“Tôi không muốn ở mãi trong một căn phòng”
Trên cương vị mới, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh trò chuyện với báo chí
Chuyện Thứ trưởng một bộ vừa nghỉ hưu, chưa một ngày nghỉ ngơi, chân ướt chân ráo đã ra làm Tổng giám đốc một công ty với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng được coi là chuyện xưa nay hiếm ở Việt Nam.
Nhưng nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh lại tỏ ra rất tự tin. Trên cương vị mới - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) - bà Nguyễn Thị Hồng Minh đã có cuộc trao đổi thẳng thắn và cởi mở về công việc mới của mình.
Thưa bà, bà đã nhận được lời mời làm Tổng Giám đốc VDA trong hoàn cảnh nào?
Dự định của tôi là khi nghỉ hưu sẽ tiếp tục tham gia với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Trung tâm Đại biểu dân cử.
Nhưng vào tháng 3/2007, khi tôi nhận được quyết định về hưu, một người bạn bên Bộ Thương mại có gọi điện cho tôi và nói rằng, VDA đang cần người quản lý. Họ rất muốn tôi nhận vị trí này. Tôi cũng rất băn khoăn. Con gái thì khuyên tôi nên “mở cánh cửa mới chứ không nên ở mãi trong một căn phòng”.
Sau đó Hội đồng Quản trị có trực tiếp đề nghị, mong muốn tôi nghỉ hưu sớm để về làm Tổng giám đốc VDA. Đây vừa là cơ duyên vừa là may mắn.
Trước lời đề nghị này, bà có ngại điều tiếng gì không?
Tôi nghĩ việc một Thứ trưởng nghỉ hưu rồi làm thuê cho một doanh nghiệp là chuyện bình thường. Không còn làm ở bộ máy hành chính, nếu mình thực sự có năng lực thì ra làm kinh tế cũng tốt. Điều quan trọng là mình phải thể hiện được năng lực qua công việc mà mọi người đã tin cậy giao cho. Tôi không sợ điều tiếng, dù có những lúc không tránh khỏi.
Gắn bó nhiều năm với ngành thủy sản, từng làm Chủ tịch VASEP, bà rút ra kinh nghiệm gì và nó sẽ hỗ trợ cho bà như thế nào trong công việc sắp tới?
Khi làm công tác quản lý tại Bộ Thủy sản tôi thường xuyên tiếp xúc với các doanh nghiệp, có cơ hội cọ xát và học được rất nhiều kinh nghiệm quản lý. Từ những vụ kiện bán phá giá, tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm trên thương trường quốc tế. Điều này sẽ hỗ trợ rất tốt cho công việc mới của tôi.
Những dự định đã sẵn sàng cho sự hợp tác giữa VDA và ngành thủy sản, thưa bà?
Trước mắt, chúng tôi đã ký thỏa thuận hợp tác. VASEP sẽ đẩy mạnh phân phối thủy sản thông qua hệ thống kho lạnh và mạng lưới rộng khắp của VDA.
Vậy còn những khó khăn lớn nhất đối với bà trong môi trường mới?
Khi tôi còn làm công tác quản lý ở Bộ, một quyết định đưa ra sẽ phải phụ thuộc vào rất nhiều người, theo một quy trình và quá trình khá lâu. Bây giờ, trong một môi trường cạnh tranh, các nhà đầu tư có trình độ, luôn đòi hỏi cao, có nhiều lợi ích chung và những lợi ích riêng.
Chính vì vậy, tôi phải vừa nỗ lực để đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư vừa phải điều hòa được quyền lợi riêng của từng doanh nghiệp sáng lập trong một khoảng thời gian ngắn nhất.
Ở cương vị là Thứ trưởng Bộ Thủy sản, bà được đánh giá là một nhà quản lý năng động và có năng lực, còn trong vai trò một nhà quản lý điều hành trên thương trường, nếu tự đánh giá về thế mạnh của mình bà tự cho điểm mình thế nào?
Tôi có ba điều thuận lợi: thứ nhất, từng có nhiều năm tham gia công tác điều hành ở Công ty Chế biến xuất khẩu thủy sản Cà Mau trước khi ra Bộ. Thứ hai là trong thời gian làm Thứ trưởng, sát cánh với VASEP, tôi có dịp tiếp xúc với nhiều tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước, tiếp xúc với cung cách quản lý mới. Thứ ba tôi có mối quan hệ rộng rãi.
Công việc mới khá bận rộn, thời gian nào để bà dành cho gia đình?
Ngoài việc điều hành quản lý VDA tôi còn tham gia công tác ở nhiều hội. Khi làm Thứ trưởng tôi còn có 2 ngày nghỉ cuối tuần nhưng bây giờ thì hầu như không. Cũng thuận lợi là các con tôi đều đã trưởng thành nên tôi nghĩ có thể toàn tâm toàn ý với công việc.
Vậy bà giải trí như thế nào?
Tôi từng tham gia nhiều môn thể thao, có học qua tennis, golf, thể dục thẩm mỹ... không giỏi môn nào vì không có thời gian để luyện tập. Chủ yếu học để biết, rèn luyện sức khỏe và khi có cơ hội thì giao lưu.
Bây giờ chuyển hẳn sang đạp xe đạp, đây là môn thể thao đơn giản không phụ thuộc vào thời gian và điều kiện luyện tập. Thi thoảng tôi cũng đi xem phim và uống cà phê cùng bạn bè.
Nhưng nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh lại tỏ ra rất tự tin. Trên cương vị mới - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) - bà Nguyễn Thị Hồng Minh đã có cuộc trao đổi thẳng thắn và cởi mở về công việc mới của mình.
Thưa bà, bà đã nhận được lời mời làm Tổng Giám đốc VDA trong hoàn cảnh nào?
Dự định của tôi là khi nghỉ hưu sẽ tiếp tục tham gia với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Trung tâm Đại biểu dân cử.
Nhưng vào tháng 3/2007, khi tôi nhận được quyết định về hưu, một người bạn bên Bộ Thương mại có gọi điện cho tôi và nói rằng, VDA đang cần người quản lý. Họ rất muốn tôi nhận vị trí này. Tôi cũng rất băn khoăn. Con gái thì khuyên tôi nên “mở cánh cửa mới chứ không nên ở mãi trong một căn phòng”.
Sau đó Hội đồng Quản trị có trực tiếp đề nghị, mong muốn tôi nghỉ hưu sớm để về làm Tổng giám đốc VDA. Đây vừa là cơ duyên vừa là may mắn.
Trước lời đề nghị này, bà có ngại điều tiếng gì không?
Tôi nghĩ việc một Thứ trưởng nghỉ hưu rồi làm thuê cho một doanh nghiệp là chuyện bình thường. Không còn làm ở bộ máy hành chính, nếu mình thực sự có năng lực thì ra làm kinh tế cũng tốt. Điều quan trọng là mình phải thể hiện được năng lực qua công việc mà mọi người đã tin cậy giao cho. Tôi không sợ điều tiếng, dù có những lúc không tránh khỏi.
Gắn bó nhiều năm với ngành thủy sản, từng làm Chủ tịch VASEP, bà rút ra kinh nghiệm gì và nó sẽ hỗ trợ cho bà như thế nào trong công việc sắp tới?
Khi làm công tác quản lý tại Bộ Thủy sản tôi thường xuyên tiếp xúc với các doanh nghiệp, có cơ hội cọ xát và học được rất nhiều kinh nghiệm quản lý. Từ những vụ kiện bán phá giá, tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm trên thương trường quốc tế. Điều này sẽ hỗ trợ rất tốt cho công việc mới của tôi.
Những dự định đã sẵn sàng cho sự hợp tác giữa VDA và ngành thủy sản, thưa bà?
Trước mắt, chúng tôi đã ký thỏa thuận hợp tác. VASEP sẽ đẩy mạnh phân phối thủy sản thông qua hệ thống kho lạnh và mạng lưới rộng khắp của VDA.
Vậy còn những khó khăn lớn nhất đối với bà trong môi trường mới?
Khi tôi còn làm công tác quản lý ở Bộ, một quyết định đưa ra sẽ phải phụ thuộc vào rất nhiều người, theo một quy trình và quá trình khá lâu. Bây giờ, trong một môi trường cạnh tranh, các nhà đầu tư có trình độ, luôn đòi hỏi cao, có nhiều lợi ích chung và những lợi ích riêng.
Chính vì vậy, tôi phải vừa nỗ lực để đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư vừa phải điều hòa được quyền lợi riêng của từng doanh nghiệp sáng lập trong một khoảng thời gian ngắn nhất.
Ở cương vị là Thứ trưởng Bộ Thủy sản, bà được đánh giá là một nhà quản lý năng động và có năng lực, còn trong vai trò một nhà quản lý điều hành trên thương trường, nếu tự đánh giá về thế mạnh của mình bà tự cho điểm mình thế nào?
Tôi có ba điều thuận lợi: thứ nhất, từng có nhiều năm tham gia công tác điều hành ở Công ty Chế biến xuất khẩu thủy sản Cà Mau trước khi ra Bộ. Thứ hai là trong thời gian làm Thứ trưởng, sát cánh với VASEP, tôi có dịp tiếp xúc với nhiều tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước, tiếp xúc với cung cách quản lý mới. Thứ ba tôi có mối quan hệ rộng rãi.
Công việc mới khá bận rộn, thời gian nào để bà dành cho gia đình?
Ngoài việc điều hành quản lý VDA tôi còn tham gia công tác ở nhiều hội. Khi làm Thứ trưởng tôi còn có 2 ngày nghỉ cuối tuần nhưng bây giờ thì hầu như không. Cũng thuận lợi là các con tôi đều đã trưởng thành nên tôi nghĩ có thể toàn tâm toàn ý với công việc.
Vậy bà giải trí như thế nào?
Tôi từng tham gia nhiều môn thể thao, có học qua tennis, golf, thể dục thẩm mỹ... không giỏi môn nào vì không có thời gian để luyện tập. Chủ yếu học để biết, rèn luyện sức khỏe và khi có cơ hội thì giao lưu.
Bây giờ chuyển hẳn sang đạp xe đạp, đây là môn thể thao đơn giản không phụ thuộc vào thời gian và điều kiện luyện tập. Thi thoảng tôi cũng đi xem phim và uống cà phê cùng bạn bè.