Trao “chìa khóa” tái cấp vốn từ nợ xấu
“Chìa khóa” tái cấp vốn từ nợ xấu chính thức được trao trước mùa cao điểm chi trả cuối năm
Ngày 4/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2358/QĐ-TTg về lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quy định mức lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC thấp hơn 2%/năm so với mức lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ.
Mức lãi suất tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước áp dụng từ ngày 13/5/2013 đến nay là 7%/năm, theo đó lãi suất tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC sẽ là 5%/năm.
Với quyết định trên, một nguồn vốn kẹt trong nợ xấu thời gian qua sẽ bắt đầu được tái tạo.
Hai tháng qua, kể từ khi VAMC tiến hành mua lại nợ xấu và trái phiếu đặc biệt đã lần lượt được phát hành nhưng chưa có tổ chức tín dụng nào vay tái cấp vốn qua kênh này. Theo lý giải của ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tại một hội thảo gần đây, nguyên do là nguồn vốn của hệ thống thuận lợi.
Tuy nhiên, mặc dù đã bán lại nợ xấu, đã sở hữu trái phiếu đặc biệt, nhưng nhu cầu vay tái cấp vốn phải chờ đợi quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ, ấn định lãi suất cho phép để thực hiện.
Theo đó, Quyết định số 2358/QĐ-TTg có thể xem là “chìa khóa” để chính thức mở cánh cửa tái cấp vốn và tái tạo vốn từ nợ xấu cho các tổ chức tín dụng. Quyết định này được ban hành ngay trước thềm mùa cao điểm chi trả cuối năm, mở ra kênh hỗ trợ vốn cần thiết.
Tính đến ngày 21/11/2013, VAMC đã mua được tổng nợ xấu với số dư nợ gốc là 18.398 tỷ đồng và giá mua là 14.398 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm nay, tổng lượng mua được tối thiểu sẽ vào khoảng 30 - 35 nghìn tỷ đồng.
Theo cơ chế cho phép, các tổ chức tín dụng có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt của VAMC để vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước với hạn mức tối đa 70%.
Trong số nợ xấu mà VAMC đã và dự kiến sẽ mua, có bao nhiêu nợ xấu bằng ngoại tệ cũng là một điểm đáng chú ý. Bởi trái phiếu đặc biệt được phát hành bằng VND, nguồn tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu này cũng bằng VND, trong khi tổ chức tín dụng cần nguồn vốn bằng ngoại tệ để cân đối. Khác biệt này có thể tạo thêm lực cầu trên thị trường ngoại hối.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quy định mức lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC thấp hơn 2%/năm so với mức lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ.
Mức lãi suất tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước áp dụng từ ngày 13/5/2013 đến nay là 7%/năm, theo đó lãi suất tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC sẽ là 5%/năm.
Với quyết định trên, một nguồn vốn kẹt trong nợ xấu thời gian qua sẽ bắt đầu được tái tạo.
Hai tháng qua, kể từ khi VAMC tiến hành mua lại nợ xấu và trái phiếu đặc biệt đã lần lượt được phát hành nhưng chưa có tổ chức tín dụng nào vay tái cấp vốn qua kênh này. Theo lý giải của ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tại một hội thảo gần đây, nguyên do là nguồn vốn của hệ thống thuận lợi.
Tuy nhiên, mặc dù đã bán lại nợ xấu, đã sở hữu trái phiếu đặc biệt, nhưng nhu cầu vay tái cấp vốn phải chờ đợi quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ, ấn định lãi suất cho phép để thực hiện.
Theo đó, Quyết định số 2358/QĐ-TTg có thể xem là “chìa khóa” để chính thức mở cánh cửa tái cấp vốn và tái tạo vốn từ nợ xấu cho các tổ chức tín dụng. Quyết định này được ban hành ngay trước thềm mùa cao điểm chi trả cuối năm, mở ra kênh hỗ trợ vốn cần thiết.
Tính đến ngày 21/11/2013, VAMC đã mua được tổng nợ xấu với số dư nợ gốc là 18.398 tỷ đồng và giá mua là 14.398 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm nay, tổng lượng mua được tối thiểu sẽ vào khoảng 30 - 35 nghìn tỷ đồng.
Theo cơ chế cho phép, các tổ chức tín dụng có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt của VAMC để vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước với hạn mức tối đa 70%.
Trong số nợ xấu mà VAMC đã và dự kiến sẽ mua, có bao nhiêu nợ xấu bằng ngoại tệ cũng là một điểm đáng chú ý. Bởi trái phiếu đặc biệt được phát hành bằng VND, nguồn tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu này cũng bằng VND, trong khi tổ chức tín dụng cần nguồn vốn bằng ngoại tệ để cân đối. Khác biệt này có thể tạo thêm lực cầu trên thị trường ngoại hối.