Trái chiều tín dụng, huy động VND và USD
Tổng số dư tiền gửi tại các ngân hàng giảm, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cao, trong khi cả huy động và cho vay bằng VND đều giảm
Tổng số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng giảm, tăng trưởng tín dụng bằng USD vẫn vượt trội, trong khi cả huy động và cho vay bằng VND đều giảm.
Đó là những thông tin cơ bản về tình hình hoạt động ngân hàng trong tháng đầu tiên của năm 2011, do báo cáo cập nhật của Ngân hàng Nhà nước vừa công bố.
Cụ thể, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến ngày 21/1/2011 đã giảm 2,46% so với tháng trước; trong đó, số dư tiền gửi VND giảm tới 4,12%, ngược lại số dư tiền gửi ngoại tệ tăng 4,43%.
Đầu tư cho nền kinh tế tính đến ngày 21/1/2011 tăng 0,43% so với tháng trước; trong đó, đầu tư bằng VND giảm 0,09% nhưng đầu tư bằng ngoại tệ tăng 2,37%.
Tổng phương tiện thanh toán tính đến ngày 21/1/2011 giảm 0,33% so với tháng trước, trong đó tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng 12,54%.
Thông thường, tháng đầu tiên của năm, cả tăng trưởng tín dụng và huy động vốn ở mức thấp. Ở huy động, các nguồn vốn đáo hạn, rút khỏi ngân hàng để tập trung chi trả, thanh toán trước thời điểm Tết Nguyên đán là một yếu tố chính. Đảm bảo thanh khoản cho nhu cầu vốn này cũng là một nguyên nhân chính khiến các ngân hàng chưa đẩy mạnh tín dụng; bên cạnh đó còn do lãi suất cho vay quá cao và tính thời vụ trong sản xuất của các doanh nghiệp…
Tuy nhiên, sự sụt giảm của tổng lượng tiền gửi tới 2,46% là một khác biệt đáng chú ý khi so với kết quả của tháng 1/2010 (tăng nhẹ 0,3%); tăng trưởng tín dụng 0,43% cũng là mức thấp so với mức 1% của tháng 1/2010.
Và điểm tiếp tục gây chú ý là tốc độ của tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ vẫn vượt trội, khá mạnh với 2,37% trong tháng 1/2011 - xu hướng nổi bật và kéo dài trong năm 2010 mà một nguyên nhân chính vẫn là chênh lệch lãi suất lớn giữa vay vốn bằng VND so với USD.
Như vậy, trong tháng đầu tiên của năm 2011 (mới cập nhật đến ngày 21/1), tổng lượng tiền gửi sụt giảm được đặt trong bối cảnh lãi suất huy động ở mức cao, 14%/năm với VND; còn tăng trưởng tín dụng mới chỉ khởi động ở mức thấp trong định hướng tăng trưởng chung năm nay khoảng 23%.
Một điểm khác biệt nữa là tổng phương tiện thanh toán tháng 1/2011 lại giảm 0,33%, trong khi tháng 1/2010 tăng 1,5%.
Đó là những thông tin cơ bản về tình hình hoạt động ngân hàng trong tháng đầu tiên của năm 2011, do báo cáo cập nhật của Ngân hàng Nhà nước vừa công bố.
Cụ thể, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến ngày 21/1/2011 đã giảm 2,46% so với tháng trước; trong đó, số dư tiền gửi VND giảm tới 4,12%, ngược lại số dư tiền gửi ngoại tệ tăng 4,43%.
Đầu tư cho nền kinh tế tính đến ngày 21/1/2011 tăng 0,43% so với tháng trước; trong đó, đầu tư bằng VND giảm 0,09% nhưng đầu tư bằng ngoại tệ tăng 2,37%.
Tổng phương tiện thanh toán tính đến ngày 21/1/2011 giảm 0,33% so với tháng trước, trong đó tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng 12,54%.
Thông thường, tháng đầu tiên của năm, cả tăng trưởng tín dụng và huy động vốn ở mức thấp. Ở huy động, các nguồn vốn đáo hạn, rút khỏi ngân hàng để tập trung chi trả, thanh toán trước thời điểm Tết Nguyên đán là một yếu tố chính. Đảm bảo thanh khoản cho nhu cầu vốn này cũng là một nguyên nhân chính khiến các ngân hàng chưa đẩy mạnh tín dụng; bên cạnh đó còn do lãi suất cho vay quá cao và tính thời vụ trong sản xuất của các doanh nghiệp…
Tuy nhiên, sự sụt giảm của tổng lượng tiền gửi tới 2,46% là một khác biệt đáng chú ý khi so với kết quả của tháng 1/2010 (tăng nhẹ 0,3%); tăng trưởng tín dụng 0,43% cũng là mức thấp so với mức 1% của tháng 1/2010.
Và điểm tiếp tục gây chú ý là tốc độ của tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ vẫn vượt trội, khá mạnh với 2,37% trong tháng 1/2011 - xu hướng nổi bật và kéo dài trong năm 2010 mà một nguyên nhân chính vẫn là chênh lệch lãi suất lớn giữa vay vốn bằng VND so với USD.
Như vậy, trong tháng đầu tiên của năm 2011 (mới cập nhật đến ngày 21/1), tổng lượng tiền gửi sụt giảm được đặt trong bối cảnh lãi suất huy động ở mức cao, 14%/năm với VND; còn tăng trưởng tín dụng mới chỉ khởi động ở mức thấp trong định hướng tăng trưởng chung năm nay khoảng 23%.
Một điểm khác biệt nữa là tổng phương tiện thanh toán tháng 1/2011 lại giảm 0,33%, trong khi tháng 1/2010 tăng 1,5%.