13:50 10/10/2014

Trách nhiệm xã hội, yếu tố quyết định xu hướng tiêu dùng

Thu Hương

Cuộc khảo sát ghi nhận người tiêu dùng Việt Nam đứng top đầu về quan tâm đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Bà Phạm Thị Thanh Vân, Phó tổng giám đốc Viettel Telecom trao học bổng 
cho sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi của tỉnh Thái Nguyên trong chương
 trình "Tôi là sinh viên 2013".
Bà Phạm Thị Thanh Vân, Phó tổng giám đốc Viettel Telecom trao học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi của tỉnh Thái Nguyên trong chương trình "Tôi là sinh viên 2013".
Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng và môi trường, mà còn trở thành yếu tố ưu tiên để quyết định xu hướng tiêu dùng của khách hàng.

Theo khảo sát mới đây của Nielsen, lấy ý kiến hơn 30.000 người tiêu dùng tại 60 quốc gia, đa phần người tiêu dùng đều sẵn sàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp có cam kết phát triển cộng đồng và môi trường.

Trong đó, Việt Nam và Philippines có người tiêu dùng quan tâm đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cao nhất thế giới.

Riêng Việt Nam, gần 3/4 người được hỏi (73%) sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm và dịch vụ của các công ty có cam kết phát triển cộng đồng và môi trường (đứng thứ ba thế giới), tại Philippines là 79%, Thái Lan là 71%. 82% số người tiêu dùng tại khu vực Đông Nam Á thừa nhận họ có kiểm tra cam kết của các doanh nghiệp trên bao bì sản phẩm có thực hiện cam kết vì cộng đồng và môi trường trước khi quyết định mua hàng.

Có thể thấy, cuộc khảo sát ghi nhận người tiêu dùng Việt Nam đứng top đầu về quan tâm đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi quan niệm của người Việt nói chung là kinh doanh thành công thì phải đi đôi với từ thiện.

Do vậy, những doanh nghiệp đã để lại ấn tượng tốt đẹp về trách nhiệm xã hội, đạo đức trong kinh doanh sẽ được đông đảo người dân tin yêu, từ đó lan truyền cảm xúc, ấn tượng trong cộng đồng, tạo nên hiệu ứng rất tích cực.

Có thể kể đến một số doanh nghiệp điển hình về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam như Vinamilk, Vietinbank, Viettel, TH true Milk… Họ đều là những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực của mình, có nhiều đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên, nếu nói đến một doanh nghiệp đã thể hiện trách nhiệm xã hội theo một cách khác biệt, tạo nên một "hiện tượng" trong nhiều thế hệ và "tiếng vang" lan truyền khắp các tỉnh thành thì có lẽ là Viettel.

Không chỉ tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai... mà Viettel là một trong số ít doanh nghiệp thể hiện được "tư duy vĩ mô" về trách nhiệm xã hội, đó là dự đoán và đo lường được những tác động về xã hội vào môi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực đó, cũng như phát triển những dự án có chiến lược dài hạn, tạo nền tảng cho một thế hệ tương lai của đất nước.
 
Doanh nghiệp này đã xây dựng một hạ tầng và thị trường viễn thông tiến bộ cho Việt Nam; chi hàng ngàn tỷ đồng cho các hoạt động mang tính nhân đạo và phát triển cộng đồng như kết nối mạng giáo dục, mạng internet cho trường học, hỗ trợ huyện nghèo theo Nghị quyết 30A của Chính phủ, học bổng cho sinh viên, chương trình Trái tim cho em…

Những dự án phủ sóng tới vùng sâu vùng xa, biển đảo; điện thoại nông thôn, tổng đài tiếng dân tộc với sự hỗ trợ về cước, thông tin và hạ tầng; ngân hàng trâu bò cho vùng biên giới… đã không chỉ mang lại những hiệu quả thiết thực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo mà còn tạo lập một hạ tầng viễn thông vững chắc cho công tác an ninh quốc phòng toàn dân…
 
Chính vì những đóng góp ý nghĩa đó, không chỉ là một doanh nghiệp trách nhiệm xã hội tiêu biểu trong nước mà tháng 3 năm 2014, tại Seoul, Hàn Quốc, vượt qua hơn 400 hồ sơ của hơn 150 doanh nghiệp viễn thông hàng dầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Viettel giành giải Bạc giải thưởng Stevie danh giá (Stevie Awards) cho dịch vụ tổng đài tiếng dân tộc cùng lời nhận xét “Giải pháp được vinh danh bởi tính sáng tạo và ý nghĩa xã hội to lớn, khi lần đầu tiên ở Việt Nam có một kênh hỗ trợ và giải đáp ngôn ngữ riêng dành cho đồng bào dân tộc ít người. Dự án là một đóng góp có ý nghĩa lớn đối với xã hội trong việc bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống và góp phần phổ biến thông tin, kiến thức xóa đói giảm nghèo”.

Với triết lý của thuyết tạo lập giá trị chung trong hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã được nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới áp dụng (lợi nhuận kinh doanh và lợi ích xã hội là tương hỗ, không loại trừ nhau, có nghĩa hoạt động kinh doanh sẽ thu được nhiều lợi ích to lớn trong việc giải quyết các vấn đề mang tính thách thức của xã hội), Viettel có lẽ là doanh nghiệp Việt Nam tiên phong áp dụng triết lý này vào thực tiễn.

Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi Viettel hiện trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam, đóng góp thế cho ngân sách lớn thứ 2 cả nước. Nếu nhìn vào số lượng, đối tượng khách hàng và địa bàn chiến lược của Viettel sẽ thấy, đó chính là những người, những nơi trực tiếp hoặc gián tiếp thụ hưởng các chính sách CRS mang đậm tính nhân văn của nhà mạng này.
 
Ngay trong năm học mới này, chương trình “Tôi là sinh viên - 2014” - chương trình thường niên từ năm 2008 đến nay - cũng đã được Viettel triển khai mạnh trên toàn quốc. Theo đó, ngay trong dịp khai giảng năm học mới, 1000 học bổng với tổng trị giá hơn 2,3 tỷ đồng sẽ được Viettel trao cho sinh viên vượt khó tại các trường đại học, cao đẳng; đồng thời, mỗi sinh viên vượt khó sẽ được tặng gói ưu đãi dịch vụ giải trí và học tập trực tuyến trong vòng 6 tháng. Sau thời gian ưu đãi, Viettel tiếp tục cung cấp dịch vụ với mức cước phí giảm hơn 70% so với thông thường.

Cùng với đó, với thông điệp “Chào ngày mới”, chương trình “Tôi là sinh viên” năm nay còn tặng tất cả các sinh viên hòa mạng SIM Sinh viên 25.000đ cước mỗi tháng để liên lạc và 150MB lưu lượng để truy cập internet phục vụ cho học tập, giải trí. Bên cạnh đó là các ưu đãi vượt trội khi đăng ký sử dụng Mobile Internet, gọi nhóm hay dịch vụ ngân hàng di động BankPlus…


(Nguồn: Viettel)