Tp.HCM: 5.000 năm mới động đất một lần
Tp.HCM nếu có động đất, lớn nhất cũng chỉ đạt khoảng 5,5 độ Richter với chu kỳ 5.000 năm một lần

Tp.HCM nếu có động đất, lớn nhất cũng chỉ đạt khoảng 5,5 độ Richter với chu kỳ 5.000 năm một lần.
Bà Hoàng Thị Chúc, chánh văn phòng sở Khoa học và công nghệ Tp.HCM, cho biết cuối năm 2005, sau khi xảy ra một số trận động đất, UBND Tp.HCM đã “đặt hàng” các nhà khoa học của Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam, Viện Vật lý địa cầu, Viện Địa chất và Liên đoàn Địa chất thuỷ văn nghiên cứu đề án “Phân vùng động đất nhỏ Tp.HCM”.
Tổng kinh phí cho nghiên cứu này là 8,4 tỉ đồng. Dự kiến đề án này sẽ hoàn thành vào tháng 9/2009.
Từ tháng 11/2006 đến tháng 12/2007, các nhà nghiên cứu đã tiến hành hơn hai trăm chuyên đề thu thập, phân tích tài liệu, thực hiện năm trăm cuộc khảo sát. Từ số liệu của hơn một trăm trận động đất, các nhà khoa học lập ra bản đồ vùng nguồn phát sinh động đất; danh mục động đất vùng trong một thời kỳ; xác định chấn động trên mặt đất Tp.HCM cực đại chỉ là cấp sáu, cấp bảy.
Điều đáng chú ý là, nền đất ở Tp.HCM thuộc loại khá ổn định. Theo GS.TS Nguyễn Đình Xuyên, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, thành viên nhóm nghiên cứu, Thủ Đức là vùng có nền đất đá cứng; vùng bao quanh Thủ Đức có nền nửa đất, nửa đá; vùng trung tâm thành phố chạy dài lên phía bắc Củ Chi và phía nam có nền đất cát sét độ dày 50m; vùng rìa phía bắc và phía tây (chạy lên hướng Cần Giờ) có nền đất cát sét dày hơn 50m; vùng nền đất yếu rất ít, nếu có thì chỉ rải rác ở một số nơi.
Các nhà khoa học đã xác định được hai đoạn đứt gãy có thể ảnh hưởng tới Tp.HCM, là đứt gãy sông Vàm Cỏ Đông và đứt gãy sông Sài Gòn.
Đứt gãy sông Sài Gòn, đoạn đi qua Nam bộ có chiều dài 108km, chạy qua Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, rồi ra biển Cần Giờ. Đứt gãy sông Vàm Cỏ Đông từ phía tây nam thành phố, sát khu vực huyện Bình Chánh, chạy theo sông Soài Rạp ra biển có độ sâu và tầm ảnh hưởng nhỏ hơn.
“Nếu có động đất, lớn nhất cũng chỉ đạt khoảng 5,5 độ Richter với chu kỳ năm ngàn năm một lần. Lòng đất của thành phố chỉ dịch chuyển khoảng 0,1mm mỗi năm. Nhiều năm qua, một vài lần, người dân sống trên nhà cao tầng thấy chao đảo nhẹ, đều là do ảnh hưởng của các trận động đất ngoài khơi, chứ chưa có trận động đất nào xuất phát từ thành phố”, ông Xuyên nói.
(Theo Sài Gòn tiếp thị)
Bà Hoàng Thị Chúc, chánh văn phòng sở Khoa học và công nghệ Tp.HCM, cho biết cuối năm 2005, sau khi xảy ra một số trận động đất, UBND Tp.HCM đã “đặt hàng” các nhà khoa học của Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam, Viện Vật lý địa cầu, Viện Địa chất và Liên đoàn Địa chất thuỷ văn nghiên cứu đề án “Phân vùng động đất nhỏ Tp.HCM”.
Tổng kinh phí cho nghiên cứu này là 8,4 tỉ đồng. Dự kiến đề án này sẽ hoàn thành vào tháng 9/2009.
Từ tháng 11/2006 đến tháng 12/2007, các nhà nghiên cứu đã tiến hành hơn hai trăm chuyên đề thu thập, phân tích tài liệu, thực hiện năm trăm cuộc khảo sát. Từ số liệu của hơn một trăm trận động đất, các nhà khoa học lập ra bản đồ vùng nguồn phát sinh động đất; danh mục động đất vùng trong một thời kỳ; xác định chấn động trên mặt đất Tp.HCM cực đại chỉ là cấp sáu, cấp bảy.
Điều đáng chú ý là, nền đất ở Tp.HCM thuộc loại khá ổn định. Theo GS.TS Nguyễn Đình Xuyên, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, thành viên nhóm nghiên cứu, Thủ Đức là vùng có nền đất đá cứng; vùng bao quanh Thủ Đức có nền nửa đất, nửa đá; vùng trung tâm thành phố chạy dài lên phía bắc Củ Chi và phía nam có nền đất cát sét độ dày 50m; vùng rìa phía bắc và phía tây (chạy lên hướng Cần Giờ) có nền đất cát sét dày hơn 50m; vùng nền đất yếu rất ít, nếu có thì chỉ rải rác ở một số nơi.
Các nhà khoa học đã xác định được hai đoạn đứt gãy có thể ảnh hưởng tới Tp.HCM, là đứt gãy sông Vàm Cỏ Đông và đứt gãy sông Sài Gòn.
Đứt gãy sông Sài Gòn, đoạn đi qua Nam bộ có chiều dài 108km, chạy qua Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, rồi ra biển Cần Giờ. Đứt gãy sông Vàm Cỏ Đông từ phía tây nam thành phố, sát khu vực huyện Bình Chánh, chạy theo sông Soài Rạp ra biển có độ sâu và tầm ảnh hưởng nhỏ hơn.
“Nếu có động đất, lớn nhất cũng chỉ đạt khoảng 5,5 độ Richter với chu kỳ năm ngàn năm một lần. Lòng đất của thành phố chỉ dịch chuyển khoảng 0,1mm mỗi năm. Nhiều năm qua, một vài lần, người dân sống trên nhà cao tầng thấy chao đảo nhẹ, đều là do ảnh hưởng của các trận động đất ngoài khơi, chứ chưa có trận động đất nào xuất phát từ thành phố”, ông Xuyên nói.
(Theo Sài Gòn tiếp thị)