Tranh cãi quanh Luật Quy hoạch đô thị
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân vừa trình Chính phủ Dự án Luật Quy hoạch đô thị
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân vừa trình Chính phủ dự án Luật Quy hoạch đô thị.
Đối với hai vấn đề quan trọng trong dự thảo luật này là hạ tầng kỹ thuật đô thị và kiến trúc sư trưởng đô thị, hiện đang có nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Về vấn đề hạ tầng kỹ thuật đô thị, có hai luồng ý kiến:
Thứ nhất, Luật Quy hoạch đô thị cần phải quy định đầy đủ các nội dung liên quan đến quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác, vận hành, sử dụng các công trình hạ tầng đô thị.
Thứ hai, Luật Quy hoạch đô thị không nên quy định về toàn bộ các nội dung nêu trên (theo ý kiến thứ nhất) mà chỉ quy định về nội dung, yêu cầu, nguyên tắc quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị và quản lý phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo quy hoạch được duyệt.
Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, dự thảo luật được thiết kế theo ý kiến thứ hai, vì một trong những yêu cầu quan trọng của quy hoạch đô thị là phải bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, do vậy nội hàm của quy hoạch đô thị đã bao gồm cả quy hoạch hạ tầng. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật là một bộ phận không tách rời của quy hoạch đô thị…
Về vấn đề kiến trúc sư trưởng đô thị, cũng có hai loại ý kiến:
Thứ nhất, không nên có chức danh “Kiến trúc sư trưởng” và không quy định vấn đề này trong Luật Quy hoạch đô thị, vì đã có các cơ quan chuyên môn giúp UBND các cấp quản lý nhà nước về xây dựng, quy hoạch đô thị.
Thứ hai, luật này cần có quy định về Kiến trúc sư trưởng đô thị để tư vấn, phản biện cho UBND thành phố về quản lý quy hoạch - kiến trúc và phát triển đô thị theo hướng vừa hiện đại vừa có bản sắc.
Theo Bộ Xây dựng, dự thảo luật được thiết kế theo ý kiến thứ hai, vì đó là chức danh quản lý đặc thù về kiến trúc, thiết kế đô thị nhằm tạo ra diện mạo đô thị có bản sắc, bộ mặt đô thị phù hợp với bản sắc văn hoá, truyền thống của từng vùng và của dân tộc; khắc phục tình trạng chắp vá hiện nay trong kiến trúc đô thị ở nước ta.
Mặt khác, kinh nghiệm thế giới cho thấy trong thời kỳ đầu phát triển đô thị, nhiều nước đều áp dụng mô hình Kiến trúc sư trưởng để quản lý kiến trúc đô thị.
Theo dự thảo Luật Quy hoạch đô thị, quy định chức danh Kiến trúc sư trưởng chỉ áp dụng tại các thành phố trực thuộc trung ương, có tính đặc thù, có ý nghĩa quốc gia về văn hoá, lịch sử cần bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị.
* Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, hiện cả nước có 743 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại (Hà Nội và Tp.HCM), 3 đô thị loại 1, 14 đô thị loại 2, 36 đô thị loại 3, 41 đô thị loại 4, 647 đô thị loại 5. Ngoài ra, cả nước còn có 160 khu công nghiệp tập trung, 28 khu kinh tế của khẩu và khu kinh tế đặc thù.
Đối với hai vấn đề quan trọng trong dự thảo luật này là hạ tầng kỹ thuật đô thị và kiến trúc sư trưởng đô thị, hiện đang có nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Về vấn đề hạ tầng kỹ thuật đô thị, có hai luồng ý kiến:
Thứ nhất, Luật Quy hoạch đô thị cần phải quy định đầy đủ các nội dung liên quan đến quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác, vận hành, sử dụng các công trình hạ tầng đô thị.
Thứ hai, Luật Quy hoạch đô thị không nên quy định về toàn bộ các nội dung nêu trên (theo ý kiến thứ nhất) mà chỉ quy định về nội dung, yêu cầu, nguyên tắc quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị và quản lý phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo quy hoạch được duyệt.
Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, dự thảo luật được thiết kế theo ý kiến thứ hai, vì một trong những yêu cầu quan trọng của quy hoạch đô thị là phải bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, do vậy nội hàm của quy hoạch đô thị đã bao gồm cả quy hoạch hạ tầng. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật là một bộ phận không tách rời của quy hoạch đô thị…
Về vấn đề kiến trúc sư trưởng đô thị, cũng có hai loại ý kiến:
Thứ nhất, không nên có chức danh “Kiến trúc sư trưởng” và không quy định vấn đề này trong Luật Quy hoạch đô thị, vì đã có các cơ quan chuyên môn giúp UBND các cấp quản lý nhà nước về xây dựng, quy hoạch đô thị.
Thứ hai, luật này cần có quy định về Kiến trúc sư trưởng đô thị để tư vấn, phản biện cho UBND thành phố về quản lý quy hoạch - kiến trúc và phát triển đô thị theo hướng vừa hiện đại vừa có bản sắc.
Theo Bộ Xây dựng, dự thảo luật được thiết kế theo ý kiến thứ hai, vì đó là chức danh quản lý đặc thù về kiến trúc, thiết kế đô thị nhằm tạo ra diện mạo đô thị có bản sắc, bộ mặt đô thị phù hợp với bản sắc văn hoá, truyền thống của từng vùng và của dân tộc; khắc phục tình trạng chắp vá hiện nay trong kiến trúc đô thị ở nước ta.
Mặt khác, kinh nghiệm thế giới cho thấy trong thời kỳ đầu phát triển đô thị, nhiều nước đều áp dụng mô hình Kiến trúc sư trưởng để quản lý kiến trúc đô thị.
Theo dự thảo Luật Quy hoạch đô thị, quy định chức danh Kiến trúc sư trưởng chỉ áp dụng tại các thành phố trực thuộc trung ương, có tính đặc thù, có ý nghĩa quốc gia về văn hoá, lịch sử cần bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị.
* Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, hiện cả nước có 743 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại (Hà Nội và Tp.HCM), 3 đô thị loại 1, 14 đô thị loại 2, 36 đô thị loại 3, 41 đô thị loại 4, 647 đô thị loại 5. Ngoài ra, cả nước còn có 160 khu công nghiệp tập trung, 28 khu kinh tế của khẩu và khu kinh tế đặc thù.