Top 10 vụ khách hàng kiện hãng fastfood
10 vụ kiện nổi tiếng mà người tiêu dùng nhằm vào doanh nghiệp trong lĩnh vực đồ ăn nhanh (fastfood)
Theo trang Criminal Justice Degrees Guide, trên thế giới và đặc biệt tại Mỹ, không hiếm các vụ người tiêu dùng kiện các hãng đồ ăn nhanh (fastfood), nhằm buộc các công ty này phải bồi thường hoặc phải chịu trách nhiệm về sản phẩm “có vấn đề” của họ.
Dưới đây là một số vụ nổi tiếng nhất.
1. Vụ kiện cà phê McCoffee quá nóng
Vào năm 1994, một phụ nữ có tên Stella Liebeck đã kiện hãng đồ ăn nhanh McDonald’s vì lý do cà phê McCoffee của hãng này quá nóng.
Liebeck đòi McDonald’s bồi thường số tiền 2,86 triệu USD. Quan tòa đã giảm số tiền bồi thường xuống còn 640.000 USD, và tiếp đó là một con số bí mật.
Theo một số nguồn tin, cuối cùng, McDonald’s đã nhất trí bồi thường cho Liebeck dưới 600.000 USD.
2. Vụ kiện McFries không phải là món chay
Năm 2002, McDonald’s phải xin lỗi và bồi thường 10 triệu USD cho các nhóm tôn giáo và người ăn chay trong vụ các nhóm này kiện hãng về việc dán nhãn sản phẩm khoai tây chiên (french fries) và bánh khoai tây (hash browns).
Theo bên nguyên đơn, việc McDonald’s dán nhãn món chay cho các sản phẩm này là không chính xác.
Khi xảy ra vụ kiện vào đầu thập niên 1990, McDonald’s dùng hương thịt bò cho món khai tây chiên thay vì dầu thực vật như hãng tuyên bố.
3. Vụ kiện bánh Big Mac chứa kính vỡ
Năm 2005, một viên cảnh sát ở thành phố New York có tên John Florio đã bị vỡ răng, rách miệng và rách họng khi nhai trúng một mẩu kính vỡ trong chiếc bánh McShards của cửa hiệu đồ ăn McDonald’s.
Sau đó, thủ phạm đã bị phát hiện là Albert Garcia, một nhân viên 18 tuổi của McDonald’s, người đã cố tình bỏ kính vỡ vào chiếc bánh.
Florio đã kiện đòi McDonald’s bồi thường 5,5 triệu USD, còn Garcia bị buộc tội tấn công cảnh sát một cách nghiêm trọng.
4. Vụ kiện McChicken chứa kính vỡ
Gần 6 năm sau vụ Big Mac chứa kính vỡ ở New York, một viên cảnh sát khác là Vjollca Lecaj lại kiện McDonald’s.
Trong vụ này, Lecaj đòi bồi thường 50.000 USD sau khi ăn phải một chiếc bánh kẹp McChicken có chứa kính vỡ và bị thương ở miệng. Những mảnh kính này được cho là đến từ một chiếc bình đựng cà phê quá nóng và bị vỡ.
5. Vụ kiện chất béo chuyển hóa
Dù giữ vị thế hùng mạnh là hãng đồ ăn nhanh lớn nhất thế giới, McDonald’s vẫn không đủ mạnh để thắng trong vụ kiện của Stephen Joseph, Chủ tịch trang BanTransFats.com, một trang chuyên về chống chất béo chuyển hóa (trans fat).
Vào tháng 9/2002, McDonald’s hứa sẽ cắt mức chất béo chuyển đổi trong dầu ăn mà hãng sử dụng. Tuy nhiên, theo ông Joseph, McDonald’s đã dừng việc cắt giảm này vào tháng 2/2003 mà không hề công bố.
Kết quả, McDonald’s nhất trí trả 7 triệu USD cho Hiệp hội Tim mạch Mỹ để thực hiện một chiến dịch giáo dục công chúng về chất béo chuyển đổi, và chi 1,5 triệu USD để cập nhật cho công chúng biết thông tin về tiến trình thay thế chất béo chuyển đổi của hãng.
6. Một vụ kiện khác về chất béo chuyển đổi
Năm 2007, hãng đồ ăn nhanh Burger King trở thành bị đơn trong vụ kiện do một tổ chức phi lợi nhuận có tên Center for Science in the Public Interest (CSPI) khởi xướng.
Theo CSPI, Burger King thừa biết sức khỏe khách hàng gặp nguy cơ vì chất béo bão hòa mà hãng sử dụng. Tổ chức này đòi Burger King ngưng sử dụng chất béo chuyển đổi và dán nhãn cảnh báo rủi ro lên sản phẩm.
Đơn kiện của CSPI nhằm vào Burger King được nộp lên tòa án sau khi một số công ty fastfood khác như Wendy’s và KFC chuyển sang sử dụng chất béo lành mạnh hơn. Cuối cùng vào tháng 11/2008, Burger King cam kết sẽ loại bỏ dần chất béo chuyển đổi.
7. Vụ đồ ăn của Jack in the Box chứa vi khuẩn E. Coli
Thật khó tin khi hãng đồ ăn nhanh Jack in the Box vẫn “sống sót” sau cơn ác mộng vào năm 1993, liên quan đến vi khuẩn E. Coli.
Khi đó, món bánh patties chưa chín kỹ và có chứa vi khuẩn E. Coli của hãng này đã khiến 600 khách hàng đổ bệnh, trong đó có 4 trẻ em thiệt mạng. Jack in the Box đã phải đối mặt với hàng trăm đơn kiện, và để tránh thêm tiếng xấu, hãng chấp nhận bồi thường luôn.
Trong một vụ, một bé gái 9 tuổi bị suy thận vì ăn phải món bánh “thảm họa” được Jack in the Box bồi thường 15,6 triệu USD. Kể từ đó, hãng đã xây dựng lại hình ảnh và đoạt giải “Ngọc trai đen” vì những sáng kiến về chất lượng và an toàn thực phẩm.
8. Vụ kiện thịt bò nhằm vào Taco Bell
Một phụ nữ ở bang California đã kiện hãng đồ ăn nhanh Taco Bell vì cho rằng thứ mà hãng này gọi là thịt bò thực ra chỉ chứa 35% thịt bò, còn lại là những nguyên liệu khác như ngô, đậu nành, bột mì... Người phụ nữ này không đòi tiền bồi thường, nhưng đòi Taco Bell phải trung thực.
9. Vụ kiện ngón tay trong bát súp Wendy’s
Vào năm 2005, hãng đồ ăn nhanh Wendy’s trở thành nạn nhân trong một âm mưu của khách hàng.
Một phụ nữ có tên Anna Aayla nói đã cắn phải một ngón tay dài 1,5 inch nằm trong bát súp gọi tại một cửa hiệu của hãng.
Nhưng thực ra, Alaya đã trả 100 USD cho một người đàn ông để người này cắt một ngón tay, rồi đem ngón tay đó bỏ vào bát súp. Kết quả, Alaya đã phải lĩnh án tù 5 năm.
10. Vụ kiện “thịt lạ” trong bánh của Arby’s
Khi đang thưởng thức món bánh sandwich thịt gà trong cửa hiệu đồ ăn nhanh Arby’s vào một ngày năm 2005, David Scheiding phát hiện ra một miếng thịt “lạ”. Đó chính là một miếng da tay người bị cắt lìa, dài khoảng 1 inch.
Các nhà điều tra vào cuộc và phát hiện rằng người quản lý nhà hàng đã vô tình cắt vào tay khi đang thái rau, nhưng không đổ bỏ chỗ rau đó.
Scheiding đã kiện, đòi nhà hàng này bồi thường hơn 50.000 USD.
Dưới đây là một số vụ nổi tiếng nhất.
1. Vụ kiện cà phê McCoffee quá nóng
Vào năm 1994, một phụ nữ có tên Stella Liebeck đã kiện hãng đồ ăn nhanh McDonald’s vì lý do cà phê McCoffee của hãng này quá nóng.
Liebeck đòi McDonald’s bồi thường số tiền 2,86 triệu USD. Quan tòa đã giảm số tiền bồi thường xuống còn 640.000 USD, và tiếp đó là một con số bí mật.
Theo một số nguồn tin, cuối cùng, McDonald’s đã nhất trí bồi thường cho Liebeck dưới 600.000 USD.
2. Vụ kiện McFries không phải là món chay
Năm 2002, McDonald’s phải xin lỗi và bồi thường 10 triệu USD cho các nhóm tôn giáo và người ăn chay trong vụ các nhóm này kiện hãng về việc dán nhãn sản phẩm khoai tây chiên (french fries) và bánh khoai tây (hash browns).
Theo bên nguyên đơn, việc McDonald’s dán nhãn món chay cho các sản phẩm này là không chính xác.
Khi xảy ra vụ kiện vào đầu thập niên 1990, McDonald’s dùng hương thịt bò cho món khai tây chiên thay vì dầu thực vật như hãng tuyên bố.
3. Vụ kiện bánh Big Mac chứa kính vỡ
Năm 2005, một viên cảnh sát ở thành phố New York có tên John Florio đã bị vỡ răng, rách miệng và rách họng khi nhai trúng một mẩu kính vỡ trong chiếc bánh McShards của cửa hiệu đồ ăn McDonald’s.
Sau đó, thủ phạm đã bị phát hiện là Albert Garcia, một nhân viên 18 tuổi của McDonald’s, người đã cố tình bỏ kính vỡ vào chiếc bánh.
Florio đã kiện đòi McDonald’s bồi thường 5,5 triệu USD, còn Garcia bị buộc tội tấn công cảnh sát một cách nghiêm trọng.
4. Vụ kiện McChicken chứa kính vỡ
Gần 6 năm sau vụ Big Mac chứa kính vỡ ở New York, một viên cảnh sát khác là Vjollca Lecaj lại kiện McDonald’s.
Trong vụ này, Lecaj đòi bồi thường 50.000 USD sau khi ăn phải một chiếc bánh kẹp McChicken có chứa kính vỡ và bị thương ở miệng. Những mảnh kính này được cho là đến từ một chiếc bình đựng cà phê quá nóng và bị vỡ.
5. Vụ kiện chất béo chuyển hóa
Dù giữ vị thế hùng mạnh là hãng đồ ăn nhanh lớn nhất thế giới, McDonald’s vẫn không đủ mạnh để thắng trong vụ kiện của Stephen Joseph, Chủ tịch trang BanTransFats.com, một trang chuyên về chống chất béo chuyển hóa (trans fat).
Vào tháng 9/2002, McDonald’s hứa sẽ cắt mức chất béo chuyển đổi trong dầu ăn mà hãng sử dụng. Tuy nhiên, theo ông Joseph, McDonald’s đã dừng việc cắt giảm này vào tháng 2/2003 mà không hề công bố.
Kết quả, McDonald’s nhất trí trả 7 triệu USD cho Hiệp hội Tim mạch Mỹ để thực hiện một chiến dịch giáo dục công chúng về chất béo chuyển đổi, và chi 1,5 triệu USD để cập nhật cho công chúng biết thông tin về tiến trình thay thế chất béo chuyển đổi của hãng.
6. Một vụ kiện khác về chất béo chuyển đổi
Năm 2007, hãng đồ ăn nhanh Burger King trở thành bị đơn trong vụ kiện do một tổ chức phi lợi nhuận có tên Center for Science in the Public Interest (CSPI) khởi xướng.
Theo CSPI, Burger King thừa biết sức khỏe khách hàng gặp nguy cơ vì chất béo bão hòa mà hãng sử dụng. Tổ chức này đòi Burger King ngưng sử dụng chất béo chuyển đổi và dán nhãn cảnh báo rủi ro lên sản phẩm.
Đơn kiện của CSPI nhằm vào Burger King được nộp lên tòa án sau khi một số công ty fastfood khác như Wendy’s và KFC chuyển sang sử dụng chất béo lành mạnh hơn. Cuối cùng vào tháng 11/2008, Burger King cam kết sẽ loại bỏ dần chất béo chuyển đổi.
7. Vụ đồ ăn của Jack in the Box chứa vi khuẩn E. Coli
Thật khó tin khi hãng đồ ăn nhanh Jack in the Box vẫn “sống sót” sau cơn ác mộng vào năm 1993, liên quan đến vi khuẩn E. Coli.
Khi đó, món bánh patties chưa chín kỹ và có chứa vi khuẩn E. Coli của hãng này đã khiến 600 khách hàng đổ bệnh, trong đó có 4 trẻ em thiệt mạng. Jack in the Box đã phải đối mặt với hàng trăm đơn kiện, và để tránh thêm tiếng xấu, hãng chấp nhận bồi thường luôn.
Trong một vụ, một bé gái 9 tuổi bị suy thận vì ăn phải món bánh “thảm họa” được Jack in the Box bồi thường 15,6 triệu USD. Kể từ đó, hãng đã xây dựng lại hình ảnh và đoạt giải “Ngọc trai đen” vì những sáng kiến về chất lượng và an toàn thực phẩm.
8. Vụ kiện thịt bò nhằm vào Taco Bell
Một phụ nữ ở bang California đã kiện hãng đồ ăn nhanh Taco Bell vì cho rằng thứ mà hãng này gọi là thịt bò thực ra chỉ chứa 35% thịt bò, còn lại là những nguyên liệu khác như ngô, đậu nành, bột mì... Người phụ nữ này không đòi tiền bồi thường, nhưng đòi Taco Bell phải trung thực.
9. Vụ kiện ngón tay trong bát súp Wendy’s
Vào năm 2005, hãng đồ ăn nhanh Wendy’s trở thành nạn nhân trong một âm mưu của khách hàng.
Một phụ nữ có tên Anna Aayla nói đã cắn phải một ngón tay dài 1,5 inch nằm trong bát súp gọi tại một cửa hiệu của hãng.
Nhưng thực ra, Alaya đã trả 100 USD cho một người đàn ông để người này cắt một ngón tay, rồi đem ngón tay đó bỏ vào bát súp. Kết quả, Alaya đã phải lĩnh án tù 5 năm.
10. Vụ kiện “thịt lạ” trong bánh của Arby’s
Khi đang thưởng thức món bánh sandwich thịt gà trong cửa hiệu đồ ăn nhanh Arby’s vào một ngày năm 2005, David Scheiding phát hiện ra một miếng thịt “lạ”. Đó chính là một miếng da tay người bị cắt lìa, dài khoảng 1 inch.
Các nhà điều tra vào cuộc và phát hiện rằng người quản lý nhà hàng đã vô tình cắt vào tay khi đang thái rau, nhưng không đổ bỏ chỗ rau đó.
Scheiding đã kiện, đòi nhà hàng này bồi thường hơn 50.000 USD.