Trái chiều lãi suất đô la
Trong khi lãi suất USD trên thị trường tiền tệ quốc tế giảm mạnh thì lãi suất USD ở Việt Nam lại tăng cao
Trong những ngày gần đây đang diễn ra nhiều nghịch lý trên thị trường ngoại tệ ở nước ta.
Khi lãi suất USD trên thị trường tiền tệ quốc tế giảm mạnh thì lãi suất USD ở nước ta tăng cao; tỷ giá mua USD thực tế của ngân hàng thương mại thấp hơn tỷ giá mua vào của tư nhân; ngân hàng thương mại lách quy định của Ngân hàng Nhà nước thu phí "quản lý ngoại tệ tiền mặt" quá cao!
Lãi suất USD ở nước ta đã được tự do hoá từ năm 2000. Do đó theo thông lệ trong 8 năm qua, lãi suất USD trên thị trường nước ta theo sát lãi suất thị trường quốc tế. Khi lãi suất USD thị trường quốc tế tăng, lãi suất USD trong nước cũng tăng, nếu các ngân hàng thương mại huy động được USD khó cho vay thì đem gửi ở nước ngoài hưởng chênh lệch lãi suất. Nên có thời điểm số dư tiền gửi USD của các ngân hàng thương mại ở nước ta tại nước ngoài lên tới 3 - 4 tỷ USD. Ngược lại, khi lãi suất USD giảm, nếu huy động trong nước không được thì các ngân hàng thương mại rút tiền gửi ở nước ngoài về để cho vay.
Song thời điểm hiện nay thì tình hình đang diễn ra ngược lại!
Lãi suất quốc tế giảm, trong nước tăng cao
Từ đầu năm 2008 đến nay lãi suất trên thị trường quốc tế liên tục giảm thấp, riêng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thực hiện 2 lần cắt giảm mạnh lãi suất chủ đạo của USD.
Ngày 22/1/2008 FED tiếp tục giảm tới 0,75% mức lãi suất chủ đạo của mình, từ 4,25%/năm, xuống còn 3,5%/năm, mức cắt giảm lớn nhất trong nhiều năm và từ ngày 30/1/2008 tiếp tục cắt giảm thêm 0,5%/năm xuống còn 3,0%/năm. Nhiều dự báo có khả năng FED tiếp tục cắt giảm lãi suất chủ đạo USD xuống 2,0%/năm ngay trong tháng 3/2008.
Trái ngược với diễn biến nói trên, từ đầu năm đến nay các ngân hàng thương mại thường xuyên thực hiện tới 2 - 3 lần điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn USD.
Gần đây nhất, tiếp theo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) thực hiện tăng lãi suất USD từ ngày 10/3/2008 với kỳ hạn 12 tháng là 5,8%/năm, thì từ ngày 12/3/2008 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng tăng cao lãi suất của mình và hiện đang có mức lãi suất tiền gửi USD cao nhất.
Cụ thể lãi suất gửi USD kỳ hạn 1 tháng lên tới 6,3%/năm; 2 tháng: 6,35%/năm; 6 tháng: 6,45%/năm và 12 tháng là 6,47%/năm.
Lãi suất tiền gửi USD cũng kỳ hạn 12 tháng của một số ngân hàng thương mại khác có mức thấp hơn nhiều, như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 5,8%/năm, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công thương là 5,5%/năm...
Nguyên nhân của tình hình trên là do lãi suất vay vốn USD chỉ bằng dưới 1/2 so với lãi suất vay VND, cụ thể lãi suất vay USD chỉ khoảng 6,0% - 6,5%/năm, trong khi lãi suất vay VND tới 16- 18%/năm mà vay VND lại rất khó khăn. Ngược lại tỷ giá liên tục giảm thấp, nên các doanh nghiệp nhận thấy vay USD có lợi hơn rất nhiều.
Một nguyên nhân quan trọng khác cũng là do diễn biến lãi suất và tỷ giá nói trên, nên thời gian gần đây rất đông khách hàng đến rút tiền gửi USD của mình tại các ngân hàng thương mại để chuyển sang gửi tiết kiệm nội tệ với lãi suất 11% - 12%/năm so với mức 5%/năm gửi USD. Bởi vậy các ngân hàng thương mại tăng lãi suất USD để hạn chế người dân rút tiền gửi USD ra đồng thời tăng cường huy động vốn USD trong xã hội vào.
Ngân hàng “lách” luật
Từ ngày 10/3/2008, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì biên độ mua bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại đối với khách hàng được điều chỉnh tăng lên +1,0%, nhưng về danh nghĩa các ngân hàng thương mại thực hiện như vậy, còn thực tế thì lại thu thêm của doanh nghiệp, của khách hàng với nhiều tên gọi khác nhau, như: phí "quản lý ngoại tệ tiền mặt", phí "kiểm đếm ngoại tệ tiền mặt", phí thu đổi ngoại tệ,... phổ biến ở mức khoảng 2%, nên thực tế tỷ giá của doanh nghiệp bán cho ngân hàng thương mại còn thấp hơn rất nhiều tỷ giá danh nghĩa.
Hoặc thực tế tỷ giá ngân hàng thương mại mua USD của doanh nghiệp thấp hơn 3% so với tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố, chứ không phải 1% như quy định.
Kể từ ngày 10/3/2008 khi áp dụng biên độ giao dịch tỷ giá mới, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á cũng chính thức đưa ra mức biểu phí từ 1,7% - 2,4% trên số USD mà khách hàng bán cho ngân hàng. Mặc dù niêm yết như vậy nhưng thực tế biểu phí áp dụng phổ biến là 2,3% - 2,4%, tính ra tỷ giá Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á mua vào chỉ có 15.497 VND/USD, tương đương tỷ giá mua vào trên thị trường tự do. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà Tp.HCM cũng công khai việc khấu trừ thêm 2% trên tỷ giá khi khách hàng bán USD cho ngân hàng.
Một số ngân hàng thương mại còn thực hiện mức phí cao hơn các ngân hàng thương mại nói trên. Cụ thể như ngày 12/3/2008, tỷ giá mua vào thấp nhất theo đúng biên độ của Ngân hàng Nhà nước là 15.860 VND/USD, nhưng sau khi trừ đi phí quản lý tiền mặt ngoại tệ thì tỷ giá thanh toán cho lại cho khách hàng của ACB chỉ còn 15.460 VND/USD, chỉ bằng 96,5% tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố, tức tương ứng với thấp hơn 3,5%, thay cho mức 1,0% theo quy định, như vậy phí ở đây là 2,5%.
Không chỉ có các ngân hàng thương mại cổ phần, mà nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước cũng vượt rào lách luật, cụ thể như tỷ giá thực tế sau khi khấu trừ phí thanh toán cho khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 15.495 VND/USD, tương đương với mức phí 2,3%; của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển là 15.310 VND/USD, mức phí tương đương 3,5%...
Một phương thức khác là ngân hàng thương mại lách luật bằng việc ký hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, tức là doanh nghiệp chuyển đổi USD của mình cần bán sang Euro, Yên Nhật, hay Bảng Anh,.. để bán cho ngân hàng thương mại, bởi vì Ngân hàng Nhà nước không quy định biên độ đối với các loại ngoại tệ đó.
Đến ngày 12/3/2008, tỷ giá mua ngoại tệ của các cửa hàng vàng bạc tư nhân phổ biến ở mức 15.470 - 15.500 VND/USD và bán ra ở mức 15.560 VND. Như vậy thì hiện nay đang diễn ra nghịch lý là các ngân hàng thương mại mua USD thấp hơn của tư nhân. Song điều nghịch lý này đang đặt ra vấn đề quản lý các bàn thu đổi ngoại tệ của ngân hàng thương mại và của Ngân hàng Nhà nước.
Bởi vì hầu hết các cửa hàng kinh doanh vàng bạc tư nhân thực hiện công khai việc mua bán ngoại tệ đều treo biển: đại lý thu đổi ngoại tệ được uỷ nhiệm của Vietcombank, BIDV, Incombank, Eximbank,... có nghĩa là phải được uỷ nhiệm của ngân hàng thương mại nào đó được phép kinh doanh ngoại tệ.
Diễn biến thị trường ngoại tệ hiện nay đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ, linh hoạt về cơ chế điều hành tỷ giá cũng như quản lý ngoại tệ.
Khi lãi suất USD trên thị trường tiền tệ quốc tế giảm mạnh thì lãi suất USD ở nước ta tăng cao; tỷ giá mua USD thực tế của ngân hàng thương mại thấp hơn tỷ giá mua vào của tư nhân; ngân hàng thương mại lách quy định của Ngân hàng Nhà nước thu phí "quản lý ngoại tệ tiền mặt" quá cao!
Lãi suất USD ở nước ta đã được tự do hoá từ năm 2000. Do đó theo thông lệ trong 8 năm qua, lãi suất USD trên thị trường nước ta theo sát lãi suất thị trường quốc tế. Khi lãi suất USD thị trường quốc tế tăng, lãi suất USD trong nước cũng tăng, nếu các ngân hàng thương mại huy động được USD khó cho vay thì đem gửi ở nước ngoài hưởng chênh lệch lãi suất. Nên có thời điểm số dư tiền gửi USD của các ngân hàng thương mại ở nước ta tại nước ngoài lên tới 3 - 4 tỷ USD. Ngược lại, khi lãi suất USD giảm, nếu huy động trong nước không được thì các ngân hàng thương mại rút tiền gửi ở nước ngoài về để cho vay.
Song thời điểm hiện nay thì tình hình đang diễn ra ngược lại!
Lãi suất quốc tế giảm, trong nước tăng cao
Từ đầu năm 2008 đến nay lãi suất trên thị trường quốc tế liên tục giảm thấp, riêng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thực hiện 2 lần cắt giảm mạnh lãi suất chủ đạo của USD.
Ngày 22/1/2008 FED tiếp tục giảm tới 0,75% mức lãi suất chủ đạo của mình, từ 4,25%/năm, xuống còn 3,5%/năm, mức cắt giảm lớn nhất trong nhiều năm và từ ngày 30/1/2008 tiếp tục cắt giảm thêm 0,5%/năm xuống còn 3,0%/năm. Nhiều dự báo có khả năng FED tiếp tục cắt giảm lãi suất chủ đạo USD xuống 2,0%/năm ngay trong tháng 3/2008.
Trái ngược với diễn biến nói trên, từ đầu năm đến nay các ngân hàng thương mại thường xuyên thực hiện tới 2 - 3 lần điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn USD.
Gần đây nhất, tiếp theo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) thực hiện tăng lãi suất USD từ ngày 10/3/2008 với kỳ hạn 12 tháng là 5,8%/năm, thì từ ngày 12/3/2008 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng tăng cao lãi suất của mình và hiện đang có mức lãi suất tiền gửi USD cao nhất.
Cụ thể lãi suất gửi USD kỳ hạn 1 tháng lên tới 6,3%/năm; 2 tháng: 6,35%/năm; 6 tháng: 6,45%/năm và 12 tháng là 6,47%/năm.
Lãi suất tiền gửi USD cũng kỳ hạn 12 tháng của một số ngân hàng thương mại khác có mức thấp hơn nhiều, như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 5,8%/năm, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công thương là 5,5%/năm...
Nguyên nhân của tình hình trên là do lãi suất vay vốn USD chỉ bằng dưới 1/2 so với lãi suất vay VND, cụ thể lãi suất vay USD chỉ khoảng 6,0% - 6,5%/năm, trong khi lãi suất vay VND tới 16- 18%/năm mà vay VND lại rất khó khăn. Ngược lại tỷ giá liên tục giảm thấp, nên các doanh nghiệp nhận thấy vay USD có lợi hơn rất nhiều.
Một nguyên nhân quan trọng khác cũng là do diễn biến lãi suất và tỷ giá nói trên, nên thời gian gần đây rất đông khách hàng đến rút tiền gửi USD của mình tại các ngân hàng thương mại để chuyển sang gửi tiết kiệm nội tệ với lãi suất 11% - 12%/năm so với mức 5%/năm gửi USD. Bởi vậy các ngân hàng thương mại tăng lãi suất USD để hạn chế người dân rút tiền gửi USD ra đồng thời tăng cường huy động vốn USD trong xã hội vào.
Ngân hàng “lách” luật
Từ ngày 10/3/2008, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì biên độ mua bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại đối với khách hàng được điều chỉnh tăng lên +1,0%, nhưng về danh nghĩa các ngân hàng thương mại thực hiện như vậy, còn thực tế thì lại thu thêm của doanh nghiệp, của khách hàng với nhiều tên gọi khác nhau, như: phí "quản lý ngoại tệ tiền mặt", phí "kiểm đếm ngoại tệ tiền mặt", phí thu đổi ngoại tệ,... phổ biến ở mức khoảng 2%, nên thực tế tỷ giá của doanh nghiệp bán cho ngân hàng thương mại còn thấp hơn rất nhiều tỷ giá danh nghĩa.
Hoặc thực tế tỷ giá ngân hàng thương mại mua USD của doanh nghiệp thấp hơn 3% so với tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố, chứ không phải 1% như quy định.
Kể từ ngày 10/3/2008 khi áp dụng biên độ giao dịch tỷ giá mới, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á cũng chính thức đưa ra mức biểu phí từ 1,7% - 2,4% trên số USD mà khách hàng bán cho ngân hàng. Mặc dù niêm yết như vậy nhưng thực tế biểu phí áp dụng phổ biến là 2,3% - 2,4%, tính ra tỷ giá Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á mua vào chỉ có 15.497 VND/USD, tương đương tỷ giá mua vào trên thị trường tự do. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà Tp.HCM cũng công khai việc khấu trừ thêm 2% trên tỷ giá khi khách hàng bán USD cho ngân hàng.
Một số ngân hàng thương mại còn thực hiện mức phí cao hơn các ngân hàng thương mại nói trên. Cụ thể như ngày 12/3/2008, tỷ giá mua vào thấp nhất theo đúng biên độ của Ngân hàng Nhà nước là 15.860 VND/USD, nhưng sau khi trừ đi phí quản lý tiền mặt ngoại tệ thì tỷ giá thanh toán cho lại cho khách hàng của ACB chỉ còn 15.460 VND/USD, chỉ bằng 96,5% tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố, tức tương ứng với thấp hơn 3,5%, thay cho mức 1,0% theo quy định, như vậy phí ở đây là 2,5%.
Không chỉ có các ngân hàng thương mại cổ phần, mà nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước cũng vượt rào lách luật, cụ thể như tỷ giá thực tế sau khi khấu trừ phí thanh toán cho khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 15.495 VND/USD, tương đương với mức phí 2,3%; của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển là 15.310 VND/USD, mức phí tương đương 3,5%...
Một phương thức khác là ngân hàng thương mại lách luật bằng việc ký hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, tức là doanh nghiệp chuyển đổi USD của mình cần bán sang Euro, Yên Nhật, hay Bảng Anh,.. để bán cho ngân hàng thương mại, bởi vì Ngân hàng Nhà nước không quy định biên độ đối với các loại ngoại tệ đó.
Đến ngày 12/3/2008, tỷ giá mua ngoại tệ của các cửa hàng vàng bạc tư nhân phổ biến ở mức 15.470 - 15.500 VND/USD và bán ra ở mức 15.560 VND. Như vậy thì hiện nay đang diễn ra nghịch lý là các ngân hàng thương mại mua USD thấp hơn của tư nhân. Song điều nghịch lý này đang đặt ra vấn đề quản lý các bàn thu đổi ngoại tệ của ngân hàng thương mại và của Ngân hàng Nhà nước.
Bởi vì hầu hết các cửa hàng kinh doanh vàng bạc tư nhân thực hiện công khai việc mua bán ngoại tệ đều treo biển: đại lý thu đổi ngoại tệ được uỷ nhiệm của Vietcombank, BIDV, Incombank, Eximbank,... có nghĩa là phải được uỷ nhiệm của ngân hàng thương mại nào đó được phép kinh doanh ngoại tệ.
Diễn biến thị trường ngoại tệ hiện nay đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ, linh hoạt về cơ chế điều hành tỷ giá cũng như quản lý ngoại tệ.