“Tôi luôn lạc quan về Việt Nam”
Hỏi chuyện GS. David Dapice, Chuyên gia kinh tế trưởng, Chương trình Việt Nam (Đại học Harvard)
Ngày 14/5 tại Hà Nội, Giáo sư David Dapice, Chuyên gia kinh tế trưởng, Chương trình Việt Nam (Đại học Harvard) đã có buổi thuyết trình với các chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đưa ra những khuyến cáo cho chiến lược phát triển của Việt Nam.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của GS. David Dapice với báo giới bên lề buổi thuyết trình này.
Theo kinh nghiệm của ông qua những nghiên cứu sâu về Việt Nam, những bất hợp lý lớn nhất trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam mấy năm qua là gì?
Trong nhiều năm, tôi đã nghiên cứu về những lĩnh vực bất hợp lý trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam và thấy ở Việt Nam, tiền phần lớn được đầu tư vào lĩnh vực không hiệu quả, ví dụ như những lĩnh vực ở trong khu vực Nhà nước. Liên quan tới tỉ trọng trong đầu tư, Việt Nam cần phải tập trung nhiều hơn các khoản đầu tư vào những lĩnh vực có thể hoạt động với hiệu quả cao.
Tôi nghĩ rằng một trong những bất hợp lý nữa ở đây là trong khu vực giáo dục. Có rất nhiều người đã cố gắng để làm sao đào tạo tốt cho con cái của mình và gửi con cái ra nước ngoài đào tạo. Nếu những khoản tiền đó được đưa vào trong nước để giải quyết những khó khăn của hệ thống giáo dục thì sẽ thu được rất nhiều lợi ích. Và như vậy, hệ thống giáo dục trở nên mạnh mẽ hơn.
Giáo dục của Việt Nam đã tiến hành nhiều bước cải cách nhưng vẫn còn luẩn quẩn, Giáo sư có khuyến cáo gì để giúp Việt Nam giải quyết vấn đề này?
Theo tôi, cần tạo ra các động lực đối với giáo viên cũng như học sinh để họ làm những điều đáng phải làm thay vì chúng ta lại khiến họ phải làm những cái họ không muốn làm nhưng vẫn buộc phải làm để duy trì sự sống của mình. Chẳng hạn, những người làm việc tốt thì hãy thăng chức, thưởng cho họ, để họ có động lực làm việc tốt hơn. Về vấn đề cấp vốn nghiên cứu cho các cơ sở khoa học, Chính phủ cũng nhận ra rằng vốn đó đã được cung cấp một cách dàn trải và không được đưa đúng cho các cơ sở khoa học lẽ ra phải nhận được.
Giáo sư dự đoán là trong thời gian tới, tốc độ đô thị hoá của Việt Nam rất nhanh. Vậy Giáo sư có lời khuyên gì trong vấn đề xây dựng và quản lý đô thị của Việt Nam?
Rõ ràng, vấn đề bắt đầu từ đất đai. Nếu chúng ta làm thế nào để cho giá đất ở mức hợp lý thì các bạn sẽ có cơ hội tốt hơn. Đồng thời vấn đề cũng liên quan đến chi phí xây dựng. Phí này hiện cũng đang ở mức cao. Với công nghệ hiện đại, chúng ta có thể hạ được chi phí.
Nhưng vấn đề quan trọng nhất ở đây là giá đất. Hiện nay đất đang được cải cách tại Việt Nam. Và người Việt Nam hiện đang kiếm được rất nhiều tiền từ thị trường chứng khoán và trong thời gian tới họ sẽ chuyển khoản tiền đó sang mua đất. Và như vậy giá đất sẽ tăng lên. Ở Tp.HCM, so với một năm trước đây giá đất đã tăng lên 15%. Do đó, vấn đề quan trọng là khuyến khích mọi người không đầu cơ mà đầu tư vào sản xuất.
Việc giải quyết vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn có khắc phục được thách thức về đô thị hoá không và cách giải quyết thế nào?
Đô thị hoá là một trong những vấn đề quan trọng nhất đặt ra cho Việt Nam trong vòng 15 năm tới. Và tôi nghĩ nếu như Việt Nam không hình dung ra rõ ràng cách thức mà mình giải quyết vấn đề đô thị hoá như xây dựng nhà ở với giá chấp nhận được thì sẽ gây ra vấn đề lớn. Một trong những thành tựu Việt Nam đạt được trong quá trình đổi mới chính là những phúc lợi cho người dân trong đó có nhà cửa.
Chúng ta biết rằng mọi người khi được sở hữu một tài sản nào đó thì họ sẽ có cách cư xử khác hẳn. Tất nhiên tôi nghĩ còn nhiều vấn đề khác nữa ngoài việc giải quyết như thế nào về vấn đề đất đai, đô thị hoá, nhà ở, ... Và nếu suy nghĩ nghiêm túc những vấn đề đó và xem xét kinh nghiệm của các nước các thành phố khác giải quyết thì đều có những giải pháp cho những vấn đề như vậy. Việt Nam có thể giải quyết được vấn đề đó. Không thể đưa ra câu trả lời chi tiết nhưng có lẽ Việt Nam cần làm ngay từ bây giờ việc lập quy hoạch tốt hơn cho việc phát triển đô thị cũng như những vấn đề tôi vừa nêu.
Theo chiến lược phát triển của Việt Nam, đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp hiện đại. Theo Giáo sư, giải pháp gì có thể giúp Việt Nam đạt được chiến lược này?
Đối với vấn đề công nghiệp hoá của Việt Nam, tôi lấy ví dụ từ chiếc xe máy. Vấn đề ở đây là Việt Nam có thể tự sản xuất ra xe máy của mình nhưng với công nghệ của nước ngoài. Nhưng tại sao chúng ta phải liên kết với Honda. Rõ ràng hãng này đã có lịch sử sản xuất 50 năm rồi. Do đó, việc gì chúng ta phải liên doanh với một số nước khác trong khi nó không tốt bằng nước có bề dày kinh nghiệm. Cho nên vấn đề ở đây là cần làm những công việc cần thiết. Duy trì đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chúng ta hãy làm cho kỹ năng của mình ngày càng tốt hơn để càng ngày càng tiến đến những nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị. Theo quan điểm của tôi, đấy mới chính là công nghiệp hoá.
Khi giải quyết được các vấn đề công nghiệp hoá, đô thị hoá thì chúng ta có thể tăng trưởng nhanh hơn. Chắc chắn Việt Nam sẽ có năng lực cao hơn nhiều về công nghiệp vào năm 2020. Nhưng chúng ta cần lường trước những mặt hàng, sản phẩm sản xuất ra trong 15 năm tới.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của GS. David Dapice với báo giới bên lề buổi thuyết trình này.
Theo kinh nghiệm của ông qua những nghiên cứu sâu về Việt Nam, những bất hợp lý lớn nhất trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam mấy năm qua là gì?
Trong nhiều năm, tôi đã nghiên cứu về những lĩnh vực bất hợp lý trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam và thấy ở Việt Nam, tiền phần lớn được đầu tư vào lĩnh vực không hiệu quả, ví dụ như những lĩnh vực ở trong khu vực Nhà nước. Liên quan tới tỉ trọng trong đầu tư, Việt Nam cần phải tập trung nhiều hơn các khoản đầu tư vào những lĩnh vực có thể hoạt động với hiệu quả cao.
Tôi nghĩ rằng một trong những bất hợp lý nữa ở đây là trong khu vực giáo dục. Có rất nhiều người đã cố gắng để làm sao đào tạo tốt cho con cái của mình và gửi con cái ra nước ngoài đào tạo. Nếu những khoản tiền đó được đưa vào trong nước để giải quyết những khó khăn của hệ thống giáo dục thì sẽ thu được rất nhiều lợi ích. Và như vậy, hệ thống giáo dục trở nên mạnh mẽ hơn.
Giáo dục của Việt Nam đã tiến hành nhiều bước cải cách nhưng vẫn còn luẩn quẩn, Giáo sư có khuyến cáo gì để giúp Việt Nam giải quyết vấn đề này?
Theo tôi, cần tạo ra các động lực đối với giáo viên cũng như học sinh để họ làm những điều đáng phải làm thay vì chúng ta lại khiến họ phải làm những cái họ không muốn làm nhưng vẫn buộc phải làm để duy trì sự sống của mình. Chẳng hạn, những người làm việc tốt thì hãy thăng chức, thưởng cho họ, để họ có động lực làm việc tốt hơn. Về vấn đề cấp vốn nghiên cứu cho các cơ sở khoa học, Chính phủ cũng nhận ra rằng vốn đó đã được cung cấp một cách dàn trải và không được đưa đúng cho các cơ sở khoa học lẽ ra phải nhận được.
Giáo sư dự đoán là trong thời gian tới, tốc độ đô thị hoá của Việt Nam rất nhanh. Vậy Giáo sư có lời khuyên gì trong vấn đề xây dựng và quản lý đô thị của Việt Nam?
Rõ ràng, vấn đề bắt đầu từ đất đai. Nếu chúng ta làm thế nào để cho giá đất ở mức hợp lý thì các bạn sẽ có cơ hội tốt hơn. Đồng thời vấn đề cũng liên quan đến chi phí xây dựng. Phí này hiện cũng đang ở mức cao. Với công nghệ hiện đại, chúng ta có thể hạ được chi phí.
Nhưng vấn đề quan trọng nhất ở đây là giá đất. Hiện nay đất đang được cải cách tại Việt Nam. Và người Việt Nam hiện đang kiếm được rất nhiều tiền từ thị trường chứng khoán và trong thời gian tới họ sẽ chuyển khoản tiền đó sang mua đất. Và như vậy giá đất sẽ tăng lên. Ở Tp.HCM, so với một năm trước đây giá đất đã tăng lên 15%. Do đó, vấn đề quan trọng là khuyến khích mọi người không đầu cơ mà đầu tư vào sản xuất.
Việc giải quyết vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn có khắc phục được thách thức về đô thị hoá không và cách giải quyết thế nào?
Đô thị hoá là một trong những vấn đề quan trọng nhất đặt ra cho Việt Nam trong vòng 15 năm tới. Và tôi nghĩ nếu như Việt Nam không hình dung ra rõ ràng cách thức mà mình giải quyết vấn đề đô thị hoá như xây dựng nhà ở với giá chấp nhận được thì sẽ gây ra vấn đề lớn. Một trong những thành tựu Việt Nam đạt được trong quá trình đổi mới chính là những phúc lợi cho người dân trong đó có nhà cửa.
Chúng ta biết rằng mọi người khi được sở hữu một tài sản nào đó thì họ sẽ có cách cư xử khác hẳn. Tất nhiên tôi nghĩ còn nhiều vấn đề khác nữa ngoài việc giải quyết như thế nào về vấn đề đất đai, đô thị hoá, nhà ở, ... Và nếu suy nghĩ nghiêm túc những vấn đề đó và xem xét kinh nghiệm của các nước các thành phố khác giải quyết thì đều có những giải pháp cho những vấn đề như vậy. Việt Nam có thể giải quyết được vấn đề đó. Không thể đưa ra câu trả lời chi tiết nhưng có lẽ Việt Nam cần làm ngay từ bây giờ việc lập quy hoạch tốt hơn cho việc phát triển đô thị cũng như những vấn đề tôi vừa nêu.
Theo chiến lược phát triển của Việt Nam, đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp hiện đại. Theo Giáo sư, giải pháp gì có thể giúp Việt Nam đạt được chiến lược này?
Đối với vấn đề công nghiệp hoá của Việt Nam, tôi lấy ví dụ từ chiếc xe máy. Vấn đề ở đây là Việt Nam có thể tự sản xuất ra xe máy của mình nhưng với công nghệ của nước ngoài. Nhưng tại sao chúng ta phải liên kết với Honda. Rõ ràng hãng này đã có lịch sử sản xuất 50 năm rồi. Do đó, việc gì chúng ta phải liên doanh với một số nước khác trong khi nó không tốt bằng nước có bề dày kinh nghiệm. Cho nên vấn đề ở đây là cần làm những công việc cần thiết. Duy trì đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chúng ta hãy làm cho kỹ năng của mình ngày càng tốt hơn để càng ngày càng tiến đến những nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị. Theo quan điểm của tôi, đấy mới chính là công nghiệp hoá.
Khi giải quyết được các vấn đề công nghiệp hoá, đô thị hoá thì chúng ta có thể tăng trưởng nhanh hơn. Chắc chắn Việt Nam sẽ có năng lực cao hơn nhiều về công nghiệp vào năm 2020. Nhưng chúng ta cần lường trước những mặt hàng, sản phẩm sản xuất ra trong 15 năm tới.