Tổng quan xuất nhập khẩu, nhập siêu 2007
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2007 so với GDP đạt 67,9%, thuộc loại cao ở châu Á và thế giới
Tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng ước đạt 43,68 tỷ USD và bình quân 1 tháng đạt xấp xỉ 4 tỷ USD, thì tháng 12 ước đạt 4,7 tỷ USD, cao hơn mức bình quân tháng trong 11 tháng trước đó, cao nhất từ đầu năm đến nay. Kết quả trong tháng 12 đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm 2007 lên 48,38 tỷ USD.
Theo ước tính, nếu tính bằng USD tổng kim ngạch xuất khẩu so với GDP đạt 67,9%, thuộc loại cao ở châu Á và thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt khoảng 568 USD, cao nhất từ trước tới nay. So với năm trước, xuất khẩu tăng 21,5%.
Năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước cao hơn tốc độ tăng chung, chứng tỏ khu vực này đã tận dụng được cơ hội do vị thế mới của thành viên WTO. Nếu không kể dầu thô bị sút giảm thì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) còn tăng cao hơn khu vực kinh tế trong nước.
Điều đó cho thấy, khu vực FDI đã tận dụng tốt hơn cơ hội WTO.
Xuất khẩu tăng ở hầu hết các mặt hàng, trong đó có những mặt hàng có kim ngạch tăng khá cao: dệt may, điện tử máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, gỗ, cà phê, hạt tiêu, hạt điều. Đã có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính, cà phê, gạo và cao su với kim ngạch đạt 33 tỷ USD, chiếm 68,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 60,83 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục từ trước tới nay, tăng tới 35,5% so với năm trước. Đã có 13 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt trên 10 tỷ USD, xăng dầu đạt trên 7 tỷ USD, sắt thép đạt gần 5 tỷ USD, vải 4 tỷ USD, điện tử máy tính và linh kiện đạt gần 3 tỷ USD.
Do tốc độ tăng nhập khẩu cao gấp rưỡi tốc độ tăng xuất khẩu, nên nhập siêu đã gia tăng so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (12,45 tỷ USD so với gần 5,1 tỷ USD) và cả về tỷ lệ so với xuất khẩu (25,6% so với 12,7%).
Mặc dù nhập siêu tăng chủ yếu so nhập thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu tăng cao, một phần do giá nhập tăng: xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo, giấy sợi, dệt, bông, nhưng có ba vấn đề đáng lưu ý.
Một, mức nhập siêu như thế là rất cao, vượt xa so với năm trước và cao gấp hơn hai lần so với kế hoạch, có những lĩnh vực không thể coi là hợp lý hay cần thiết, bởi có nhiều loại mà trong nước có thể sản xuất được.
Hai, do hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất trong nước, nên nhiều mặt hàng đã thua ngay trên sân nhà.
Ba, trong khi xuất siêu với Mỹ, EU... nhưng lại nhập siêu lớn đối với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan...
Theo ước tính, nếu tính bằng USD tổng kim ngạch xuất khẩu so với GDP đạt 67,9%, thuộc loại cao ở châu Á và thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt khoảng 568 USD, cao nhất từ trước tới nay. So với năm trước, xuất khẩu tăng 21,5%.
Năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước cao hơn tốc độ tăng chung, chứng tỏ khu vực này đã tận dụng được cơ hội do vị thế mới của thành viên WTO. Nếu không kể dầu thô bị sút giảm thì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) còn tăng cao hơn khu vực kinh tế trong nước.
Điều đó cho thấy, khu vực FDI đã tận dụng tốt hơn cơ hội WTO.
Xuất khẩu tăng ở hầu hết các mặt hàng, trong đó có những mặt hàng có kim ngạch tăng khá cao: dệt may, điện tử máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, gỗ, cà phê, hạt tiêu, hạt điều. Đã có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính, cà phê, gạo và cao su với kim ngạch đạt 33 tỷ USD, chiếm 68,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 60,83 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục từ trước tới nay, tăng tới 35,5% so với năm trước. Đã có 13 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt trên 10 tỷ USD, xăng dầu đạt trên 7 tỷ USD, sắt thép đạt gần 5 tỷ USD, vải 4 tỷ USD, điện tử máy tính và linh kiện đạt gần 3 tỷ USD.
Do tốc độ tăng nhập khẩu cao gấp rưỡi tốc độ tăng xuất khẩu, nên nhập siêu đã gia tăng so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (12,45 tỷ USD so với gần 5,1 tỷ USD) và cả về tỷ lệ so với xuất khẩu (25,6% so với 12,7%).
Mặc dù nhập siêu tăng chủ yếu so nhập thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu tăng cao, một phần do giá nhập tăng: xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo, giấy sợi, dệt, bông, nhưng có ba vấn đề đáng lưu ý.
Một, mức nhập siêu như thế là rất cao, vượt xa so với năm trước và cao gấp hơn hai lần so với kế hoạch, có những lĩnh vực không thể coi là hợp lý hay cần thiết, bởi có nhiều loại mà trong nước có thể sản xuất được.
Hai, do hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất trong nước, nên nhiều mặt hàng đã thua ngay trên sân nhà.
Ba, trong khi xuất siêu với Mỹ, EU... nhưng lại nhập siêu lớn đối với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan...