“Trăm dâu đổ đầu”… doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoặc lỗ nặng hơn trước, hoặc sẽ tự buộc thu hẹp sản xuất vì USD mất giá, còn ngân hàng tăng lãi suất cho vay
Doanh nghiệp hoặc lỗ nặng hơn trước, hoặc sẽ tự buộc thu hẹp sản xuất.
Cảnh báo này của Hiệp hội Điều Việt Nam đã châm ngòi cho không khí cuộc họp giao ban giữa Bộ Công Thương và các doanh nghiệp phía Nam càng lúc nóng dần lên với những vấn đề bức xúc hiện nay: USD mất giá, ngân hàng tăng lãi suất cho vay...
Theo Bộ Công Thương, tăng trưởng xuất khẩu của 2 tháng đầu năm 2008 đều đạt 29% nhưng đến tháng 3 này giảm còn 23,7%. Ông Phạm Trung Cang, Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho rằng do một số chính sách vĩ mô thay đổi đột ngột, gây ách tắc.
Vì vậy, chỉ tiêu 25% về tăng trưởng xuất khẩu năm 2008 này e khó có thể đạt trong tình hình hiện nay; càng xuất khẩu, doanh nghiệp càng lỗ. Tháng 3/2008, tăng trưởng xuất khẩu đã giảm thì dự đoán 2 tháng gần tới cũng sẽ giảm.
Doanh nghiệp thực sự lo lắng
Ông Nguyễn Thái Học, Phó chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, ngành điều đứng vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hiện đang “đau đầu” với việc tăng giá nguyên vật liệu, chi phí nhân công, lãi vay ngân hàng... Chi phí đầu vào tăng 40% nhưng giá thành sản phẩm bán ra chỉ tăng ở mức 20-25%. Các doanh nghiệp xuất khẩu còn thêm thiệt hại khi USD mất giá.
Đến nay ngành điều đã ký hợp đồng giao hàng trên 300 triệu USD, tính ra lỗ 150-160 tỷ đồng. Ông Học nói: “Mặc dù đã ký hợp đồng, nhưng tình hình này, không doanh nghiệp nào dám sản xuất để chuốc lấy lỗ lã nên sẽ làm chậm tiến độ giao hàng so với hợp đồng”.
Ông Học cũng dự đoán rằng: “Bộ Công Thương sẽ phải tiếp nhận nhiều trường hợp khiếu nại doanh nghiệp Việt Nam về việc chậm giao hàng. Như thế sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín ngành điều vốn bồi đắp, gìn giữ lâu nay”.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết: với tỷ giá hiện nay, cứ 1 triệu USD bán cho ngân hàng, doanh nghiệp lỗ 300-400 triệu đồng. Cũng là Giám đốc Công ty Intemex, ông cho biết: nếu thực hiện chỉ tiêu xuất khẩu 250 triệu USD trong năm nay, công ty sẽ bị lỗ 75-100 tỷ đồng.
Các hiệp hội ngành nói rằng doanh nghiệp tự lo liệu bằng cách giảm sản lượng, giảm sản xuất, không dám đầu tư mở rộng sản xuất và chuẩn bị sa thải công nhân. Ông Nam tự đặt ra các tình huống và tự trả lời: nếu doanh nghiệp tự “xù” không giao hàng theo hợp đồng, đây là điều không thể.
Nếu mua hàng nước ngoài bán cho nước ngoài để đền bù hợp đồng thì càng nguy hiểm vì tự mình “tẩy chay” hàng mình. Nếu mua bán nội địa thì ai xuất khẩu, còn xin nhập khẩu bù, ngân hàng hạn chế cho vay.
Phải chăng ngân hàng gây khó?
Bà Nguyễn Thị Nguyệt, Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, ĐBSCL đang vụ thu hoạch đông xuân - vụ cho sản lượng và chất lượng cao trong năm. Thực tế, doanh nghiệp nhỏ không vay được tiền nên không thể mua vào và dĩ nhiên không giao hàng đúng thời hạn. doanh nghiệp lớn vay được tiền mua hàng nhưng mang tính cầm chừng.
Lãi suất ngân hàng “nhảy múa” từ 1,5-1,8 %/tháng. Còn tỷ giá VND/USD, thì mỗi ngân hàng trả mỗi giá khác nhau. Hiệp hội này cho rằng cần ưu tiên cho vay vốn đối với ngành hàng này và xác định tỷ giá hợp lý.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản cho biết, giá cá tra, basa dự đoán sau Tết sẽ tăng lên nhưng khi doanh nghiệp đụng vấn đề thiếu vốn mua nguyên liệu, giá cá giảm xuống khiến nhà nông nản lòng không nuôi. Ông e ngại sắp tới sẽ còn tiếp diễn việc thiếu nguyên liệu.
Các hiệp hội cho rằng, việc bán ngọai tệ hết sức khó khăn. Giá USD ngày một giảm, doanh nghiệp phải chịu lỗ nhưng ngân hàng không muốn mua. Ngân hàng thì “bó tay”, doanh nghiệp xuất khẩu tìm đến Ngân hàng Nhà nước là chỗ dựa cuối cùng nhưng ngân hàng này cũng “từ chối”. doanh nghiệp bế tắc và hiện nay trong tình trạng lúng túng.
Tuy nhiên, đại diện của Ngân hàng Đông Á phản hồi rằng, ngân hàng luôn chia sẻ rủi ro cùng doanh nghiệp. Trước nay, ngân hàng này chưa bao giờ từ chối không mua và mua đúng giá USD có nguồn gốc xuất khẩu từ doanh nghiệp xuất khẩu là khách hàng của Đông Á.
Ông Cang, với tư cách là đại diện Ngân hàng ACB bộc bạch: ngân hàng này cũng chẳng “béo bở” gì mà cũng khó khăn trong tình hình hiện nay. Doanh nghiệp “cắn răng” chịu mức vay 1,5-1,7%/tháng thì sớm muộn cũng sinh nợ ngân hàng. Ông Cang cho rằng, khi doanh nghiệp xuất khẩu bán lại USD có nguồn gốc xuất khẩu thì Ngân hàng Nhà nước nên mua.
Trước tình hình như hiện nay, Hiệp hội Lương thực khuyến cáo các hội viên ký hợp đồng phải có số lượng tồn kho 50% số với số lượng ký hợp đồng và thời hạn giao hàng kéo dài trong vòng 2 tháng. Hiệp hội cũng khuyến cáo hội viên thanh toán bằng các đồng tiền khác.
Hiệp hội các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản khuyến cáo doanh nghiệp phải thương lượng nâng giá sản phẩm, nếu không thì doanh nghiệp không thể đủ phí mua nguyên liệu. Hiệp hội hồ tiêu cho rằng, ngân hàng nên ưu tiên cho vay đối với những ngành hàng có liên quan đến nông dân.
Vấn đề dự báo tỷ giá USD/VND, ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, những thông tin này Bộ Công Thương cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã cảnh báo nhưng có doanh nghiệp chưa nắm bắt kịp thời và xử lý hiệu quả. Theo ông, cách giải quyết “sa thải, dừng sản xuất” như doanh nghiệp đã nói là không tích cực, mang tính “bi quan, bế tắc” trong khi vẫn còn nhiều cơ hội “còn nước còn tát”.
Thứ trưởng Bộ Công Thương đề nghị ngân hàng thương mại, quốc doanh ưu tiên mua ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất khẩu và đồng USD có nguồn gốc từ xuất khẩu cũng như áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi nhất. Ông cho rằng, ngoài đa dạng hóa tiền thanh toán, doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường, thoả thuận với khách hàng chia sẻ rủi ro.
Phía Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ trình với Thủ tướng những kiến nghị của doanh nghiệp để có giải pháp tháo gỡ.
Cảnh báo này của Hiệp hội Điều Việt Nam đã châm ngòi cho không khí cuộc họp giao ban giữa Bộ Công Thương và các doanh nghiệp phía Nam càng lúc nóng dần lên với những vấn đề bức xúc hiện nay: USD mất giá, ngân hàng tăng lãi suất cho vay...
Theo Bộ Công Thương, tăng trưởng xuất khẩu của 2 tháng đầu năm 2008 đều đạt 29% nhưng đến tháng 3 này giảm còn 23,7%. Ông Phạm Trung Cang, Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho rằng do một số chính sách vĩ mô thay đổi đột ngột, gây ách tắc.
Vì vậy, chỉ tiêu 25% về tăng trưởng xuất khẩu năm 2008 này e khó có thể đạt trong tình hình hiện nay; càng xuất khẩu, doanh nghiệp càng lỗ. Tháng 3/2008, tăng trưởng xuất khẩu đã giảm thì dự đoán 2 tháng gần tới cũng sẽ giảm.
Doanh nghiệp thực sự lo lắng
Ông Nguyễn Thái Học, Phó chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, ngành điều đứng vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hiện đang “đau đầu” với việc tăng giá nguyên vật liệu, chi phí nhân công, lãi vay ngân hàng... Chi phí đầu vào tăng 40% nhưng giá thành sản phẩm bán ra chỉ tăng ở mức 20-25%. Các doanh nghiệp xuất khẩu còn thêm thiệt hại khi USD mất giá.
Đến nay ngành điều đã ký hợp đồng giao hàng trên 300 triệu USD, tính ra lỗ 150-160 tỷ đồng. Ông Học nói: “Mặc dù đã ký hợp đồng, nhưng tình hình này, không doanh nghiệp nào dám sản xuất để chuốc lấy lỗ lã nên sẽ làm chậm tiến độ giao hàng so với hợp đồng”.
Ông Học cũng dự đoán rằng: “Bộ Công Thương sẽ phải tiếp nhận nhiều trường hợp khiếu nại doanh nghiệp Việt Nam về việc chậm giao hàng. Như thế sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín ngành điều vốn bồi đắp, gìn giữ lâu nay”.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết: với tỷ giá hiện nay, cứ 1 triệu USD bán cho ngân hàng, doanh nghiệp lỗ 300-400 triệu đồng. Cũng là Giám đốc Công ty Intemex, ông cho biết: nếu thực hiện chỉ tiêu xuất khẩu 250 triệu USD trong năm nay, công ty sẽ bị lỗ 75-100 tỷ đồng.
Các hiệp hội ngành nói rằng doanh nghiệp tự lo liệu bằng cách giảm sản lượng, giảm sản xuất, không dám đầu tư mở rộng sản xuất và chuẩn bị sa thải công nhân. Ông Nam tự đặt ra các tình huống và tự trả lời: nếu doanh nghiệp tự “xù” không giao hàng theo hợp đồng, đây là điều không thể.
Nếu mua hàng nước ngoài bán cho nước ngoài để đền bù hợp đồng thì càng nguy hiểm vì tự mình “tẩy chay” hàng mình. Nếu mua bán nội địa thì ai xuất khẩu, còn xin nhập khẩu bù, ngân hàng hạn chế cho vay.
Phải chăng ngân hàng gây khó?
Bà Nguyễn Thị Nguyệt, Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, ĐBSCL đang vụ thu hoạch đông xuân - vụ cho sản lượng và chất lượng cao trong năm. Thực tế, doanh nghiệp nhỏ không vay được tiền nên không thể mua vào và dĩ nhiên không giao hàng đúng thời hạn. doanh nghiệp lớn vay được tiền mua hàng nhưng mang tính cầm chừng.
Lãi suất ngân hàng “nhảy múa” từ 1,5-1,8 %/tháng. Còn tỷ giá VND/USD, thì mỗi ngân hàng trả mỗi giá khác nhau. Hiệp hội này cho rằng cần ưu tiên cho vay vốn đối với ngành hàng này và xác định tỷ giá hợp lý.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản cho biết, giá cá tra, basa dự đoán sau Tết sẽ tăng lên nhưng khi doanh nghiệp đụng vấn đề thiếu vốn mua nguyên liệu, giá cá giảm xuống khiến nhà nông nản lòng không nuôi. Ông e ngại sắp tới sẽ còn tiếp diễn việc thiếu nguyên liệu.
Các hiệp hội cho rằng, việc bán ngọai tệ hết sức khó khăn. Giá USD ngày một giảm, doanh nghiệp phải chịu lỗ nhưng ngân hàng không muốn mua. Ngân hàng thì “bó tay”, doanh nghiệp xuất khẩu tìm đến Ngân hàng Nhà nước là chỗ dựa cuối cùng nhưng ngân hàng này cũng “từ chối”. doanh nghiệp bế tắc và hiện nay trong tình trạng lúng túng.
Tuy nhiên, đại diện của Ngân hàng Đông Á phản hồi rằng, ngân hàng luôn chia sẻ rủi ro cùng doanh nghiệp. Trước nay, ngân hàng này chưa bao giờ từ chối không mua và mua đúng giá USD có nguồn gốc xuất khẩu từ doanh nghiệp xuất khẩu là khách hàng của Đông Á.
Ông Cang, với tư cách là đại diện Ngân hàng ACB bộc bạch: ngân hàng này cũng chẳng “béo bở” gì mà cũng khó khăn trong tình hình hiện nay. Doanh nghiệp “cắn răng” chịu mức vay 1,5-1,7%/tháng thì sớm muộn cũng sinh nợ ngân hàng. Ông Cang cho rằng, khi doanh nghiệp xuất khẩu bán lại USD có nguồn gốc xuất khẩu thì Ngân hàng Nhà nước nên mua.
Trước tình hình như hiện nay, Hiệp hội Lương thực khuyến cáo các hội viên ký hợp đồng phải có số lượng tồn kho 50% số với số lượng ký hợp đồng và thời hạn giao hàng kéo dài trong vòng 2 tháng. Hiệp hội cũng khuyến cáo hội viên thanh toán bằng các đồng tiền khác.
Hiệp hội các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản khuyến cáo doanh nghiệp phải thương lượng nâng giá sản phẩm, nếu không thì doanh nghiệp không thể đủ phí mua nguyên liệu. Hiệp hội hồ tiêu cho rằng, ngân hàng nên ưu tiên cho vay đối với những ngành hàng có liên quan đến nông dân.
Vấn đề dự báo tỷ giá USD/VND, ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, những thông tin này Bộ Công Thương cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã cảnh báo nhưng có doanh nghiệp chưa nắm bắt kịp thời và xử lý hiệu quả. Theo ông, cách giải quyết “sa thải, dừng sản xuất” như doanh nghiệp đã nói là không tích cực, mang tính “bi quan, bế tắc” trong khi vẫn còn nhiều cơ hội “còn nước còn tát”.
Thứ trưởng Bộ Công Thương đề nghị ngân hàng thương mại, quốc doanh ưu tiên mua ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất khẩu và đồng USD có nguồn gốc từ xuất khẩu cũng như áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi nhất. Ông cho rằng, ngoài đa dạng hóa tiền thanh toán, doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường, thoả thuận với khách hàng chia sẻ rủi ro.
Phía Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ trình với Thủ tướng những kiến nghị của doanh nghiệp để có giải pháp tháo gỡ.