theo các quy định về kiểm an ninh của ngành. Đặc biệt là các đường bay quốc tế, hành khách sẽ phải chịu sự kiểm soát của ba lực lượng đó là: hải quan, công an cửa khẩu và kiểm dịch. Đối với các chuyến bay trong nước thủ tục tuy đơn giản hơn những vẫn có tính bắt buộc.
Những người sử dụng máy bay cá nhân cũng phải tuân thủ tất cả các quy định này.
Khi phép bay đã được cấp, nhưng do chủ quan và khách quan máy bay riêng không cất cánh đúng theo dự kiến thì lần cất cánh ngay sau đó có phải xin phép lại, thưa ông? Trong một lần có thể xin cấp phép cho nhiều chặng bay hay không?
Lệnh bay có giá trị trong 24 giờ nên trong trường hợp này sẽ không phải xin cấp phép lại. Nhưng do còn liên quan tới nhiều vấn đề khác như tìm kiếm cứu nạn, an toàn hàng không nên phải có sự thông báo.
Theo quy định, sau 15 phút không liên lạc được với máy bay, trung tâm sẽ phát tín hiệu tìm kiếm. Sau 30 phút sẽ phải tổ chức tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên, trong một yêu cầu cấp phép có thể thực hiện cho nhiều hành trình.
Nếu chỉ đơn thuần là sử dụng máy bay để phun thuốc trừ sâu thì mỗi lần cất cánh có phải xin phép?
Ngay cả đối với những công việc như trên, tuy không thực hiện ở các khu vực hàng không chung, nhưng vẫn phải nêu rõ sơ đồ khu vực bay để cơ quan quản lý kiểm tra.
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam đã có những quy định gì đối với việc vận hành và bảo dưỡng sửa chữa đối với các phương tiện cá nhân này?
Thông thường các nhà cung cấp đã có các tài liệu về hướng dẫn sử dụng cũng như hướng dẫn sửa chữa đối với phương tiện. Tuy nhiên, theo quy định của luật, trước khi máy bay cất cánh trên bầu trời đều phải tuân thủ các quy định hết sức nghiêm ngặt về mặt kỹ thuật.
Ngay cả việc sửa chữa bảo dưỡng đối với các phương tiện này, các cơ sở cũng như người trực tiếp đảm nhiệm đều phải được cấp chứng nhận của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam mới được chấp nhận.
Đối với phương tiện đi lại cá nhân là máy bay, hiện đã có những quy định bắt buộc về bảo hiểm đối với phương tiện cũng như trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba, thưa ông?
Máy bay là một phương tiện vận tải đặc biệt nên quy định đối với việc này là khá rõ ràng. Chủ sở hữu bắt buộc phải mua bảo hiểm cho máy bay và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba.
Máy bay cá nhân sẽ “bùng phát”?
Theo quan điểm cá nhân, ông nghĩ sao về xu hướng mua máy bay cá nhân tại nước ta trong những năm tới?
Theo chủ quan của tôi thì điều này là rất khó ước đoán. Tuy nhiên, trước đây khi cho phép nhập khẩu ôtô, hẳn cơ quan chức năng cũng không thể nghĩ rằng nhu cầu lại lớn như hiện nay.
Thoạt đầu, các nhà quản lý chỉ nghĩ rằng xe nhập khẩu đa phần là các loại xe đã qua sử dụng và có giá trung bình. Nhưng thực tế đa phần trong số đó đều là các xe hạng sang.
Mới đây, Cục Hàng không dân dụng cũng đã tiếp nhận thêm công văn của Công ty Địa Việt tại Tp.HCM, xin hướng dẫn về thủ tục mua máy bay.
* Ông Đức được phép xây dựng sân bay hoặc cảng hàng không
Nếu ông Đức có nhu cầu đáp ứng được tất cả các quy định của Luật Hàng không dân dụng, thì về nguyên tắc, ông sẽ được cấp phép xây dựng sân bay hoặc cảng hàng không. Đó là khẳng định của ông Vũ Phạm Nguyên Tùng, Trưởng ban Quản lý cảng hàng không sân bay. Tuy nhiên, việc xây dựng này phải phù hợp với quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc do Thủ tướng phê duyệt.
Vì vậy, các câu hỏi về quản lý và vận hành đối với chiếc máy bay hạng thương gia loại 12 chỗ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, ông Đoàn Nguyên Đức, đang đặt ra nhiều vấn đề thú vị.
Ông Võ Huy Cường, Trưởng ban Vận tải hàng không (Cục Hàng không dân dụng Việt Nam) đã có cuộc trò chuyện với VnEconomy xung quanh chủ đề này.
Nơi đậu không thiếu
Chiếc máy bay tư nhân của ông Đức sắp về tới Việt Nam. Ở cương vị một nhà quản lý, điều này có làm ông bất ngờ?
Điều này không có gì phải bất ngờ, vì ngay trong Luật Hàng không dân dụng sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1/1/2007) đã tính đến việc “mở đường” cho các cá nhân sở hữu máy bay riêng. Trong luật cũng không hạn chế đối với nhu cầu sử dụng phương tiện xa xỉ này.
Với điều kiện hạ tầng cơ sở hiện tại, liệu ngành hàng không dân dụng có đáp ứng đủ với nhu cầu sở hữu cá nhân này ngày càng tăng?
Hiện nay chúng ta chỉ thiếu sân đỗ cho những chuyên cơ lớn từ Airbus đến Boeing - những máy bay hạng nặng có yêu cầu cao về kết cấu sân bãi.
Còn đối với những máy bay cá nhân hạng nhẹ như chiếc Beechcraft King Air 350 của ông Đức thì đó không phải là vấn đề gì quá “to tát”. Hiện nay, các sân bay đều đã tiếp nhận chuyên cơ cá nhân từ nước ngoài tới. Đa phần họ chỉ đỗ “qua đêm”.
Một chiếc máy bay riêng khi vận hành ngoài các chi phí về nhiên liệu, sửa chữa, bảo dưỡng... còn phải trả thêm những chi phí nào khác?
Trước hết đó là chi phí điều hành cho chuyến bay đi đúng hướng và an toàn. Chi phí hạ và cất cánh. Mức phí sẽ phụ thuộc vào trọng lượng của máy bay. Tiếp đến là chi phí phục vụ tại mặt đất như: vệ sinh máy bay, bảo vệ máy bay, sân bãi...
Tất cả những chi phí này đều đã có những quy định cụ thể của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải. Tuy nhiên, hiện ban quản lý các sân bay cũng đã tính đến phương án đối với phương tiện có thời gian lưu đậu dài hạn như trường hợp máy bay của ông Đức.
Tối đa 3 ngày để cấp phép bay
Khi hoàn tất các thủ tục về đăng ký, chừng nào chiếc Beechcraft King Air 350 có thể cất cánh trên bầu trời Việt Nam?
Do đặc thù riêng của ngành hàng không, việc này không chỉ liên quan tới vấn đề an toàn mà còn cả vấn đề an ninh quốc gia.
Vì vậy, sau khi tiến hành các thủ tục nếu đảm bảo yêu cầu, Cục Hàng không dân dụng sẽ cấp chứng chỉ khả thi cho phương tiện. Tuy nhiên, mỗi khi cất cánh chủ các phương tiện này đều phải xin cấp phép.
Mẫu giấy xin phép sẽ bao gồm các thông tin về ngày giờ cất cánh, hạ cánh, đường bay... Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt như cấp cứu, tìm kiếm cứu nạn hay chỉ là những chuyến bay để kiểm định máy móc, thì có thể được cấp phép ngay lập tức.
Các trường hợp khác thời hạn cấp phép bay tối đa là ba ngày. Khi nhận được đơn, cơ quan quản lý lưu không sẽ và phối hợp với các đơn vị liên quan để xem xét các điều kiện. Sau đó mới cấp phép.
Với những doanh nhân sử dụng máy bay riêng, vấn đề kiểm tra an ninh sẽ được tiến hành như thế nào?
Mọi người khi sử dụng dịch vụ vận tải hàng không đều phải tuân thủ theo các quy định về kiểm an ninh của ngành. Đặc biệt là các đường bay quốc tế, hành khách sẽ phải chịu sự kiểm soát của ba lực lượng đó là: hải quan, công an cửa khẩu và kiểm dịch. Đối với các chuyến bay trong nước thủ tục tuy đơn giản hơn những vẫn có tính bắt buộc.
Những người sử dụng máy bay cá nhân cũng phải tuân thủ tất cả các quy định này.
Khi phép bay đã được cấp, nhưng do chủ quan và khách quan máy bay riêng không cất cánh đúng theo dự kiến thì lần cất cánh ngay sau đó có phải xin phép lại, thưa ông? Trong một lần có thể xin cấp phép cho nhiều chặng bay hay không?
Lệnh bay có giá trị trong 24 giờ nên trong trường hợp này sẽ không phải xin cấp phép lại. Nhưng do còn liên quan tới nhiều vấn đề khác như tìm kiếm cứu nạn, an toàn hàng không nên phải có sự thông báo.
Theo quy định, sau 15 phút không liên lạc được với máy bay, trung tâm sẽ phát tín hiệu tìm kiếm. Sau 30 phút sẽ phải tổ chức tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên, trong một yêu cầu cấp phép có thể thực hiện cho nhiều hành trình.
Nếu chỉ đơn thuần là sử dụng máy bay để phun thuốc trừ sâu thì mỗi lần cất cánh có phải xin phép?
Ngay cả đối với những công việc như trên, tuy không thực hiện ở các khu vực hàng không chung, nhưng vẫn phải nêu rõ sơ đồ khu vực bay để cơ quan quản lý kiểm tra.
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam đã có những quy định gì đối với việc vận hành và bảo dưỡng sửa chữa đối với các phương tiện cá nhân này?
Thông thường các nhà cung cấp đã có các tài liệu về hướng dẫn sử dụng cũng như hướng dẫn sửa chữa đối với phương tiện. Tuy nhiên, theo quy định của luật, trước khi máy bay cất cánh trên bầu trời đều phải tuân thủ các quy định hết sức nghiêm ngặt về mặt kỹ thuật.
Ngay cả việc sửa chữa bảo dưỡng đối với các phương tiện này, các cơ sở cũng như người trực tiếp đảm nhiệm đều phải được cấp chứng nhận của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam mới được chấp nhận.
Đối với phương tiện đi lại cá nhân là máy bay, hiện đã có những quy định bắt buộc về bảo hiểm đối với phương tiện cũng như trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba, thưa ông?
Máy bay là một phương tiện vận tải đặc biệt nên quy định đối với việc này là khá rõ ràng. Chủ sở hữu bắt buộc phải mua bảo hiểm cho máy bay và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba.
Máy bay cá nhân sẽ “bùng phát”?
Theo quan điểm cá nhân, ông nghĩ sao về xu hướng mua máy bay cá nhân tại nước ta trong những năm tới?
Theo chủ quan của tôi thì điều này là rất khó ước đoán. Tuy nhiên, trước đây khi cho phép nhập khẩu ôtô, hẳn cơ quan chức năng cũng không thể nghĩ rằng nhu cầu lại lớn như hiện nay.
Thoạt đầu, các nhà quản lý chỉ nghĩ rằng xe nhập khẩu đa phần là các loại xe đã qua sử dụng và có giá trung bình. Nhưng thực tế đa phần trong số đó đều là các xe hạng sang.
Mới đây, Cục Hàng không dân dụng cũng đã tiếp nhận thêm công văn của Công ty Địa Việt tại Tp.HCM, xin hướng dẫn về thủ tục mua máy bay.
* Ông Đức được phép xây dựng sân bay hoặc cảng hàng không
Nếu ông Đức có nhu cầu đáp ứng được tất cả các quy định của Luật Hàng không dân dụng, thì về nguyên tắc, ông sẽ được cấp phép xây dựng sân bay hoặc cảng hàng không. Đó là khẳng định của ông Vũ Phạm Nguyên Tùng, Trưởng ban Quản lý cảng hàng không sân bay. Tuy nhiên, việc xây dựng này phải phù hợp với quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc do Thủ tướng phê duyệt.