Tổng thanh tra Chính phủ: “Có những việc vượt ngoài khả năng của mình”
Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền trao đổi với báo giới bên lề kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XI
Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền trao đổi với báo giới bên lề kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XI.
“Cuộc thanh tra nào cũng đều có chạy án”
Báo cáo trước Quốc hội về công tác thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, ông đã thừa nhận công tác phòng và chống tham nhũng thời gian vừa qua vẫn còn yếu do còn vấp phải nhiều khó khăn, trong đó những “bữa cơm chạy án” đã gây ảnh hưởng rất lớn. Ông nghĩ thế nào?
Tôi thấy bất cứ cuộc thanh tra nào, cuộc giải quyết án nào cũng đều có sự chạy án ở trong đó. Còn mức độ chạy thế nào, chạy trực tiếp, chạy gián tiếp, chạy nhiều chạy ít thì đó là chuyện khác của từng vụ việc.
Như vậy, sự “trong sạch” trong các cuộc thanh tra sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính đội ngũ cán bộ thanh tra? Và quan điểm của người đứng đầu cơ quan thanh tra về điều này thế nào?
Ở đây, rõ ràng là luật pháp đã cấm, quy chế đạo đức nghề nghiệp của ngành cũng đã cấm thì bản thân cán bộ lãnh đạo thanh tra phải nêu gương và phải có cơ chế giám sát và nhất là nữhng người đứng đầu như các vụ trưởng trưởng đoàn phải chịu trách nhiệm trước Tổng thanh tra. Nếu họ không hoàn thành trách nhiệm thì chúng tôi sẽ phải xem xét trách nhiệm họ.
Tuy nhiên quan hệ xã hội vốn rất phức tạp, đôi khi mình không muốn nó vẫn cứ xảy ra. Ví dụ vừa qua một số cán bộ thanh tra Chính phủ đã vi phạm pháp luật, đó là do lơi lỏng trong việc quản lý cán bộ và phẩm chất đạo đức không tốt. Vì vậy nhiệm vụ của chúng tôi bây giờ là phải làm cho anh em biết tự giữ lấy mình, hơn nữa phải có cơ chế tập thể giám sát.
Khi thanh tra Chính phủ chuẩn bị đi thanh tra địa phương hoặc ngành nào đó thì đều dược cơ sở đón tiếp rất nồng hậu, ông nghĩ thế nào?
Hôm trước trên diễn đàn Quốc hội đã có đại biểu đề cập đến vấn đề này. Đó là việc từ trước có thể có, còn từ khi tôi về đến nay thì chưa thấy có cuộc nào như thế. Trong quy chế đoàn thanh tra của chúng tôi, tôi đã cấm tiệt chuyện đó, nếu nơi nào phát hiện đến địa phương mà tiếp đón trọng thể, ăn ở nhờ vả vào đối tượng bị thanh tra thì nhất định tôi sẽ kỷ luật.
Thứ hai là quy tắc ứng xử về đạo đức nghề nghiệp cán bộ thanh tra mới ban hành cũng đã cấm quy định rất rõ về điều đó. Cũng không loại trừ trường hợp anh em đi làm ở các địa phương chấp hành không nghiêm, có những cái sai nhưn cho đế bây giờ tôi chưa phát hiện được trường hợp nào.
“Phải giáo dục cả vợ con nữa”
Nhưng vấn đề đặt ra là, các đối tượng chạy án lại thường không chạy trực tiếp tới cán bộ thanh tra mà lại thông qua vợ, con thì làm sao phát hiện?
Như tôi đã nói, người ta luôn chạy qua nhiều con đường. Nếu mà chạy trực tiếp như một số trường hợp như vừa qua thì tôi đã báo cáo Thủ tướng xử lý ngay và tôi đã đề nghị các cơ quan chức năng truy xét họ.
Tuy nhiên, có những anh em nói rằng biết đâu còn có con đường vợ con mình nữa. Nhưng trong các điều cấm của Trung ương và trong cả pháp lệnh công chức cũng đã quy định tất cả những điều được và không được làm, vì vậy ngoài trách nhiệm phải giữ gìn cho bản thân thì còn có trách nhiệm phải giáo dục cho vợ con mình và phải cảnh giác trong mọi quan hệ.
“Không còn điều kiện thu hồi thì phải kiến nghị xử lý trách nhiệm”
Báo cáo nói qua thanh tra phát hiện thất thoát gần 5.000 tỷ đồng nhưng mới thu hồi đơợc khoảng 5%?
Đại biểu Quốc hội cũng đã chất vấn tôi rồi, tôi đã trả lời. Khi thanh tra phát hiện sai phạm là có từ nhiều nguồn, có nguồn thiếu trách nhiệm, có nguồn cố ý làm trái, do tiêu cực, tham ô... Đến khi kiến nghị là chỉ kiến nghị những việc có khả năng thu hồi còn những việc chẳng hạn như thiếu trách nhiệm làm mất tiêu rồi thì bảo thu hồi, lấy đâu được mà thu hồi.
Chẳng hạn có đơn vị thanh toán hợp đồng với phía Nhật thanh toán khoảng 3 triệu USD nhưng không có trong hợp đồng mà họ vẫn thanh toán, vậy thì không thể nói sang Nhật mà đòi?!
Vậy lý do cơ bản là gì, thưa ông?
Có khoảng hơn chục nguồn có thể dẫn đến sai phạm trong xác định kết quả thanh tra, có thể do thiếu trách nhiệm mà ra hoặc do cố ý làm sai hay do tư lợi, tham ô... nhưng phần kiến nghị thì phải kiến nghị cái có khả năng thu hồi.
Thí dụ như anh làm thất thoát nhưng điều kiện thu hồi của anh vẫn còn thì phải đề nghị thu hồi, còn nếu không còn điều kiện thu hồi thì đề nghị làm gì, mà lúc đó phải kiến nghị xử lý trách nhiệm. Chính vì lẽ đó con số kiến nghị thu hồi bao giờ cũng nhỏ hơn con số thất thoát. Hơn nữa số thu hồi được lại phụ thuộc vào trách nhiệm người thực hiện kiến nghị này.
Tuy nhiên, chế tài xử lý việc không chấp hành kiến nghị thu hồi này như thế nào lại chưa rõ, cho nên trong dự thảo Luật Thanh tra tới đây, chúng tôi sẽ kiến nghị trong một thời hạn nhất định mà không thực hiện việc thu hồi thì kiến nghị chuyển sang xem xét trách nhiệm bằng pháp luật hình sự.
Ngoài ra, theo tôi, vấn đề quy định trách nhiệm của người đứng đầu thì chúng ta đã có nhưng thực tế hiện nay cũng chưa có trường hợp nào xử lý người đứng đầu, còn về tổ chức Đảng cũng đã có nhưng xử lý trực tiếp bằng việc cách chức thì chưa có. Đây là một khó khăn lớn.
“Cuộc thanh tra nào cũng đều có chạy án”
Báo cáo trước Quốc hội về công tác thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, ông đã thừa nhận công tác phòng và chống tham nhũng thời gian vừa qua vẫn còn yếu do còn vấp phải nhiều khó khăn, trong đó những “bữa cơm chạy án” đã gây ảnh hưởng rất lớn. Ông nghĩ thế nào?
Tôi thấy bất cứ cuộc thanh tra nào, cuộc giải quyết án nào cũng đều có sự chạy án ở trong đó. Còn mức độ chạy thế nào, chạy trực tiếp, chạy gián tiếp, chạy nhiều chạy ít thì đó là chuyện khác của từng vụ việc.
Như vậy, sự “trong sạch” trong các cuộc thanh tra sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính đội ngũ cán bộ thanh tra? Và quan điểm của người đứng đầu cơ quan thanh tra về điều này thế nào?
Ở đây, rõ ràng là luật pháp đã cấm, quy chế đạo đức nghề nghiệp của ngành cũng đã cấm thì bản thân cán bộ lãnh đạo thanh tra phải nêu gương và phải có cơ chế giám sát và nhất là nữhng người đứng đầu như các vụ trưởng trưởng đoàn phải chịu trách nhiệm trước Tổng thanh tra. Nếu họ không hoàn thành trách nhiệm thì chúng tôi sẽ phải xem xét trách nhiệm họ.
Tuy nhiên quan hệ xã hội vốn rất phức tạp, đôi khi mình không muốn nó vẫn cứ xảy ra. Ví dụ vừa qua một số cán bộ thanh tra Chính phủ đã vi phạm pháp luật, đó là do lơi lỏng trong việc quản lý cán bộ và phẩm chất đạo đức không tốt. Vì vậy nhiệm vụ của chúng tôi bây giờ là phải làm cho anh em biết tự giữ lấy mình, hơn nữa phải có cơ chế tập thể giám sát.
Khi thanh tra Chính phủ chuẩn bị đi thanh tra địa phương hoặc ngành nào đó thì đều dược cơ sở đón tiếp rất nồng hậu, ông nghĩ thế nào?
Hôm trước trên diễn đàn Quốc hội đã có đại biểu đề cập đến vấn đề này. Đó là việc từ trước có thể có, còn từ khi tôi về đến nay thì chưa thấy có cuộc nào như thế. Trong quy chế đoàn thanh tra của chúng tôi, tôi đã cấm tiệt chuyện đó, nếu nơi nào phát hiện đến địa phương mà tiếp đón trọng thể, ăn ở nhờ vả vào đối tượng bị thanh tra thì nhất định tôi sẽ kỷ luật.
Thứ hai là quy tắc ứng xử về đạo đức nghề nghiệp cán bộ thanh tra mới ban hành cũng đã cấm quy định rất rõ về điều đó. Cũng không loại trừ trường hợp anh em đi làm ở các địa phương chấp hành không nghiêm, có những cái sai nhưn cho đế bây giờ tôi chưa phát hiện được trường hợp nào.
“Phải giáo dục cả vợ con nữa”
Nhưng vấn đề đặt ra là, các đối tượng chạy án lại thường không chạy trực tiếp tới cán bộ thanh tra mà lại thông qua vợ, con thì làm sao phát hiện?
Như tôi đã nói, người ta luôn chạy qua nhiều con đường. Nếu mà chạy trực tiếp như một số trường hợp như vừa qua thì tôi đã báo cáo Thủ tướng xử lý ngay và tôi đã đề nghị các cơ quan chức năng truy xét họ.
Tuy nhiên, có những anh em nói rằng biết đâu còn có con đường vợ con mình nữa. Nhưng trong các điều cấm của Trung ương và trong cả pháp lệnh công chức cũng đã quy định tất cả những điều được và không được làm, vì vậy ngoài trách nhiệm phải giữ gìn cho bản thân thì còn có trách nhiệm phải giáo dục cho vợ con mình và phải cảnh giác trong mọi quan hệ.
“Không còn điều kiện thu hồi thì phải kiến nghị xử lý trách nhiệm”
Báo cáo nói qua thanh tra phát hiện thất thoát gần 5.000 tỷ đồng nhưng mới thu hồi đơợc khoảng 5%?
Đại biểu Quốc hội cũng đã chất vấn tôi rồi, tôi đã trả lời. Khi thanh tra phát hiện sai phạm là có từ nhiều nguồn, có nguồn thiếu trách nhiệm, có nguồn cố ý làm trái, do tiêu cực, tham ô... Đến khi kiến nghị là chỉ kiến nghị những việc có khả năng thu hồi còn những việc chẳng hạn như thiếu trách nhiệm làm mất tiêu rồi thì bảo thu hồi, lấy đâu được mà thu hồi.
Chẳng hạn có đơn vị thanh toán hợp đồng với phía Nhật thanh toán khoảng 3 triệu USD nhưng không có trong hợp đồng mà họ vẫn thanh toán, vậy thì không thể nói sang Nhật mà đòi?!
Vậy lý do cơ bản là gì, thưa ông?
Có khoảng hơn chục nguồn có thể dẫn đến sai phạm trong xác định kết quả thanh tra, có thể do thiếu trách nhiệm mà ra hoặc do cố ý làm sai hay do tư lợi, tham ô... nhưng phần kiến nghị thì phải kiến nghị cái có khả năng thu hồi.
Thí dụ như anh làm thất thoát nhưng điều kiện thu hồi của anh vẫn còn thì phải đề nghị thu hồi, còn nếu không còn điều kiện thu hồi thì đề nghị làm gì, mà lúc đó phải kiến nghị xử lý trách nhiệm. Chính vì lẽ đó con số kiến nghị thu hồi bao giờ cũng nhỏ hơn con số thất thoát. Hơn nữa số thu hồi được lại phụ thuộc vào trách nhiệm người thực hiện kiến nghị này.
Tuy nhiên, chế tài xử lý việc không chấp hành kiến nghị thu hồi này như thế nào lại chưa rõ, cho nên trong dự thảo Luật Thanh tra tới đây, chúng tôi sẽ kiến nghị trong một thời hạn nhất định mà không thực hiện việc thu hồi thì kiến nghị chuyển sang xem xét trách nhiệm bằng pháp luật hình sự.
Ngoài ra, theo tôi, vấn đề quy định trách nhiệm của người đứng đầu thì chúng ta đã có nhưng thực tế hiện nay cũng chưa có trường hợp nào xử lý người đứng đầu, còn về tổ chức Đảng cũng đã có nhưng xử lý trực tiếp bằng việc cách chức thì chưa có. Đây là một khó khăn lớn.