“Tôi nghĩ triển vọng dài hạn vẫn sáng”
Quan điểm của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc về tình hình môi trường kinh doanh hiện nay
Quan điểm của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc về tình hình môi trường kinh doanh hiện nay.
Ông có thể cho biết đánh giá trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, cộng đồng doanh nghiệp sẽ nhìn nhận như thế nào về môi trường đầu tư, kinh doanh hiện nay?
Rõ ràng là những biến động thời gian qua là một bài học lớn và rất quý cho rất nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp trong chiến lược và mục tiêu kinh doanh của mình.
Cũng có thể coi cú sốc lần này và cái giá phải trả làm chúng ta phải nhìn lại mình một cách đầy đủ hơn, buộc nền kinh tế cũng như từng doanh nghiệp phải xem xét lại, đi theo các hướng đúng đắn là chú trọng chất lượng, hiệu quả và việc nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thời gian qua, vì những hấp dẫn lợi nhuận quá cao, lại chỉ cần đầu cơ ngắn hạn, “lướt sóng” của thị trường chứng khoán, nhà đất, tiền vàng... đã làm cho đầu tư xã hội dồn một cách không tự nhiên vào các lĩnh vực ít tạo ra giá trị gia tăng.
Xét trên bình diện cả nền kinh tế cũng như lợi ích lâu dài của nhà đầu tư, vốn mà không “chảy” vào đổi mới công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ thì hiệu quả kinh tế xã hội sẽ khác, sẽ không bền vững.
Ông có cho rằng do tình hình biến chuyển, thì những khó khăn trong môi trường đầu tư kinh doanh hiện nay đã khác, không chỉ còn là vấn đề tiếp cận vốn, thủ tục đầu tư...?
Như Chính phủ trong báo cáo cũng nhận định là tình hình lạm phát, giá cả tiêu dùng và nhập siêu tăng cao, cùng với những biến động bất thường của thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản cũng có những tác động tiêu cực đến sản xuất, đến môi trường đầu tư, kinh doanh.
Nhưng cũng chính vì vậy, trong các biện pháp kinh tế vĩ mô Chính phủ sẽ vẫn cần tập trung cải thiện hơn nữa những khó khăn lớn nhất của môi trường đầu tư kinh doanh là thủ tục hành chính liên quan, vấn đề vay vốn, giải ngân; thủ tục thuế, hải quan, tiếp cận đất đai, mua bán ngoại tệ, giảm bớt các chi phí không chính thức cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tập trung vào đổi mới công nghệ, phát triển các lĩnh vực công nghiệp thiết yếu, công nghiệp phụ trợ và hàng xuất khẩu.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần rất chú ý vấn đề nguồn nhân lực đang ngày càng bộc lộ nhiều khó khăn khi “hấp thụ” nguồn vốn đầu tư ngày càng lớn đổ vào nền kinh tế.
Ông nhận thấy sự điều hành nào của Chính phủ là cần thiết nhất cho giới doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?
Bên cạnh việc tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi như đã nói trên thì việc quan trọng nhất là làm cho các thị trường được minh bạch, dễ tiên liệu và giảm chi phí, kiểm soát tốt các thị trường để không còn hiện tượng đầu cơ tích trữ, thị trường “bong bóng”.
Từ đó để các chiến lược, nguồn vốn doanh nghiệp hướng vào mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện công nghệ và gia tăng giá trị sản phẩm.
Mục tiêu phát triển 500.000 doanh nghiệp vào năm 2010 liệu có bị ảnh hưởng gì không trong bối cảnh khó khăn được dự báo sẽ còn dài tới đây?
Tôi vẫn tin mục tiêu này là khả thi. Vấn đề là quan niệm và cách làm của chúng ta trong tình hình mới.
Nền kinh tế đúng là có khó khăn, nhưng chúng ta vẫn còn hơn 3 triệu hộ kinh doanh, và khi Nhà nước thực hiện đồng loạt các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, khi mà tính bong bóng của thị trường chứng khoán, của bất động sản đã qua đi thì tôi tin các nhà đầu tư sẽ thấy rõ nền kinh tế vẫn còn nhiều cơ hội đầu tư thực chất hơn.
Chỉ cần có chính sách hợp lý, khuyến khích và nền kinh tế ổn định, đi đúng mục tiêu, việc phát triển doanh nghiệp, thu hút dự án đầu tư mới là không khó.
Ông đánh giá ra sao về các chủ trương sửa đổi những chính sách thuế liên quan rất nhiều đến doanh nghiệp đang diễn ra tại kỳ họp Quốc hội hiện nay?
Đây đều là những chính sách tích cực đối với môi trường kinh doanh. Với dự luật thuế giá trị gia tăng mới, doanh nghiệp sẽ có những chính sách đơn giản, rõ ràng, minh bạch, và đặc biệt là sự bình đẳng hơn về thuế.
Còn dự luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới thì rõ ràng là Nhà nước đã giảm bớt đi một phần đáng kể nghĩa vụ tài chính cho doanh nghiệp, tạo thêm tiềm lực tài chính cho các doanh nghiệp đổi mới thiết bị, bổ sung vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Được coi như đại diện của cộng đồng doanh nghiệp, ông đánh giá ra sao về triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam thời gian tới?
Tôi nghĩ triển vọng dài hạn của Việt Nam vẫn sáng sủa, trong vài ba năm tới nền kinh tế sẽ lấy lại tốc độ tăng trưởng. Bởi vì các nhân tố tiềm năng cho sự phát triển nền kinh tế còn nhiều, các khó khăn hiện nay chỉ có tính chất ngắn hạn. Đây là nhận xét không chỉ riêng tôi, mà là cũng nhiều tổ chức kinh tế quốc tế.
Ông có thể cho biết đánh giá trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, cộng đồng doanh nghiệp sẽ nhìn nhận như thế nào về môi trường đầu tư, kinh doanh hiện nay?
Rõ ràng là những biến động thời gian qua là một bài học lớn và rất quý cho rất nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp trong chiến lược và mục tiêu kinh doanh của mình.
Cũng có thể coi cú sốc lần này và cái giá phải trả làm chúng ta phải nhìn lại mình một cách đầy đủ hơn, buộc nền kinh tế cũng như từng doanh nghiệp phải xem xét lại, đi theo các hướng đúng đắn là chú trọng chất lượng, hiệu quả và việc nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thời gian qua, vì những hấp dẫn lợi nhuận quá cao, lại chỉ cần đầu cơ ngắn hạn, “lướt sóng” của thị trường chứng khoán, nhà đất, tiền vàng... đã làm cho đầu tư xã hội dồn một cách không tự nhiên vào các lĩnh vực ít tạo ra giá trị gia tăng.
Xét trên bình diện cả nền kinh tế cũng như lợi ích lâu dài của nhà đầu tư, vốn mà không “chảy” vào đổi mới công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ thì hiệu quả kinh tế xã hội sẽ khác, sẽ không bền vững.
Ông có cho rằng do tình hình biến chuyển, thì những khó khăn trong môi trường đầu tư kinh doanh hiện nay đã khác, không chỉ còn là vấn đề tiếp cận vốn, thủ tục đầu tư...?
Như Chính phủ trong báo cáo cũng nhận định là tình hình lạm phát, giá cả tiêu dùng và nhập siêu tăng cao, cùng với những biến động bất thường của thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản cũng có những tác động tiêu cực đến sản xuất, đến môi trường đầu tư, kinh doanh.
Nhưng cũng chính vì vậy, trong các biện pháp kinh tế vĩ mô Chính phủ sẽ vẫn cần tập trung cải thiện hơn nữa những khó khăn lớn nhất của môi trường đầu tư kinh doanh là thủ tục hành chính liên quan, vấn đề vay vốn, giải ngân; thủ tục thuế, hải quan, tiếp cận đất đai, mua bán ngoại tệ, giảm bớt các chi phí không chính thức cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tập trung vào đổi mới công nghệ, phát triển các lĩnh vực công nghiệp thiết yếu, công nghiệp phụ trợ và hàng xuất khẩu.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần rất chú ý vấn đề nguồn nhân lực đang ngày càng bộc lộ nhiều khó khăn khi “hấp thụ” nguồn vốn đầu tư ngày càng lớn đổ vào nền kinh tế.
Ông nhận thấy sự điều hành nào của Chính phủ là cần thiết nhất cho giới doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?
Bên cạnh việc tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi như đã nói trên thì việc quan trọng nhất là làm cho các thị trường được minh bạch, dễ tiên liệu và giảm chi phí, kiểm soát tốt các thị trường để không còn hiện tượng đầu cơ tích trữ, thị trường “bong bóng”.
Từ đó để các chiến lược, nguồn vốn doanh nghiệp hướng vào mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện công nghệ và gia tăng giá trị sản phẩm.
Mục tiêu phát triển 500.000 doanh nghiệp vào năm 2010 liệu có bị ảnh hưởng gì không trong bối cảnh khó khăn được dự báo sẽ còn dài tới đây?
Tôi vẫn tin mục tiêu này là khả thi. Vấn đề là quan niệm và cách làm của chúng ta trong tình hình mới.
Nền kinh tế đúng là có khó khăn, nhưng chúng ta vẫn còn hơn 3 triệu hộ kinh doanh, và khi Nhà nước thực hiện đồng loạt các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, khi mà tính bong bóng của thị trường chứng khoán, của bất động sản đã qua đi thì tôi tin các nhà đầu tư sẽ thấy rõ nền kinh tế vẫn còn nhiều cơ hội đầu tư thực chất hơn.
Chỉ cần có chính sách hợp lý, khuyến khích và nền kinh tế ổn định, đi đúng mục tiêu, việc phát triển doanh nghiệp, thu hút dự án đầu tư mới là không khó.
Ông đánh giá ra sao về các chủ trương sửa đổi những chính sách thuế liên quan rất nhiều đến doanh nghiệp đang diễn ra tại kỳ họp Quốc hội hiện nay?
Đây đều là những chính sách tích cực đối với môi trường kinh doanh. Với dự luật thuế giá trị gia tăng mới, doanh nghiệp sẽ có những chính sách đơn giản, rõ ràng, minh bạch, và đặc biệt là sự bình đẳng hơn về thuế.
Còn dự luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới thì rõ ràng là Nhà nước đã giảm bớt đi một phần đáng kể nghĩa vụ tài chính cho doanh nghiệp, tạo thêm tiềm lực tài chính cho các doanh nghiệp đổi mới thiết bị, bổ sung vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Được coi như đại diện của cộng đồng doanh nghiệp, ông đánh giá ra sao về triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam thời gian tới?
Tôi nghĩ triển vọng dài hạn của Việt Nam vẫn sáng sủa, trong vài ba năm tới nền kinh tế sẽ lấy lại tốc độ tăng trưởng. Bởi vì các nhân tố tiềm năng cho sự phát triển nền kinh tế còn nhiều, các khó khăn hiện nay chỉ có tính chất ngắn hạn. Đây là nhận xét không chỉ riêng tôi, mà là cũng nhiều tổ chức kinh tế quốc tế.