Tổng giám đốc May 10: “Cứ thắng trên sân nhà đi đã!”
Giữa làm gia công hàng may mặc cho nước ngoài và tự xây dựng thương hiệu trên thị trường nội địa, cách làm nào dễ hơn?
Giữa làm gia công hàng may mặc cho nước ngoài và tự xây dựng thương hiệu trên thị trường nội địa, cách làm nào dễ hơn?
Câu hỏi này đã được VnEconomy đặt ra với bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, doanh nghiệp dệt may đã “thâm nhập” vào thị trường nội địa gần hai thập kỷ nay.
Bà Huyền nói:
- Nguyên tắc là ở đâu có lợi nhuận thì ở đó người ta quan tâm. Vì thế, nếu kiếm tìm lợi nhuận từ hàng sản xuất trong nước khi mà người ta chưa có chỗ đứng trên thị trường thì có thể đó là rủi ro rất lớn. Nên người ta sẽ chọn cái an toàn hơn.
Về cơ bản, các doanh nghiệp dệt may hiện đều rất chú trọng về thị trường nội địa. Nếu trước đây, hệ thống đại lý, cửa hàng của các doanh nghiệp dệt may chủ yếu chỉ có mặt ở các trung tâm thương mại, các vị trí đắc địa tại các thành phố lớn thì giờ đây, người tiêu dùng đã dễ dàng tìm thấy hệ thống bán lẻ hàng may mặc Việt Nam ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước.
Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có khoảng 86 triệu dân, và tôi giả định trong số đó, May 10 phục vụ được 10 - 20 triệu dân, nhưng chỉ trong một tháng chúng tôi đã làm ra 1 triệu áo sơmi, chưa kể các sản phẩm khác, nên nếu chỉ tính phục vụ không cho thị trường nội địa sẽ không đủ cho năng lực của doanh nghiệp. Năng lực của ta còn làm được nhiều hơn nhu cầu trong nước thì buộc phải mở rộng xuất khẩu.
Phải đặt mục tiêu xuất khẩu, nội địa cùng song song, vì nhiều lợi ích, chứ không đơn thuần chỉ là doanh thu.
Là những lợi ích gì vậy, thưa bà?
Nếu vừa phát triển thị trường nội địa, vừa xuất khẩu được thì lợi ích thuộc về các doanh nghiệp, thuộc về người tiêu dùng.
Tôi ví dụ thế này, có những thời kỳ đồng USD xuống thì chúng tôi có thị trường nội địa và hỗ trợ cho mình. Còn khi đồng USD lên thì mình đã có xuất khẩu. Chính vì thế doanh nghiệp nên làm cả hai, và phục vụ theo cách mình phải ưu tiên cho người Việt.
Đặc biệt, mình phải xuất khẩu để học hỏi và tiếp thu công nghệ của những nước tiên tiến nhất, từ đó phục vụ cho người dân mình, được sử dụng chất lượng công nghệ của thế giới nhưng giá của Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp chia sẻ, họ không hào hứng lắm khi quay lại phát triển thị trường nội địa vì giá trị lợi nhuận thấp?
Điều này mình cũng phải thông cảm với người ta. Cũng phải nói thật, cuộc chiến trên thị trường nội địa khốc liệt vô cùng.
Đơn cử, nếu làm đơn hàng xuất khẩu, thì mẫu mã khách hàng đã đưa đến, mình chọn các nhà cung cấp nguyên vật liệu, rồi tổ chức sản xuất làm sao cho tốt, cứ giao hàng đúng tiến độ, có lợi nhuận là xong. Như thế rất đơn giản.
Nhưng với hàng nội địa thì không phải như vậy. Nó giống như đẻ ra đứa con. Lúc mới sinh, lọt lòng thì phải nuôi dậy thế nào? Chọn nhà mẫu giáo ra làm sao? Ăn những chất gì để không bị suy dinh dưỡng…?
Các doanh nghiệp phải tự bỏ vốn ra, tự lo từ A- Z, trong đó chi phí mặt bằng chiếm tỷ trọng không nhỏ, chưa nói đến biết đến bao nhiêu chi phí khác, vì thế người ta ngại là đúng.
Tóm lại, nếu làm thương hiệu nội địa thì tương tự như sinh ra một đứa con và nó vô cùng cực nhọc, vất vả. Đó là lý do mà nhiều doanh nghiệp may mặc lựa chọn làm gia công xuất khẩu.
Như vậy, phát triển thương hiệu nội địa để “làm chủ” trên đất của mình là quá khó?
Đúng. Khó thật. Nhưng, nếu mình không đi bằng đôi chân của mình thì người khác sẽ "xơi" mất. Việt Nam vào WTO rồi, các doanh nghiệp nước ngoài ào vào chiếm lĩnh, không cẩn thận thì mình mất thị trường. Để mất thị trường thì sẽ phải làm thuê trên chính quê hương mình.
Theo tôi, để làm chủ được trên sân nhà thì trước hết doanh nghiệp phải có tiềm lực. Vấn đề ở đây là chiến lược của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào ý thức được phải bền vững, lâu dài bằng cái tên của mình thì câu chuyện đầu tư và phát triển nó sẽ khác.
Tất nhiên, để làm được, Nhà nước cũng phải có những chính sách hỗ trợ, như với những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn gì thì được hỗ trợ những gì, ví dụ như giảm thuế đất, hỗ trợ bao nhiêu phần trăm xã hội cho người lao động…
Nhưng hiện nay lại chưa có chính sách gì hỗ trợ cả. Nên cũng không thể chỉ trách các doanh nghiệp mà phải nhìn nhận hoàn toàn khách quan.
Nhìn xa hơn, thế giới sẽ biết đến Việt Nam nhiều hơn khi Việt Nam có những thương hiệu nổi tiếng. Vì thế, đây là lợi ích giữa doanh nghiệp và quốc gia, nếu quốc gia hỗ trợ cho các doanh nghiệp thì thế giới sẽ biết đến quốc gia. Ngành may mặc của Việt Nam thì chưa có một thương hiệu nào đủ mạnh để cạnh tranh với thế giới, cũng như ngành nông sản hay thủy hải sản vậy.
Nhưng thôi, đó là câu chuyện của tương lai. Trước mắt, cứ thắng trên sân nhà đi đã! Làm sao người dân Việt Nam đều có thể mặc hàng Việt Nam, thì đó là rất quý, rất tuyệt vời rồi, và từ đây sẽ có sự lan tỏa. Chiếm lĩnh được thị trường nội địa rồi thì mới vững vàng ra thế giới được.
Nhưng trên thực tế, đôi khi sản phẩm doanh nghiệp bán cho thị trường nội địa lại không cầu kỳ và đạt chất lượng cao như hàng xuất khẩu?
Với các doanh nghiệp dệt may khác tôi xin phép không đánh giá.
Vậy với bản thân May 10?
Tôi luôn quan niệm, người Việt Nam thì phải được hưởng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Người Việt Nam chúng ta khi sang Nhật, thấy sản phẩm “made in Japan” đắt cỡ mấy cũng mua. Điều này cũng hàm chứa ý nghĩa, người Nhật được chính người Nhật tôn trọng nhất. Tức là doanh nghiệp Nhật đã thắng ngay trên sân nhà.
Vì thế, tôi cũng muốn người Việt Nam phải được tôn trọng nhất, trên lãnh thổ của mình, trên mảnh đất mình sinh ra thì thiên hạ mới tôn trọng. Nếu người nhà mình mà mình làm những đồ không ra gì, không phục vụ tốt thì không thể chấp nhận được.
Câu hỏi này đã được VnEconomy đặt ra với bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, doanh nghiệp dệt may đã “thâm nhập” vào thị trường nội địa gần hai thập kỷ nay.
Bà Huyền nói:
- Nguyên tắc là ở đâu có lợi nhuận thì ở đó người ta quan tâm. Vì thế, nếu kiếm tìm lợi nhuận từ hàng sản xuất trong nước khi mà người ta chưa có chỗ đứng trên thị trường thì có thể đó là rủi ro rất lớn. Nên người ta sẽ chọn cái an toàn hơn.
Về cơ bản, các doanh nghiệp dệt may hiện đều rất chú trọng về thị trường nội địa. Nếu trước đây, hệ thống đại lý, cửa hàng của các doanh nghiệp dệt may chủ yếu chỉ có mặt ở các trung tâm thương mại, các vị trí đắc địa tại các thành phố lớn thì giờ đây, người tiêu dùng đã dễ dàng tìm thấy hệ thống bán lẻ hàng may mặc Việt Nam ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước.
Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có khoảng 86 triệu dân, và tôi giả định trong số đó, May 10 phục vụ được 10 - 20 triệu dân, nhưng chỉ trong một tháng chúng tôi đã làm ra 1 triệu áo sơmi, chưa kể các sản phẩm khác, nên nếu chỉ tính phục vụ không cho thị trường nội địa sẽ không đủ cho năng lực của doanh nghiệp. Năng lực của ta còn làm được nhiều hơn nhu cầu trong nước thì buộc phải mở rộng xuất khẩu.
Phải đặt mục tiêu xuất khẩu, nội địa cùng song song, vì nhiều lợi ích, chứ không đơn thuần chỉ là doanh thu.
Là những lợi ích gì vậy, thưa bà?
Nếu vừa phát triển thị trường nội địa, vừa xuất khẩu được thì lợi ích thuộc về các doanh nghiệp, thuộc về người tiêu dùng.
Tôi ví dụ thế này, có những thời kỳ đồng USD xuống thì chúng tôi có thị trường nội địa và hỗ trợ cho mình. Còn khi đồng USD lên thì mình đã có xuất khẩu. Chính vì thế doanh nghiệp nên làm cả hai, và phục vụ theo cách mình phải ưu tiên cho người Việt.
Đặc biệt, mình phải xuất khẩu để học hỏi và tiếp thu công nghệ của những nước tiên tiến nhất, từ đó phục vụ cho người dân mình, được sử dụng chất lượng công nghệ của thế giới nhưng giá của Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp chia sẻ, họ không hào hứng lắm khi quay lại phát triển thị trường nội địa vì giá trị lợi nhuận thấp?
Điều này mình cũng phải thông cảm với người ta. Cũng phải nói thật, cuộc chiến trên thị trường nội địa khốc liệt vô cùng.
Đơn cử, nếu làm đơn hàng xuất khẩu, thì mẫu mã khách hàng đã đưa đến, mình chọn các nhà cung cấp nguyên vật liệu, rồi tổ chức sản xuất làm sao cho tốt, cứ giao hàng đúng tiến độ, có lợi nhuận là xong. Như thế rất đơn giản.
Nhưng với hàng nội địa thì không phải như vậy. Nó giống như đẻ ra đứa con. Lúc mới sinh, lọt lòng thì phải nuôi dậy thế nào? Chọn nhà mẫu giáo ra làm sao? Ăn những chất gì để không bị suy dinh dưỡng…?
Các doanh nghiệp phải tự bỏ vốn ra, tự lo từ A- Z, trong đó chi phí mặt bằng chiếm tỷ trọng không nhỏ, chưa nói đến biết đến bao nhiêu chi phí khác, vì thế người ta ngại là đúng.
Tóm lại, nếu làm thương hiệu nội địa thì tương tự như sinh ra một đứa con và nó vô cùng cực nhọc, vất vả. Đó là lý do mà nhiều doanh nghiệp may mặc lựa chọn làm gia công xuất khẩu.
Như vậy, phát triển thương hiệu nội địa để “làm chủ” trên đất của mình là quá khó?
Đúng. Khó thật. Nhưng, nếu mình không đi bằng đôi chân của mình thì người khác sẽ "xơi" mất. Việt Nam vào WTO rồi, các doanh nghiệp nước ngoài ào vào chiếm lĩnh, không cẩn thận thì mình mất thị trường. Để mất thị trường thì sẽ phải làm thuê trên chính quê hương mình.
Theo tôi, để làm chủ được trên sân nhà thì trước hết doanh nghiệp phải có tiềm lực. Vấn đề ở đây là chiến lược của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào ý thức được phải bền vững, lâu dài bằng cái tên của mình thì câu chuyện đầu tư và phát triển nó sẽ khác.
Tất nhiên, để làm được, Nhà nước cũng phải có những chính sách hỗ trợ, như với những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn gì thì được hỗ trợ những gì, ví dụ như giảm thuế đất, hỗ trợ bao nhiêu phần trăm xã hội cho người lao động…
Nhưng hiện nay lại chưa có chính sách gì hỗ trợ cả. Nên cũng không thể chỉ trách các doanh nghiệp mà phải nhìn nhận hoàn toàn khách quan.
Nhìn xa hơn, thế giới sẽ biết đến Việt Nam nhiều hơn khi Việt Nam có những thương hiệu nổi tiếng. Vì thế, đây là lợi ích giữa doanh nghiệp và quốc gia, nếu quốc gia hỗ trợ cho các doanh nghiệp thì thế giới sẽ biết đến quốc gia. Ngành may mặc của Việt Nam thì chưa có một thương hiệu nào đủ mạnh để cạnh tranh với thế giới, cũng như ngành nông sản hay thủy hải sản vậy.
Nhưng thôi, đó là câu chuyện của tương lai. Trước mắt, cứ thắng trên sân nhà đi đã! Làm sao người dân Việt Nam đều có thể mặc hàng Việt Nam, thì đó là rất quý, rất tuyệt vời rồi, và từ đây sẽ có sự lan tỏa. Chiếm lĩnh được thị trường nội địa rồi thì mới vững vàng ra thế giới được.
Nhưng trên thực tế, đôi khi sản phẩm doanh nghiệp bán cho thị trường nội địa lại không cầu kỳ và đạt chất lượng cao như hàng xuất khẩu?
Với các doanh nghiệp dệt may khác tôi xin phép không đánh giá.
Vậy với bản thân May 10?
Tôi luôn quan niệm, người Việt Nam thì phải được hưởng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Người Việt Nam chúng ta khi sang Nhật, thấy sản phẩm “made in Japan” đắt cỡ mấy cũng mua. Điều này cũng hàm chứa ý nghĩa, người Nhật được chính người Nhật tôn trọng nhất. Tức là doanh nghiệp Nhật đã thắng ngay trên sân nhà.
Vì thế, tôi cũng muốn người Việt Nam phải được tôn trọng nhất, trên lãnh thổ của mình, trên mảnh đất mình sinh ra thì thiên hạ mới tôn trọng. Nếu người nhà mình mà mình làm những đồ không ra gì, không phục vụ tốt thì không thể chấp nhận được.