“Tránh hình thành khu vực chỉ người nước ngoài sinh sống”
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)
Đồng ý mở rộng, song không nên mở đến mức cứ nhập cảnh là được sở hữu nhà ở Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa phát biểu, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tại phiên họp chiều 10/3.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Chính phủ đề xuất 10 nhóm vấn đề cần sửa đổi tại dự thảo luật này với yêu cầu phù hợp với quy định của Hiến pháp và khắc phục nhiều bất cập của luật hiện hành.
Một trong những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến việc mở rộng đối tượng và điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Báo cáo đánh giá tác động dự án luật cho biết, tính đến hết tháng 1/2014, đã có tổng số 750 người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở tại Việt Nam (trong đó, có 551 người Việt Nam định cư ở nước ngoài và 199 cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam).
Số liệu trên cho thấy số lượng người mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam là không nhiều.
Với quan điểm nới điều kiện, dự thảo luật quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu được phép nhập cảnh vào Việt Nam về cơ bản có các quyền về nhà ở như công dân Việt Nam ở trong nước. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, được nhập cảnh vào Việt Nam có quyền sở hữu nhà ở tại các dự án không hạn chế về số lượng. Luật cũng quy định thời hạn sở hữu đối với tổ chức thì tối đa không quá thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đầu tư. Còn với cá nhân thì thời hạn sở hữu là 50 năm nhưng có thể được gia hạn nếu có nhu cầu, đồng thời có quyền cho thuê nhà ở.
Tán thành định hướng mở rộng, song Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cần nghiên cứu quy định điều kiện chặt chẽ hơn nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt là tại địa bàn, khu vực trọng yếu.
Chẳng hạn như quy định không được mua nhà ở tại các khu vực đặc biệt hay hạn chế về số lượng nhà ở được mua trong một khu vực, số lượng căn hộ được mua trong một tòa nhà chung cư..., tránh hình thành những khu vực biệt lập hoàn toàn chỉ có người nước ngoài sinh sống.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, qua thẩm tra sơ bộ cũng có ý kiến băn khoăn đề nghị làm rõ là với nhu cầu còn rất lớn về nhà ở của người dân đang sinh sống trong nước cũng như điều kiện để tạo lập nhà ở còn rất khó khăn thì việc mở rộng như trên sẽ có tác động như thế nào đến quyền có nhà ở của người dân và thị trường bất động sản?
Cho rằng hàng năm số người nhập cảnh vào Việt Nam là rất lớn, chỉ riêng năm 2012 có 6,5 triệu người nhập cảnh, Chủ nhiệm Nguyễn Kim Khoa lo lắng, nếu quy định đơn giản như dự thảo luật thì rất khó xử lý. Theo ông, chỉ nên cho phép người nước ngoài cư trú ở Việt Nam được xem xét sở hữu nhà ở, còn người tạm trú thì nên có điều kiện mới được sở hữu. Đồng ý mở, nhưng không nên mở đến mức được nhập cảnh vào Việt Nam nếu có nhu cầu thì đều có quyền mua và sở hữu nhà ở, ông Khoa chốt lại.
Ủng hộ quan điểm mở rộng, song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng cần phải có quy định cụ thể hơn, như với các trường hợp người nước ngoài chỉ sang mua nhà rồi về thì phải chặt chẽ. Các trường hợp đó có thể có sở hữu nhà nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được không, Chủ tịch gợi ý.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí là cần mở rộng điều kiện thoáng hơn quy định hiện hành, nhưng phải tổng kết việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, trên cơ sở đó đưa vào dự thảo luật các điều kiện cụ thể, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu kết lại phiên thảo luận.
Dù còn nhiều vấn đề cần chỉnh lý, dự thảo luật, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã đủ điểu kiện trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ bảy vào tháng 5/2014.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Chính phủ đề xuất 10 nhóm vấn đề cần sửa đổi tại dự thảo luật này với yêu cầu phù hợp với quy định của Hiến pháp và khắc phục nhiều bất cập của luật hiện hành.
Một trong những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến việc mở rộng đối tượng và điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Báo cáo đánh giá tác động dự án luật cho biết, tính đến hết tháng 1/2014, đã có tổng số 750 người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở tại Việt Nam (trong đó, có 551 người Việt Nam định cư ở nước ngoài và 199 cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam).
Số liệu trên cho thấy số lượng người mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam là không nhiều.
Với quan điểm nới điều kiện, dự thảo luật quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu được phép nhập cảnh vào Việt Nam về cơ bản có các quyền về nhà ở như công dân Việt Nam ở trong nước. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, được nhập cảnh vào Việt Nam có quyền sở hữu nhà ở tại các dự án không hạn chế về số lượng. Luật cũng quy định thời hạn sở hữu đối với tổ chức thì tối đa không quá thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đầu tư. Còn với cá nhân thì thời hạn sở hữu là 50 năm nhưng có thể được gia hạn nếu có nhu cầu, đồng thời có quyền cho thuê nhà ở.
Tán thành định hướng mở rộng, song Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cần nghiên cứu quy định điều kiện chặt chẽ hơn nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt là tại địa bàn, khu vực trọng yếu.
Chẳng hạn như quy định không được mua nhà ở tại các khu vực đặc biệt hay hạn chế về số lượng nhà ở được mua trong một khu vực, số lượng căn hộ được mua trong một tòa nhà chung cư..., tránh hình thành những khu vực biệt lập hoàn toàn chỉ có người nước ngoài sinh sống.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, qua thẩm tra sơ bộ cũng có ý kiến băn khoăn đề nghị làm rõ là với nhu cầu còn rất lớn về nhà ở của người dân đang sinh sống trong nước cũng như điều kiện để tạo lập nhà ở còn rất khó khăn thì việc mở rộng như trên sẽ có tác động như thế nào đến quyền có nhà ở của người dân và thị trường bất động sản?
Cho rằng hàng năm số người nhập cảnh vào Việt Nam là rất lớn, chỉ riêng năm 2012 có 6,5 triệu người nhập cảnh, Chủ nhiệm Nguyễn Kim Khoa lo lắng, nếu quy định đơn giản như dự thảo luật thì rất khó xử lý. Theo ông, chỉ nên cho phép người nước ngoài cư trú ở Việt Nam được xem xét sở hữu nhà ở, còn người tạm trú thì nên có điều kiện mới được sở hữu. Đồng ý mở, nhưng không nên mở đến mức được nhập cảnh vào Việt Nam nếu có nhu cầu thì đều có quyền mua và sở hữu nhà ở, ông Khoa chốt lại.
Ủng hộ quan điểm mở rộng, song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng cần phải có quy định cụ thể hơn, như với các trường hợp người nước ngoài chỉ sang mua nhà rồi về thì phải chặt chẽ. Các trường hợp đó có thể có sở hữu nhà nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được không, Chủ tịch gợi ý.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí là cần mở rộng điều kiện thoáng hơn quy định hiện hành, nhưng phải tổng kết việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, trên cơ sở đó đưa vào dự thảo luật các điều kiện cụ thể, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu kết lại phiên thảo luận.
Dù còn nhiều vấn đề cần chỉnh lý, dự thảo luật, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã đủ điểu kiện trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ bảy vào tháng 5/2014.