Tổng quan thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam
Thị trường thẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển rời rạc và cắt khúc do mỗi ngân hàng tự đầu tư hệ thống ATM
Năm 1996, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phát hành thí điểm thẻ ngân hàng đầu tiên.
Cũng vào năm này, Hội Các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam được thành lập với bốn thành viên sáng lập gồm Vietcombank, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) và First Vinabank.
Hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ lúc ấy chỉ là quyết định số 74 do thống đốc ngân hàng Nhà nước ký ban hành ngày 10/4/1993, qui định “thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán”.
Việc ứng dụng thẻ ở Việt Nam vào thời điểm đó còn bị giới hạn rất nhiều về cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật... Trên cơ sở thỏa thuận của ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại thí điểm phát hành thẻ tự xây dựng qui chế, hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ, tức tính pháp lý chỉ dừng ở mức điều chỉnh “nội bộ” giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ.
Trong hơn 10 năm qua, dịch vụ thẻ phát triển với tốc độ cao, từ việc thẻ ngân hàng được xem như một tài sản hay thương hiệu đối với những gương mặt thành đạt đến nay đã trở thành công cụ thanh toán thông dụng.
Vào cuối tháng 6/2007, cả nước có trên 20 ngân hàng phát hành thẻ thanh toán, với khoảng 6,2 triệu thẻ. Hầu hết các ngân hàng đã trang bị máy ATM với khoảng 3.820 máy, số thiết bị chấp nhận thẻ lên đến 21.875.
Hiện các ngân hàng phát hành hai loại thẻ chính: tín dụng quốc tế và ghi nợ.
Đặc trưng của thẻ tín dụng là chi tiêu trước, trả tiền sau, tức chủ thẻ được ngân hàng cấp một hạn mức tín dụng để chi tiêu (tín chấp hoặc thế chấp). Hằng tháng, khách hàng sẽ trả những khoản tiền đã thanh toán bằng thẻ tín dụng và không phải trả bất kỳ khoản lãi nào nếu trả đúng thời hạn ngân hàng qui định.
Trong thị trường thẻ tín dụng quốc tế, Vietcombank đang giữ vững vị trí hàng đầu về thị phần thanh toán và cũng là đơn vị duy nhất chấp nhận thanh toán cả năm loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới gồm Visa, MasterCard, JCB, American Express và Diners Club.
Thẻ ghi nợ cũng là phương tiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ không dùng tiền mặt. Song, khác với thẻ tín dụng, đặc trưng của thẻ ghi nợ là nộp tiền trước, chi tiêu sau, tức chủ thẻ phải nộp trước tiền vào tài khoản thẻ và chỉ được chi tiêu trong phạm vi số tiền đã nộp.
Nhưng gần đây, có ngân hàng (ACB chẳng hạn) đưa ra chế độ ưu đãi giới hạn cho những chủ thẻ ghi nợ thường xuyên có mức kết dư nào đó cũng được cấp một hạn mức tín dụng nhất định như chủ thẻ tín dụng. Số dư trên tài khoản được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
Thị trường thẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển rời rạc và cắt khúc do mỗi ngân hàng tự đầu tư hệ thống ATM và người sử dụng phải chạy tìm đúng máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ mới có thể rút tiền được. Hạn chế này được khắc phục một phần sau khi bốn liên minh thẻ được thành lập, trong đó liên minh lớn nhất do Vietcombank chủ trì với 17 ngân hàng khác.
Ba liên minh còn lại là Công ty Cổ phần Chuyển mạch tài chính quốc gia (gọi tắt là BankNet do ngân hàng Nhà nước chỉ định Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trung tâm kết nối), liên minh VNBC giữa Ngân hàng Đông Á, Sài Gòn Công thương Ngân hàng, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL (MHB) và Ngân hàng Nhà Hà Nội (HBB) và liên minh giữa Ngân hàng Sacombank và ANZ.
Cũng vào năm này, Hội Các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam được thành lập với bốn thành viên sáng lập gồm Vietcombank, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) và First Vinabank.
Hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ lúc ấy chỉ là quyết định số 74 do thống đốc ngân hàng Nhà nước ký ban hành ngày 10/4/1993, qui định “thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán”.
Việc ứng dụng thẻ ở Việt Nam vào thời điểm đó còn bị giới hạn rất nhiều về cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật... Trên cơ sở thỏa thuận của ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại thí điểm phát hành thẻ tự xây dựng qui chế, hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ, tức tính pháp lý chỉ dừng ở mức điều chỉnh “nội bộ” giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ.
Trong hơn 10 năm qua, dịch vụ thẻ phát triển với tốc độ cao, từ việc thẻ ngân hàng được xem như một tài sản hay thương hiệu đối với những gương mặt thành đạt đến nay đã trở thành công cụ thanh toán thông dụng.
Vào cuối tháng 6/2007, cả nước có trên 20 ngân hàng phát hành thẻ thanh toán, với khoảng 6,2 triệu thẻ. Hầu hết các ngân hàng đã trang bị máy ATM với khoảng 3.820 máy, số thiết bị chấp nhận thẻ lên đến 21.875.
Hiện các ngân hàng phát hành hai loại thẻ chính: tín dụng quốc tế và ghi nợ.
Đặc trưng của thẻ tín dụng là chi tiêu trước, trả tiền sau, tức chủ thẻ được ngân hàng cấp một hạn mức tín dụng để chi tiêu (tín chấp hoặc thế chấp). Hằng tháng, khách hàng sẽ trả những khoản tiền đã thanh toán bằng thẻ tín dụng và không phải trả bất kỳ khoản lãi nào nếu trả đúng thời hạn ngân hàng qui định.
Trong thị trường thẻ tín dụng quốc tế, Vietcombank đang giữ vững vị trí hàng đầu về thị phần thanh toán và cũng là đơn vị duy nhất chấp nhận thanh toán cả năm loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới gồm Visa, MasterCard, JCB, American Express và Diners Club.
Thẻ ghi nợ cũng là phương tiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ không dùng tiền mặt. Song, khác với thẻ tín dụng, đặc trưng của thẻ ghi nợ là nộp tiền trước, chi tiêu sau, tức chủ thẻ phải nộp trước tiền vào tài khoản thẻ và chỉ được chi tiêu trong phạm vi số tiền đã nộp.
Nhưng gần đây, có ngân hàng (ACB chẳng hạn) đưa ra chế độ ưu đãi giới hạn cho những chủ thẻ ghi nợ thường xuyên có mức kết dư nào đó cũng được cấp một hạn mức tín dụng nhất định như chủ thẻ tín dụng. Số dư trên tài khoản được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
Thị trường thẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển rời rạc và cắt khúc do mỗi ngân hàng tự đầu tư hệ thống ATM và người sử dụng phải chạy tìm đúng máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ mới có thể rút tiền được. Hạn chế này được khắc phục một phần sau khi bốn liên minh thẻ được thành lập, trong đó liên minh lớn nhất do Vietcombank chủ trì với 17 ngân hàng khác.
Ba liên minh còn lại là Công ty Cổ phần Chuyển mạch tài chính quốc gia (gọi tắt là BankNet do ngân hàng Nhà nước chỉ định Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trung tâm kết nối), liên minh VNBC giữa Ngân hàng Đông Á, Sài Gòn Công thương Ngân hàng, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL (MHB) và Ngân hàng Nhà Hà Nội (HBB) và liên minh giữa Ngân hàng Sacombank và ANZ.