Trả cổ tức: Tiền lệ xấu khiến nhà đầu tư thất vọng
Chuyện bắt đầu khi PVS thực hiện chốt danh sách cổ đông để hưởng quyền hưởng cổ tức
Tuần qua, thị trường chứng khoán lại xôn xao chuyện trả cổ tức của doanh nghiệp niêm yết. Sự việc thì không mới do không phải là trường hợp đầu tiên, chỉ có điều là nếu không được giải thích và xử lý thấu đáo, sẽ trở thành những tiền lệ không tốt trên sàn chứng khoán khiến nhà đầu tư thêm thất vọng.
Chuyện bắt đầu khi Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ và kỹ thuật dầu khí (mã PVS-HNX) thực hiện chốt danh sách cổ đông để hưởng quyền hưởng cổ tức, cổ phiếu thưởng và phát hành thêm. Vấn đề đáng nói là PVS đã lồng hai đợt chốt quyền vào nhau và khiến cho một số cổ đông không phục vì bị thiệt.
Cụ thể, ngày 10/12/2012: PVS chốt ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thưởng 20:3 và quyền nhận cổ phiếu phát hành thêm với tỷ lệ quyền 20:7 (giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu), ngày đăng ký cuối cùng là 12/12/2012.
Ngày 15/01/2013: PVS cũng chốt ngày không hưởng quyền nhận tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1 năm 2012 với tỷ lệ 10% và ghi rõ “Tỷ lệ chi trả tính theo vốn điều lệ tại ngày chốt danh sách là: 2.978.020.940.000”.
Theo bảng giá của HNX, giá tham chiếu PVS trong ngày này bị trừ đúng = mức cổ tức = 1.000 đồng/CP (đợt 2)
Một nhà đầu tư nhẩm tính: Giá đóng cửa ngày 9/12/2013 là 16.900 đồng. Vì vậy, gộp cả hai trường hợp lại thì giá phải điều chỉnh trong ngày 10/1/2013 như sau:
+ Điều chỉnh giá do hưởng cổ tức: 16.900 - 1.000 = 15.900 đồng.
+ Điều chỉnh giá do phát hành thêm: (15.900 x 20 + 7 x 10.000)/30 = 12.900 đồng. (thay vì 13.600 đồng).
Rất nhiều nhà đầu tư cảm thấy ấm ức với cách điều chỉnh giá do chia cổ tức của PVS như thế này vì họ cho rằng cách này gây thiệt hại cho những nhà đầu tư mua nắm giữ cổ phiếu phát hành thêm. Thay vì chốt danh sách cổ đông để tạm ứng cổ tức đợt 1/2012 bằng tiền tỷ lệ 10% trước khi phát hành cổ phiếu thưởng và chào bán cho cổ đông thì PVS lại làm ngược lại khiến cổ đông sở hữu cổ phiếu mới phát hành thêm bị thiệt do giá điều chỉnh “oan”.
Trong trường hợp này, nếu lờ đi vụ thuế thu nhập doanh nghiệp thì dễ thấy người nắm PVS thiệt 1.000 đồng/cổ phiếu trên số cổ phiếu mới, tính gộp cả cũ lẫn mới thì là 500 đồng/cổ phiếu. Nói PVS đã chốt quyền trả cổ tức 500 đồng/cổ thì chuẩn hơn. Có thể nhiều nhà đầu tư không chú ý hay cho qua vì chứng khoán đang tăng giá, nhưng đã là điều chỉnh kỹ thuật thì phải tính cho đúng, không liên quan gì đến chuyện giá tăng hay giảm được.
Trước đây đã từng có công ty niêm yết đề nghị thực hiện chốt quyền 2 trong 1 tương tự như vậy và họ lập luận rằng: tại thời điểm chốt quyền nhận cổ tức của đợt 2, do số cổ phiếu đang lưu hành không bao gồm số phát hành thêm của đợt 1 (chưa phát hành nên chưa giao dịch trên sàn, chưa lưu hành), nên giá tham chiếu nếu bị trừ thì cũng chỉ trừ trên số cổ phiếu đang lưu hành ban đầu.
Theo một giám đốc môi giới của một công ty chứng khoán kỳ cựu, lập luận của doanh nghiệp niêm yết này không phải là không có lý, tuy nhiên họ quên mất 2 điều.
Thứ nhất, tuy số cổ phát hành thêm trong đợt 1 chưa thực sự phát hành, nhưng về nguyên tắc người có tên trong danh sách cổ đông được thưởng và được mua (những người đã mua trước ngày chốt danh sách cổ đông hưởng quyền) đã được hưởng mọi quyền lợi với tư cách là một cổ đông trên số cổ phát hành thêm đó. Còn những việc như: đóng tiền, đăng ký, lưu ký, báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, niêm yết bổ sung lên Sở giao dịch chứng khoán... chỉ là thủ tục mà thôi.
Ngay cả khi công ty niêm yết chậm trễ trong mấy cái thủ tục đó mà đến kỳ đại hội đồng cổ đông, những người mua nói trên vẫn có quyền đi họp, đến kỳ nhận cổ tức, người mua vẫn được hưởng cổ tức.
Thứ hai, mọi cổ phiếu niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX hiện nay đều tuân thủ nguyên tắc đồng giá, tức là số cổ phát hành thêm, nếu hoàn thành mọi thủ tục lưu ký, niêm yết bổ sung và chính thức được giao dịch thì sẽ “xài chung” giá với số cổ phiếu có sẵn.
Nếu giá cổ phiếu cũ = 15.300 đồng/cổ phiếu ngày 15/01/2013 thì giá cổ phiếu mới cũng phải = 15.300 đồng/ cổ phiếu, không thể là 16.300 đồng/cổ phiếu. Không thể có chuyện giá cổ phiếu cũ thấp hơn giá của số cổ phiếu mới 1.000 đồng/ cổ phiếu do cổ phiếu cũ bị trừ mức cổ tức, cổ phiếu mới thì không.
Cách trả cổ tức phân biệt này trên thực tế cũng đã được một số ngân hàng thương mại cổ phần áp dụng trước đây thời thị trường OTC theo kiểu: trả cổ tức theo số tháng mà cổ đông nắm cổ. Nếu cổ đông mua cổ phiếu stừ đầu năm thì ngân hàng sẽ trả đủ số tiền cổ tức. Còn nếu mua không đủ tháng thì ngân hàng sẽ trả cổ tức theo tỷ lệ.
Cách trả cổ rất phân biệt đối xử này, lạ thay lại được đại hội đồng cổ đông chấp thuận và cho là công bằng, cho dù người mua cổ từ giữa năm và cuối năm với mức giá khác xa người mua cổ từ đầu năm.
Tuy nhiên, đó là thời sàn OTC hầu hết là giao dịch thỏa thuận, không buộc phải tuân thủ nguyên tắc đồng giá. Còn bây giờ, khi đã có thị trường chứng khoán có tổ chức, chẳng lẽ sự phân biệt vẫn diễn ra?
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Chuyện bắt đầu khi Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ và kỹ thuật dầu khí (mã PVS-HNX) thực hiện chốt danh sách cổ đông để hưởng quyền hưởng cổ tức, cổ phiếu thưởng và phát hành thêm. Vấn đề đáng nói là PVS đã lồng hai đợt chốt quyền vào nhau và khiến cho một số cổ đông không phục vì bị thiệt.
Cụ thể, ngày 10/12/2012: PVS chốt ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thưởng 20:3 và quyền nhận cổ phiếu phát hành thêm với tỷ lệ quyền 20:7 (giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu), ngày đăng ký cuối cùng là 12/12/2012.
Ngày 15/01/2013: PVS cũng chốt ngày không hưởng quyền nhận tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1 năm 2012 với tỷ lệ 10% và ghi rõ “Tỷ lệ chi trả tính theo vốn điều lệ tại ngày chốt danh sách là: 2.978.020.940.000”.
Theo bảng giá của HNX, giá tham chiếu PVS trong ngày này bị trừ đúng = mức cổ tức = 1.000 đồng/CP (đợt 2)
Một nhà đầu tư nhẩm tính: Giá đóng cửa ngày 9/12/2013 là 16.900 đồng. Vì vậy, gộp cả hai trường hợp lại thì giá phải điều chỉnh trong ngày 10/1/2013 như sau:
+ Điều chỉnh giá do hưởng cổ tức: 16.900 - 1.000 = 15.900 đồng.
+ Điều chỉnh giá do phát hành thêm: (15.900 x 20 + 7 x 10.000)/30 = 12.900 đồng. (thay vì 13.600 đồng).
Rất nhiều nhà đầu tư cảm thấy ấm ức với cách điều chỉnh giá do chia cổ tức của PVS như thế này vì họ cho rằng cách này gây thiệt hại cho những nhà đầu tư mua nắm giữ cổ phiếu phát hành thêm. Thay vì chốt danh sách cổ đông để tạm ứng cổ tức đợt 1/2012 bằng tiền tỷ lệ 10% trước khi phát hành cổ phiếu thưởng và chào bán cho cổ đông thì PVS lại làm ngược lại khiến cổ đông sở hữu cổ phiếu mới phát hành thêm bị thiệt do giá điều chỉnh “oan”.
Trong trường hợp này, nếu lờ đi vụ thuế thu nhập doanh nghiệp thì dễ thấy người nắm PVS thiệt 1.000 đồng/cổ phiếu trên số cổ phiếu mới, tính gộp cả cũ lẫn mới thì là 500 đồng/cổ phiếu. Nói PVS đã chốt quyền trả cổ tức 500 đồng/cổ thì chuẩn hơn. Có thể nhiều nhà đầu tư không chú ý hay cho qua vì chứng khoán đang tăng giá, nhưng đã là điều chỉnh kỹ thuật thì phải tính cho đúng, không liên quan gì đến chuyện giá tăng hay giảm được.
Trước đây đã từng có công ty niêm yết đề nghị thực hiện chốt quyền 2 trong 1 tương tự như vậy và họ lập luận rằng: tại thời điểm chốt quyền nhận cổ tức của đợt 2, do số cổ phiếu đang lưu hành không bao gồm số phát hành thêm của đợt 1 (chưa phát hành nên chưa giao dịch trên sàn, chưa lưu hành), nên giá tham chiếu nếu bị trừ thì cũng chỉ trừ trên số cổ phiếu đang lưu hành ban đầu.
Theo một giám đốc môi giới của một công ty chứng khoán kỳ cựu, lập luận của doanh nghiệp niêm yết này không phải là không có lý, tuy nhiên họ quên mất 2 điều.
Thứ nhất, tuy số cổ phát hành thêm trong đợt 1 chưa thực sự phát hành, nhưng về nguyên tắc người có tên trong danh sách cổ đông được thưởng và được mua (những người đã mua trước ngày chốt danh sách cổ đông hưởng quyền) đã được hưởng mọi quyền lợi với tư cách là một cổ đông trên số cổ phát hành thêm đó. Còn những việc như: đóng tiền, đăng ký, lưu ký, báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, niêm yết bổ sung lên Sở giao dịch chứng khoán... chỉ là thủ tục mà thôi.
Ngay cả khi công ty niêm yết chậm trễ trong mấy cái thủ tục đó mà đến kỳ đại hội đồng cổ đông, những người mua nói trên vẫn có quyền đi họp, đến kỳ nhận cổ tức, người mua vẫn được hưởng cổ tức.
Thứ hai, mọi cổ phiếu niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX hiện nay đều tuân thủ nguyên tắc đồng giá, tức là số cổ phát hành thêm, nếu hoàn thành mọi thủ tục lưu ký, niêm yết bổ sung và chính thức được giao dịch thì sẽ “xài chung” giá với số cổ phiếu có sẵn.
Nếu giá cổ phiếu cũ = 15.300 đồng/cổ phiếu ngày 15/01/2013 thì giá cổ phiếu mới cũng phải = 15.300 đồng/ cổ phiếu, không thể là 16.300 đồng/cổ phiếu. Không thể có chuyện giá cổ phiếu cũ thấp hơn giá của số cổ phiếu mới 1.000 đồng/ cổ phiếu do cổ phiếu cũ bị trừ mức cổ tức, cổ phiếu mới thì không.
Cách trả cổ tức phân biệt này trên thực tế cũng đã được một số ngân hàng thương mại cổ phần áp dụng trước đây thời thị trường OTC theo kiểu: trả cổ tức theo số tháng mà cổ đông nắm cổ. Nếu cổ đông mua cổ phiếu stừ đầu năm thì ngân hàng sẽ trả đủ số tiền cổ tức. Còn nếu mua không đủ tháng thì ngân hàng sẽ trả cổ tức theo tỷ lệ.
Cách trả cổ rất phân biệt đối xử này, lạ thay lại được đại hội đồng cổ đông chấp thuận và cho là công bằng, cho dù người mua cổ từ giữa năm và cuối năm với mức giá khác xa người mua cổ từ đầu năm.
Tuy nhiên, đó là thời sàn OTC hầu hết là giao dịch thỏa thuận, không buộc phải tuân thủ nguyên tắc đồng giá. Còn bây giờ, khi đã có thị trường chứng khoán có tổ chức, chẳng lẽ sự phân biệt vẫn diễn ra?
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)