Tranh chấp thương mại: “Cần chủ động bảo vệ mình”
Trò chuyện với ông Lương Văn Tự, Thứ trưởng Bộ Thương mại về các biện pháp đối phó với tranh chấp thương mại
Bộ Thương mại đang phối hợp với Dự án Hội nhập kinh tế APEC (EIP) của Canada tổ chức một chuỗi các hội thảo về thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO tại Tp. HCM (17 - 18/5) và Hà Nội (21 – 24/5).
Đây là hoạt động trong khuôn khổ hoạt động mã số HOR-5 của Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên (MUTRAP II) do Uỷ ban châu Âu tài trợ.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự về chủ đề trên.
Thứ trưởng nhận định như thế nào về xu hướng phát triển của các vụ tranh chấp thương mại?
Có thể nói tranh chấp là “bạn đường” của thương mại, thương mại càng phát triển thì tranh chấp càng tăng. Chúng ta thấy rằng, trên thế giới hiện nay đang diễn ra 2 xu hướng, xu hướng chiến thắng ở trên thế giới là tiếp tục tự do hoá thương mại nhưng xu hướng thứ hai (cũng không phải là ít) là tìm cách để ngăn chặn, tạo ra các hàng rào khác nhau để hạn chế tự do hoá thương mại.
Hiện nay, vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại là một trong những công việc quan trọng của WTO. Tổng kết 10 năm thành lập WTO, Ban Thư ký WTO đã đưa ra con số 2.100 vụ tranh chấp về tư cách thương mại/10 năm, khoảng 180 vụ tranh chấp về chống trợ cấp, gần 50 vụ tranh chấp có liên quan đến vấn đề tiếp giáp, tự vệ. Tổng các loại tranh chấp mới liên quan đến 3 lĩnh vực này vào khoảng trên 2.300 vụ tranh chấp.
Trong số đó, WTO đã giải quyết thành công khoảng 410 vụ tranh chấp. Còn lại các vụ việc khác chủ yếu được các bên liên quan tự giải quyết, WTO chỉ giải quyết các vụ việc lớn: ví dụ như vụ việc liên quan đến sắt thép của Mỹ, vụ việc liên quan đến các sản phẩm chuối, dứa...
Việt Nam đã phải đối mặt với bao nhiêu vụ tranh chấp thương mại trong thời gian qua, thưa Thứ trưởng?
Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã có khoảng 28 vụ tranh chấp liên quan đến tư cách thương mại, còn vấn đề chống trợ cấp, tự vệ thì chúng ta chưa phải đối mặt với một vụ việc nào.
Thế nhưng, chúng ta phải hiểu rằng tranh chấp về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tiếp giáp, tự vệ chỉ là một phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại của WTO, còn có những vấn đề tranh chấp khác mà chúng ta cũng sẽ phải giải quyết và từ thực tế mà nói thì chúng ta đã giải quyết, ví dụ vấn đề liên quan đến nhãn mác, chất lượng hàng hoá, an toàn vệ sinh thực phẩm, vấn đề liên quan đến quyền kinh doanh, độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ và nhiều vấn đề khác nữa.
Như vậy, chúng ta thấy rằng vấn đề tranh chấp trong lĩnh vực thương mại thực tế rộng hơn những gì chúng ta đã nghĩ, nhưng vấn đề chống bán phá giá, chống trợ cấp nổi bật lên trong tất cả các tranh chấp thương mại.
Việc Việt Nam trở thành thành viên WTO mang lại nhiều lợi ích, cơ hội cũng như nhiều thách thức to lớn. Một trong những lợi ích đó là Việt Nam có thể áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong các vụ tranh chấp thương mại để bảo vệ quyền lợi của mình?
Chính vì vậy mà chúng tôi tổ chức chương trình này nhằm cung cấp cho các cơ quan quản lý của các bộ, ngành, hiệp hội, các doanh nghiệp để biết rõ về quy trình giải quyết tranh chấp thương mại trong WTO phải tiến hành như thế nào, và làm như thế nào để có thể ngăn ngừa những vấn đề tranh chấp thương mại, đồng thời phải giải quyết những vấn đề tranh chấp như thế nào cho hợp với WTO với mục đích bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho các ngành hàng theo quy định của WTO.
Đây cũng có nghĩa rằng gia nhập WTO, tất cả những tranh chấp của chúng ta được giải quyết một cách bình đẳng hơn và minh bạch hơn theo quy định của WTO. Gần đây, trong quá trình đàm phán với Hoa Kỳ về vấn đề dệt may – một trong những vấn đề căng thẳng nhất, Hoa Kỳ đã yêu cầu giải quyết theo quy định của Hoa Kỳ nhưng chúng ta đã đấu tranh rằng, Việt Nam đã gia nhập WTO thì vấn đề dệt may cũng như những vấn đề khác, chúng ta phải giải quyết theo quy định của WTO.
Theo Thứ trưởng, những lĩnh vực nào của Việt Nam dễ có nguy cơ phải đối mặt với những tranh chấp thương mại nhiều nhất?
Tôi cho rằng, đối với Việt Nam, những lĩnh vực dễ dẫn đến tranh chấp thương mại nhất là vấn đề chống bán phá giá, chống trợ cấp, sau đó là những vấn đề liên quan đến bản quyền, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác hàng hoá...
Trong số các ngành hàng hiện nay thì dệt may đang là ngành hàng có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá. Vì thế, xuất khẩu dệt may của chúng ta hiện nay đang là “cuộc chơi” mang tính hai mặt, nếu chúng ta xuất khẩu hàng dệt may giá thấp quá thì dễ dẫn đến chống bán phá giá, nếu xuất khẩu hàng dệt may giá cao quá thì những nhà sản xuất các mặt hàng giá rẻ trong nước lại lo ngại. Thế nhưng nhìn vào lợi ích lâu dài, cái gì được nhiều hơn thì chúng ta sẽ chọn một trong hai, và chúng ta đã quyết định chọn cái thứ hai.
Điều đáng lưu ý chung hiện nay là tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là hiệp hội ngành hàng phải hiểu được các thủ tục giải quyết tranh chấp vì tất cả những vụ tranh chấp thương mại liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp, nhãn mác thường là bị các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng khác kiện, sau đó thì Nhà nước mới vào cuộc ở giai đoạn thứ 2, cho nên ở giai đoạn đầu tiên các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng phải biết được các thủ tục này, đồng thời các cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải hiểu rõ về các thủ tục này để hướng dẫn cho các doanh nghiệp, hiệp hội, cũng như biết để mà chủ động giải quyết mỗi khi tranh chấp thương mại xảy ra.
Đây là hoạt động trong khuôn khổ hoạt động mã số HOR-5 của Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên (MUTRAP II) do Uỷ ban châu Âu tài trợ.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự về chủ đề trên.
Thứ trưởng nhận định như thế nào về xu hướng phát triển của các vụ tranh chấp thương mại?
Có thể nói tranh chấp là “bạn đường” của thương mại, thương mại càng phát triển thì tranh chấp càng tăng. Chúng ta thấy rằng, trên thế giới hiện nay đang diễn ra 2 xu hướng, xu hướng chiến thắng ở trên thế giới là tiếp tục tự do hoá thương mại nhưng xu hướng thứ hai (cũng không phải là ít) là tìm cách để ngăn chặn, tạo ra các hàng rào khác nhau để hạn chế tự do hoá thương mại.
Hiện nay, vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại là một trong những công việc quan trọng của WTO. Tổng kết 10 năm thành lập WTO, Ban Thư ký WTO đã đưa ra con số 2.100 vụ tranh chấp về tư cách thương mại/10 năm, khoảng 180 vụ tranh chấp về chống trợ cấp, gần 50 vụ tranh chấp có liên quan đến vấn đề tiếp giáp, tự vệ. Tổng các loại tranh chấp mới liên quan đến 3 lĩnh vực này vào khoảng trên 2.300 vụ tranh chấp.
Trong số đó, WTO đã giải quyết thành công khoảng 410 vụ tranh chấp. Còn lại các vụ việc khác chủ yếu được các bên liên quan tự giải quyết, WTO chỉ giải quyết các vụ việc lớn: ví dụ như vụ việc liên quan đến sắt thép của Mỹ, vụ việc liên quan đến các sản phẩm chuối, dứa...
Việt Nam đã phải đối mặt với bao nhiêu vụ tranh chấp thương mại trong thời gian qua, thưa Thứ trưởng?
Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã có khoảng 28 vụ tranh chấp liên quan đến tư cách thương mại, còn vấn đề chống trợ cấp, tự vệ thì chúng ta chưa phải đối mặt với một vụ việc nào.
Thế nhưng, chúng ta phải hiểu rằng tranh chấp về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tiếp giáp, tự vệ chỉ là một phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại của WTO, còn có những vấn đề tranh chấp khác mà chúng ta cũng sẽ phải giải quyết và từ thực tế mà nói thì chúng ta đã giải quyết, ví dụ vấn đề liên quan đến nhãn mác, chất lượng hàng hoá, an toàn vệ sinh thực phẩm, vấn đề liên quan đến quyền kinh doanh, độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ và nhiều vấn đề khác nữa.
Như vậy, chúng ta thấy rằng vấn đề tranh chấp trong lĩnh vực thương mại thực tế rộng hơn những gì chúng ta đã nghĩ, nhưng vấn đề chống bán phá giá, chống trợ cấp nổi bật lên trong tất cả các tranh chấp thương mại.
Việc Việt Nam trở thành thành viên WTO mang lại nhiều lợi ích, cơ hội cũng như nhiều thách thức to lớn. Một trong những lợi ích đó là Việt Nam có thể áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong các vụ tranh chấp thương mại để bảo vệ quyền lợi của mình?
Chính vì vậy mà chúng tôi tổ chức chương trình này nhằm cung cấp cho các cơ quan quản lý của các bộ, ngành, hiệp hội, các doanh nghiệp để biết rõ về quy trình giải quyết tranh chấp thương mại trong WTO phải tiến hành như thế nào, và làm như thế nào để có thể ngăn ngừa những vấn đề tranh chấp thương mại, đồng thời phải giải quyết những vấn đề tranh chấp như thế nào cho hợp với WTO với mục đích bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho các ngành hàng theo quy định của WTO.
Đây cũng có nghĩa rằng gia nhập WTO, tất cả những tranh chấp của chúng ta được giải quyết một cách bình đẳng hơn và minh bạch hơn theo quy định của WTO. Gần đây, trong quá trình đàm phán với Hoa Kỳ về vấn đề dệt may – một trong những vấn đề căng thẳng nhất, Hoa Kỳ đã yêu cầu giải quyết theo quy định của Hoa Kỳ nhưng chúng ta đã đấu tranh rằng, Việt Nam đã gia nhập WTO thì vấn đề dệt may cũng như những vấn đề khác, chúng ta phải giải quyết theo quy định của WTO.
Theo Thứ trưởng, những lĩnh vực nào của Việt Nam dễ có nguy cơ phải đối mặt với những tranh chấp thương mại nhiều nhất?
Tôi cho rằng, đối với Việt Nam, những lĩnh vực dễ dẫn đến tranh chấp thương mại nhất là vấn đề chống bán phá giá, chống trợ cấp, sau đó là những vấn đề liên quan đến bản quyền, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác hàng hoá...
Trong số các ngành hàng hiện nay thì dệt may đang là ngành hàng có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá. Vì thế, xuất khẩu dệt may của chúng ta hiện nay đang là “cuộc chơi” mang tính hai mặt, nếu chúng ta xuất khẩu hàng dệt may giá thấp quá thì dễ dẫn đến chống bán phá giá, nếu xuất khẩu hàng dệt may giá cao quá thì những nhà sản xuất các mặt hàng giá rẻ trong nước lại lo ngại. Thế nhưng nhìn vào lợi ích lâu dài, cái gì được nhiều hơn thì chúng ta sẽ chọn một trong hai, và chúng ta đã quyết định chọn cái thứ hai.
Điều đáng lưu ý chung hiện nay là tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là hiệp hội ngành hàng phải hiểu được các thủ tục giải quyết tranh chấp vì tất cả những vụ tranh chấp thương mại liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp, nhãn mác thường là bị các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng khác kiện, sau đó thì Nhà nước mới vào cuộc ở giai đoạn thứ 2, cho nên ở giai đoạn đầu tiên các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng phải biết được các thủ tục này, đồng thời các cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải hiểu rõ về các thủ tục này để hướng dẫn cho các doanh nghiệp, hiệp hội, cũng như biết để mà chủ động giải quyết mỗi khi tranh chấp thương mại xảy ra.