Tranh chấp tài sản trong gia đình “vua” sòng bạc Macau
Tỷ phú sòng bạc Stanley Ho dọa kiện người thân ra tòa vì đã giành quyền kiểm soát tài sản của ông
Hồng Kông là một nơi đã quá quen với những trận chiến tranh giành quyền lực và tài sản trong các gia đình tỷ phú ngự trị nền kinh tế nơi này.
Giờ đây, một cuộc chiến mới lại đang hình thành, trong gia đình tỷ phú Stanley Ho - ông trùm có tới 17 người con với 4 bà vợ và thống trị một trong những thị trường bài bạc lớn nhất thế giới.
Tờ New York Times cho biết, vào ngày 25/1, tỷ phú 89 tuổi Stanley Ho đã tuyên bố thông qua luật sư của ông rằng, những người trong gia đình họ Ho đã giành quyền kiểm soát cổ phần của ông trong tập đoàn sòng bạc SJM Holdings mà không được sự chấp thuận của ông.
Luật sư của Stanley Ho cho biết, trong thời gian ông nằm viện vì phẫu thuật não từ năm 2009, người nhà đã thực hiện chuyển nhượng hầu hết cổ phần của ông trong tập đoàn sòng bạc sang cho các thành viên trong gia đình. Theo lời luật sư Gordon Oldham, Stanley Ho đang “rất thất vọng và buồn chán” vì sự việc này.
“Hành vi đó không khác gì đánh cướp”, ông Oldham nhắc lại lời Stanley Ho, và cho biết thân chủ đang có kế hoạch đưa vụ việc ra tòa tại Hồng Kông nếu vụ việc không được giải quyết trong ngày 26/1 này.
Trong khi đó, những thành viên gia đình bị Stanley Ho cáo buộc có hành vi sai trái khẳng định, họ làm vậy là theo sự đồng ý của ông.
Một thông báo của SJM Holdings trên sàn chứng khoán Hồng Kông vào đầu tuần này cho biết, phần lớn các sòng bạc của nhà họ Ho giờ đã nằm dưới sự kiểm soát của Action Winner và Ranillo - hai công ty của các thành viên trong gia đình phức tạp này.
Các con của Stanley Ho khẳng định, họ làm vậy là theo “sự phê chuẩn và ủy quyền bằng văn bản” của bố. Họ còn công bố bản copy của một bức thư mà Daisy Ho, một người con gái của Stanley Ho, đề ngày 7/1, có đoạn viết rằng, “việc phân bổ cổ phiếu” đã được thực hiện “theo chỉ dẫn của bố”. Đoạn cuối thư có xác nhận và chữ ký của tỷ phú Stanley Ho.
Sinh ra tại Hồng Kông, Stanley Ho đã xây dựng nên SJM Holdings - tập đoàn sòng bạc vào hàng lớn nhất tại Macau hiện nay. Trước đây, khi chính quyền Macau còn chưa mở cửa cho các sòng bạc nước ngoài, thì thị trường sòng bạc nơi này nằm dưới sự kiểm soát gần như tuyệt đối của Stanley Ho. Hiện nay, công ty này tiếp tục phát triển mạnh, bất chấp sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ nước ngoài như tập đoàn Las Vegas của tỷ phú Mỹ Sheldon Adelson.
SJM Holdings hiện điều hành hơn 10 sòng bạc tại Macau và có cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông. Tập đoàn này có giá trị vốn hóa thị trường vào khoảng 9,6 tỷ USD. Theo xếp hạng mới nhất của tạp chí Mỹ Forbes, Stanley Ho là người giàu thứ 13 ở Hồng Kông, sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 3,1 tỷ USD.
Luật sư cho biết, Stanley Ho luôn có ý định chia đều tài sản cho các thành viên trong gia đình.
Cho dù gia đình tỷ phú Stanley Ho giải quyết vụ việc trên ra sao, theo giới phân tích, tập đoàn của ông cũng sẽ phải đối mặt với vô số thách thức trong vấn đề chuyển giao quyền lực từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Việc những người đứng đầu doanh nghiệp gia đình ở Hồng Kông và nhiều nền kinh tế châu Á giữ vai trò lãnh đạo quá lâu và chần chừ trong việc xác định người kế nhiệm được cho là một nguyên nhân dẫn tới những khó khăn khi chuyển giao quyền lực.
Giờ đây, một cuộc chiến mới lại đang hình thành, trong gia đình tỷ phú Stanley Ho - ông trùm có tới 17 người con với 4 bà vợ và thống trị một trong những thị trường bài bạc lớn nhất thế giới.
Tờ New York Times cho biết, vào ngày 25/1, tỷ phú 89 tuổi Stanley Ho đã tuyên bố thông qua luật sư của ông rằng, những người trong gia đình họ Ho đã giành quyền kiểm soát cổ phần của ông trong tập đoàn sòng bạc SJM Holdings mà không được sự chấp thuận của ông.
Luật sư của Stanley Ho cho biết, trong thời gian ông nằm viện vì phẫu thuật não từ năm 2009, người nhà đã thực hiện chuyển nhượng hầu hết cổ phần của ông trong tập đoàn sòng bạc sang cho các thành viên trong gia đình. Theo lời luật sư Gordon Oldham, Stanley Ho đang “rất thất vọng và buồn chán” vì sự việc này.
“Hành vi đó không khác gì đánh cướp”, ông Oldham nhắc lại lời Stanley Ho, và cho biết thân chủ đang có kế hoạch đưa vụ việc ra tòa tại Hồng Kông nếu vụ việc không được giải quyết trong ngày 26/1 này.
Trong khi đó, những thành viên gia đình bị Stanley Ho cáo buộc có hành vi sai trái khẳng định, họ làm vậy là theo sự đồng ý của ông.
Một thông báo của SJM Holdings trên sàn chứng khoán Hồng Kông vào đầu tuần này cho biết, phần lớn các sòng bạc của nhà họ Ho giờ đã nằm dưới sự kiểm soát của Action Winner và Ranillo - hai công ty của các thành viên trong gia đình phức tạp này.
Các con của Stanley Ho khẳng định, họ làm vậy là theo “sự phê chuẩn và ủy quyền bằng văn bản” của bố. Họ còn công bố bản copy của một bức thư mà Daisy Ho, một người con gái của Stanley Ho, đề ngày 7/1, có đoạn viết rằng, “việc phân bổ cổ phiếu” đã được thực hiện “theo chỉ dẫn của bố”. Đoạn cuối thư có xác nhận và chữ ký của tỷ phú Stanley Ho.
Sinh ra tại Hồng Kông, Stanley Ho đã xây dựng nên SJM Holdings - tập đoàn sòng bạc vào hàng lớn nhất tại Macau hiện nay. Trước đây, khi chính quyền Macau còn chưa mở cửa cho các sòng bạc nước ngoài, thì thị trường sòng bạc nơi này nằm dưới sự kiểm soát gần như tuyệt đối của Stanley Ho. Hiện nay, công ty này tiếp tục phát triển mạnh, bất chấp sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ nước ngoài như tập đoàn Las Vegas của tỷ phú Mỹ Sheldon Adelson.
SJM Holdings hiện điều hành hơn 10 sòng bạc tại Macau và có cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông. Tập đoàn này có giá trị vốn hóa thị trường vào khoảng 9,6 tỷ USD. Theo xếp hạng mới nhất của tạp chí Mỹ Forbes, Stanley Ho là người giàu thứ 13 ở Hồng Kông, sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 3,1 tỷ USD.
Luật sư cho biết, Stanley Ho luôn có ý định chia đều tài sản cho các thành viên trong gia đình.
Cho dù gia đình tỷ phú Stanley Ho giải quyết vụ việc trên ra sao, theo giới phân tích, tập đoàn của ông cũng sẽ phải đối mặt với vô số thách thức trong vấn đề chuyển giao quyền lực từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Việc những người đứng đầu doanh nghiệp gia đình ở Hồng Kông và nhiều nền kinh tế châu Á giữ vai trò lãnh đạo quá lâu và chần chừ trong việc xác định người kế nhiệm được cho là một nguyên nhân dẫn tới những khó khăn khi chuyển giao quyền lực.