Trạm thu phí: Bố trí sao cho hợp lý?
Quy hoạch hệ thống các trạm thu phí trên quốc lộ phải do Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt sau khi thống nhất với Bộ Tài chính
Bộ Giao thông Vận tải vừa đưa ra quy định khoảng cách tối thiểu giữa hai trạm thu phí trên cùng một tuyến quốc lộ không nhỏ hơn 70 km tại dự thảo lần 3 Thông tư Quy định về tổ chức hoạt động của trạm thu phí đường bộ.
Dự thảo nêu rõ: các trạm thu phí phải đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ việc thu phí. Đồng thời, việc quy hoạch hệ thống các trạm thu phí trên các quốc lộ phải do Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính; hệ thống trạm thu phí trên đường địa phương do hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính.
Phải cách nhau 70km
Trong trường hợp trạm thu phí không thuộc quy hoạch mạng lưới thu phí đường bộ được cơ quan có thẩm quyền ban hành thì trước khi lập dự án thành lập trạm thu phí, chủ đầu tư dự án phải có văn bản đề nghị hai bộ nêu rõ về độ dài tuyến đường, vị trí và số trạm dự kiến đặt trên tuyến đó. Với quy định này, có thể thấy, việc kiểm soát cự ly, quy định việc điều hành, quản lý các trạm thu phí đã rõ ràng trong dự thảo thông tư lần này.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu có thể áp dụng luật vào cuộc sống khi rất nhiều dự án giao thông đầu tư theo hình thức khai thác, chuyển giao (BOT) đã được phê duyệt, qua đó, các doanh nghiệp được quyền thu phí để hoàn vốn?
Thực tế cho thấy, hiện nay khoảng cách giữa các trạm trên các tuyến quốc lộ chỉ từ 30 - 40km. Cụ thể, đoạn Hà Nội - Hải Hậu, tỉnh Nam Định dài 130 km có tới 4 trạm thu phí. Trên Quốc lộ 18, hơn 100km có 4 trạm thu phí, trong đó khoảng cách giữa trạm thu phí Phả Lại đến trạm thu phí tiếp theo chỉ 40 km.
Tại khu vực phía Nam, các trạm thu phí cũng dày đặc: tuyến Tp. HCM - Buôn Ma Thuột dài 350 km có tới 7 trạm thu phí; Quốc lộ 1A dù đã nhiều lần điều chỉnh, cũng còn 18 trạm thu phí. Trên Quốc lộ 13 từ Bình Dương - Tp. HCM có 3 trạm thu phí.
Khoảng cách từ trạm Suối Giữa (thị xã Thủ Dầu Một) đến trạm Vĩnh Phú (thị trấn Lái Thiêu) chỉ có 16 km. Còn khoảng cách từ trạm Vĩnh Phú đến trạm Bình Triệu lại có 8 km. Tuyến Tp.HCM đi Bà Rịa - Vũng Tàu, dài khoảng 120 km nhưng cũng có tới 3 trạm thu phí.
Quá nhiều trạm
Việc liên tiếp các trạm thu phí mọc lên với khoảng cách gần nhau khiến các doanh nghiệp rất bức xúc. Theo họ, việc bố trí các trạm thu phí quá gần là bất hợp lý. Qua đó, gây mất thời gian, tiêu hao nhiên liệu vô ích thậm chí dẫn tới ùn tắc giao thông. Vấn đề đặt ra không phải chỉ là phí các chủ phương tiện đi qua phải chi trả, mà quan trọng là việc đặt trạm dày như thế đã không đúng với Quy hoạch mạng lưới trạm được phê duyệt và Thông tư 90/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính. Các văn bản pháp luật hiện hành quy định khoảng cách giữa các trạm thu phí tối thiểu phải là 70km trở lên.
Liên quan đến vấn đề này, có ý kiến cho rằng dự thảo này còn “kẽ hở” vì quy định chỉ có hiệu lực điều chỉnh đối với các tuyến đường bộ được đầu tư bằng ngân sách nhà nước, trong khi hiện nay đã có nhiều loại đường do vốn liên doanh, vốn đầu tư theo hình thức BOT... không ít những con đường, cây cầu đã được xã hội hóa các nguồn đầu tư (vốn ngoài ngân sách), điều này cũng lý giải vì sao nhiều trạm thu phí chỉ có khoảng cách từ 30 đến 40km.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết: hiện nay, việc quy định khoảng cách 70km vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét. Bởi lẽ, Quy định này có hiệu lực với các trạm thu phí thuộc thẩm quyền Nhà nước. Trong khi đó, hiện nay rất nhiều tuyến đường bộ lại được xây dựng theo mô hình BOT. Đa phần kinh phí đều do doanh nghiệp tự bỏ tiền, họ đã được Chính phủ đồng ý phê duyệt, cho phép thu phí để hoàn vốn. Vì thế, về cũng cần phải nghiên cứu cụ thể để tránh cho các doanh nghiệp không bị thiệt thòi.
Vừa qua, Cục đường bộ đã tiến hành đấu thầu nhiều trạm thu phí nhằm tăng cường khả năng thu hồi vốn, tránh tiêu cực. Lần này, việc nghiên cứu về cự ly các trạm thu phí đường bộ cần tiếp tục nghiên cứu một cách đồng bộ, cụ thể. Bởi lẽ, nếu chúng ta không giải quyết được bài toán về tình trạng các trạm thu phí dày đặc như hiện nay thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng luân chuyển các mạch máu giao thông và gây nỗi ám ảnh cho các chủ phương tiện, giảm sự phát triển kinh tế - xã hội.
Dự thảo nêu rõ: các trạm thu phí phải đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ việc thu phí. Đồng thời, việc quy hoạch hệ thống các trạm thu phí trên các quốc lộ phải do Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính; hệ thống trạm thu phí trên đường địa phương do hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính.
Phải cách nhau 70km
Trong trường hợp trạm thu phí không thuộc quy hoạch mạng lưới thu phí đường bộ được cơ quan có thẩm quyền ban hành thì trước khi lập dự án thành lập trạm thu phí, chủ đầu tư dự án phải có văn bản đề nghị hai bộ nêu rõ về độ dài tuyến đường, vị trí và số trạm dự kiến đặt trên tuyến đó. Với quy định này, có thể thấy, việc kiểm soát cự ly, quy định việc điều hành, quản lý các trạm thu phí đã rõ ràng trong dự thảo thông tư lần này.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu có thể áp dụng luật vào cuộc sống khi rất nhiều dự án giao thông đầu tư theo hình thức khai thác, chuyển giao (BOT) đã được phê duyệt, qua đó, các doanh nghiệp được quyền thu phí để hoàn vốn?
Thực tế cho thấy, hiện nay khoảng cách giữa các trạm trên các tuyến quốc lộ chỉ từ 30 - 40km. Cụ thể, đoạn Hà Nội - Hải Hậu, tỉnh Nam Định dài 130 km có tới 4 trạm thu phí. Trên Quốc lộ 18, hơn 100km có 4 trạm thu phí, trong đó khoảng cách giữa trạm thu phí Phả Lại đến trạm thu phí tiếp theo chỉ 40 km.
Tại khu vực phía Nam, các trạm thu phí cũng dày đặc: tuyến Tp. HCM - Buôn Ma Thuột dài 350 km có tới 7 trạm thu phí; Quốc lộ 1A dù đã nhiều lần điều chỉnh, cũng còn 18 trạm thu phí. Trên Quốc lộ 13 từ Bình Dương - Tp. HCM có 3 trạm thu phí.
Khoảng cách từ trạm Suối Giữa (thị xã Thủ Dầu Một) đến trạm Vĩnh Phú (thị trấn Lái Thiêu) chỉ có 16 km. Còn khoảng cách từ trạm Vĩnh Phú đến trạm Bình Triệu lại có 8 km. Tuyến Tp.HCM đi Bà Rịa - Vũng Tàu, dài khoảng 120 km nhưng cũng có tới 3 trạm thu phí.
Quá nhiều trạm
Việc liên tiếp các trạm thu phí mọc lên với khoảng cách gần nhau khiến các doanh nghiệp rất bức xúc. Theo họ, việc bố trí các trạm thu phí quá gần là bất hợp lý. Qua đó, gây mất thời gian, tiêu hao nhiên liệu vô ích thậm chí dẫn tới ùn tắc giao thông. Vấn đề đặt ra không phải chỉ là phí các chủ phương tiện đi qua phải chi trả, mà quan trọng là việc đặt trạm dày như thế đã không đúng với Quy hoạch mạng lưới trạm được phê duyệt và Thông tư 90/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính. Các văn bản pháp luật hiện hành quy định khoảng cách giữa các trạm thu phí tối thiểu phải là 70km trở lên.
Liên quan đến vấn đề này, có ý kiến cho rằng dự thảo này còn “kẽ hở” vì quy định chỉ có hiệu lực điều chỉnh đối với các tuyến đường bộ được đầu tư bằng ngân sách nhà nước, trong khi hiện nay đã có nhiều loại đường do vốn liên doanh, vốn đầu tư theo hình thức BOT... không ít những con đường, cây cầu đã được xã hội hóa các nguồn đầu tư (vốn ngoài ngân sách), điều này cũng lý giải vì sao nhiều trạm thu phí chỉ có khoảng cách từ 30 đến 40km.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết: hiện nay, việc quy định khoảng cách 70km vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét. Bởi lẽ, Quy định này có hiệu lực với các trạm thu phí thuộc thẩm quyền Nhà nước. Trong khi đó, hiện nay rất nhiều tuyến đường bộ lại được xây dựng theo mô hình BOT. Đa phần kinh phí đều do doanh nghiệp tự bỏ tiền, họ đã được Chính phủ đồng ý phê duyệt, cho phép thu phí để hoàn vốn. Vì thế, về cũng cần phải nghiên cứu cụ thể để tránh cho các doanh nghiệp không bị thiệt thòi.
Vừa qua, Cục đường bộ đã tiến hành đấu thầu nhiều trạm thu phí nhằm tăng cường khả năng thu hồi vốn, tránh tiêu cực. Lần này, việc nghiên cứu về cự ly các trạm thu phí đường bộ cần tiếp tục nghiên cứu một cách đồng bộ, cụ thể. Bởi lẽ, nếu chúng ta không giải quyết được bài toán về tình trạng các trạm thu phí dày đặc như hiện nay thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng luân chuyển các mạch máu giao thông và gây nỗi ám ảnh cho các chủ phương tiện, giảm sự phát triển kinh tế - xã hội.