Tốn kém như làm đại sứ Mỹ
Vì sao vị trí đại sứ Mỹ ở những quốc gia giàu có thường được trao các nhà tài trợ giàu có thay vì các nhà ngoại giao thực sự?
Đối với những ai nuôi tham vọng trở thành đại sứ Mỹ, việc huy động những khoản tiền lớn cho ứng cử viên tổng thống thành công trong cuộc đua vào Nhà Trắng hay kỹ năng tổ chức tiệc tùng đều giúp ích.
Đó là lý do vì sao mà Tổng thống Barack Obama đang cân nhắc đưa bà Anna Wintour, Tổng biên tập tạp chí Vogue, vào cương vị Đại sứ tiếp theo của Mỹ tại Anh. Tờ Business Week cho biết, bà Wintour đã huy động được hơn 500.000 USD cho ông Obama trong cuộc bầu cử vừa qua, đồng thời là người khơi gợi cảm hứng cho dòng thời trang “Runway to Win” thu về số tiền lên tới 40 triệu USD cho chiến dịch tranh cử của ông Obama.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là “mức giá” ban đầu. Ngân quỹ từ Bộ Ngoại giao Mỹ không đủ để trang trải chi phí cao ngất ngưởng cho việc tổ chức tiệc tùng thường xuyên tại các đại sứ quán. Có nguồn tin cho biết, nhiều vị đại sứ Mỹ phải bỏ ra hơn 1 triệu USD tiền túi mỗi năm để trang trải cho những hoạt động như vậy.
Đó là lý do vì sao mà vị trí đại sứ ở những quốc gia giàu như Pháp và Italy thường được dành cho các nhà tài trợ giàu có thay vì các nhà ngoại giao thực sự. Đại sứ Mỹ hiện nay ở Anh, ông Louis Susman, nguyên là một người làm trong ngành ngân hàng đầu tư ở Chicago. Phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ tại Anh cho biết, mỗi tuần, vị Đại sứ này tổ chức 3-4 sự kiện xã hội, nhưng từ chối tiết lộ thông tin về chi phí của các sự kiện.
“Các đại sứ là người được bổ nhiệm chính trị (political appointee - người được bổ nhiệm làm công việc chính trị dù không phải là chính trị gia) thường có nhiều nguồn lực hơn và đủ khả năng để chi tiêu mạnh tay hơn”, ông Mel Sembler, một nhà huy động quỹ thuộc đảng Cộng hòa ở bang Florida, đồng thời là cựu Đại sứ Mỹ tại Australia dưới thời Tổng thống George H. W. Bush, cho biết.
Đổi lại, những người được bổ nhiệm vào vị trí đại sứ của Mỹ cũng được hưởng nhiều lợi ích, mà trước hết là danh hiệu Đại sứ. Tại một số quốc gia Tây Âu, đại sứ Mỹ được sống trong những dinh thự lớn như Winfield House ở London. Dinh thự này có diện tích vườn lên tới 12,5 mẫu, rộng hơn cả diện tích vườn của điện Buckingham.
Đại sứ Mỹ tại Italy thì sống trong dinh thự Villa Taverna với một hầm rượu vang khổng lồ chứa 5.000 chai rượu. Các nhà kinh doanh rượu vang Mỹ và Italy đã cung cấp tài chính cho hầm rượu trị giá 1,1 triệu USD này với hy vọng sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại giữa hai nước.
Ngoài ra, theo chương trình của Bộ Ngoại giao Mỹ, các đại sứ của nước này có thể được thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời nhất thuộc về các bảo tàng của Mỹ được trưng bày trong các đại sứ quán.
Theo số liệu từ Hiệp hội Đối ngoại Mỹ, 31% số đại sứ Mỹ hiện nay là người được bổ nhiệm chính trị, số còn lại là các viên chức ngoại giao thực thụ. Những người được bổ nhiệm chính trị thường yêu cầu được làm đại sứ tại các quốc gia giàu có nhất.
“Nếu phải chọn giữa Pháp và Botswana thì đó chẳng gọi là lựa chọn nữa”, ông Tex Harris, cựu Chủ tịch của Hiệp hội Đối ngoại Mỹ, nói. Qua các năm, Mỹ đã nỗ lực để bù đắp chi phí sinh hoạt tại các đại sứ quán ở các nước giàu để nhiều người có thể phù hợp với cương vị đại sứ ở các nước này.
Sau nhiệm kỳ đại sứ tại Cout of St. James dưới thời Tổng thống Nixon, ông Walter Annenberg đã thành lập một quỹ nhằm hỗ trợ chi phí bảo trì tòa nhà đại sứ quán Mỹ ở đây. “Chỉ riêng tiền mua hoa cắm lọ cho đại sứ quán Mỹ ở London đã rất tốn kém”, ông Harris cho biết.
Quốc hội Mỹ nhiều khả năng sẽ không tăng ngân sách cho các hoạt động xã hội của các đại sứ quán. Bà Susan Johnson, Chủ tịch AFSA, cho rằng, việc dùng tiền thuế của dân để tổ chức tiệc ngoài trời tại các đại sứ quán luôn là tâm điểm chỉ trích của nhiều người.
Cùng tham gia cuộc đua với Tổng biên tập Vouge, bà Wintour, vào cương vị Đại sứ Mỹ tại Anh còn có ông Matthew Barzun, chồng của một nữ thừa kế giàu có ở Kentucky.
Bà Wintour cũng được cho là đang “nhóm ngó” ghế Đại sứ Mỹ tại Paris. Nếu đúng vậy, bà Wintour sẽ phải cạnh tranh với nhà quản lý quỹ đầu cơ Marc Lasry, nhà sáng lập quỹ Avenue Capital Group, đồng thời là người đã huy động được 200.000 USD cho chiến dịch tranh cử của ông Obama.
Cựu hạ nghị sỹ bang Arizona, ông Jim Kolbe, so sánh cuộc đua của những nhân vật giàu có cho cương vị đại sứ Mỹ cũng giống như việc các tỷ phú vung “tiền tấn” để đi vào vũ trụ. “Cuộc đua này cũng giống như việc các tỷ phú dám chi 25 triệu USD để bay vào vũ trụ. Đó là một việc thú vị”, ông Kolbe nói.
Đó là lý do vì sao mà Tổng thống Barack Obama đang cân nhắc đưa bà Anna Wintour, Tổng biên tập tạp chí Vogue, vào cương vị Đại sứ tiếp theo của Mỹ tại Anh. Tờ Business Week cho biết, bà Wintour đã huy động được hơn 500.000 USD cho ông Obama trong cuộc bầu cử vừa qua, đồng thời là người khơi gợi cảm hứng cho dòng thời trang “Runway to Win” thu về số tiền lên tới 40 triệu USD cho chiến dịch tranh cử của ông Obama.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là “mức giá” ban đầu. Ngân quỹ từ Bộ Ngoại giao Mỹ không đủ để trang trải chi phí cao ngất ngưởng cho việc tổ chức tiệc tùng thường xuyên tại các đại sứ quán. Có nguồn tin cho biết, nhiều vị đại sứ Mỹ phải bỏ ra hơn 1 triệu USD tiền túi mỗi năm để trang trải cho những hoạt động như vậy.
Đó là lý do vì sao mà vị trí đại sứ ở những quốc gia giàu như Pháp và Italy thường được dành cho các nhà tài trợ giàu có thay vì các nhà ngoại giao thực sự. Đại sứ Mỹ hiện nay ở Anh, ông Louis Susman, nguyên là một người làm trong ngành ngân hàng đầu tư ở Chicago. Phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ tại Anh cho biết, mỗi tuần, vị Đại sứ này tổ chức 3-4 sự kiện xã hội, nhưng từ chối tiết lộ thông tin về chi phí của các sự kiện.
“Các đại sứ là người được bổ nhiệm chính trị (political appointee - người được bổ nhiệm làm công việc chính trị dù không phải là chính trị gia) thường có nhiều nguồn lực hơn và đủ khả năng để chi tiêu mạnh tay hơn”, ông Mel Sembler, một nhà huy động quỹ thuộc đảng Cộng hòa ở bang Florida, đồng thời là cựu Đại sứ Mỹ tại Australia dưới thời Tổng thống George H. W. Bush, cho biết.
Đổi lại, những người được bổ nhiệm vào vị trí đại sứ của Mỹ cũng được hưởng nhiều lợi ích, mà trước hết là danh hiệu Đại sứ. Tại một số quốc gia Tây Âu, đại sứ Mỹ được sống trong những dinh thự lớn như Winfield House ở London. Dinh thự này có diện tích vườn lên tới 12,5 mẫu, rộng hơn cả diện tích vườn của điện Buckingham.
Đại sứ Mỹ tại Italy thì sống trong dinh thự Villa Taverna với một hầm rượu vang khổng lồ chứa 5.000 chai rượu. Các nhà kinh doanh rượu vang Mỹ và Italy đã cung cấp tài chính cho hầm rượu trị giá 1,1 triệu USD này với hy vọng sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại giữa hai nước.
Ngoài ra, theo chương trình của Bộ Ngoại giao Mỹ, các đại sứ của nước này có thể được thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời nhất thuộc về các bảo tàng của Mỹ được trưng bày trong các đại sứ quán.
Theo số liệu từ Hiệp hội Đối ngoại Mỹ, 31% số đại sứ Mỹ hiện nay là người được bổ nhiệm chính trị, số còn lại là các viên chức ngoại giao thực thụ. Những người được bổ nhiệm chính trị thường yêu cầu được làm đại sứ tại các quốc gia giàu có nhất.
“Nếu phải chọn giữa Pháp và Botswana thì đó chẳng gọi là lựa chọn nữa”, ông Tex Harris, cựu Chủ tịch của Hiệp hội Đối ngoại Mỹ, nói. Qua các năm, Mỹ đã nỗ lực để bù đắp chi phí sinh hoạt tại các đại sứ quán ở các nước giàu để nhiều người có thể phù hợp với cương vị đại sứ ở các nước này.
Sau nhiệm kỳ đại sứ tại Cout of St. James dưới thời Tổng thống Nixon, ông Walter Annenberg đã thành lập một quỹ nhằm hỗ trợ chi phí bảo trì tòa nhà đại sứ quán Mỹ ở đây. “Chỉ riêng tiền mua hoa cắm lọ cho đại sứ quán Mỹ ở London đã rất tốn kém”, ông Harris cho biết.
Quốc hội Mỹ nhiều khả năng sẽ không tăng ngân sách cho các hoạt động xã hội của các đại sứ quán. Bà Susan Johnson, Chủ tịch AFSA, cho rằng, việc dùng tiền thuế của dân để tổ chức tiệc ngoài trời tại các đại sứ quán luôn là tâm điểm chỉ trích của nhiều người.
Cùng tham gia cuộc đua với Tổng biên tập Vouge, bà Wintour, vào cương vị Đại sứ Mỹ tại Anh còn có ông Matthew Barzun, chồng của một nữ thừa kế giàu có ở Kentucky.
Bà Wintour cũng được cho là đang “nhóm ngó” ghế Đại sứ Mỹ tại Paris. Nếu đúng vậy, bà Wintour sẽ phải cạnh tranh với nhà quản lý quỹ đầu cơ Marc Lasry, nhà sáng lập quỹ Avenue Capital Group, đồng thời là người đã huy động được 200.000 USD cho chiến dịch tranh cử của ông Obama.
Cựu hạ nghị sỹ bang Arizona, ông Jim Kolbe, so sánh cuộc đua của những nhân vật giàu có cho cương vị đại sứ Mỹ cũng giống như việc các tỷ phú vung “tiền tấn” để đi vào vũ trụ. “Cuộc đua này cũng giống như việc các tỷ phú dám chi 25 triệu USD để bay vào vũ trụ. Đó là một việc thú vị”, ông Kolbe nói.