Trào lưu niêm yết cổ phiếu theo… đường vòng
Nhiều doanh nghiệp đang chọn cách niêm yết theo đường vòng: vào UPCoM rồi chuyển sàn
Nhiều doanh nghiệp đang chọn cách niêm yết theo đường vòng: vào UPCoM rồi chuyển sàn.
Làm theo cách này, khâu hồ sơ xem như được giảm đi rất nhiều so với cách chọn niêm yết ngay từ đầu. Nếu chuyển sàn, doanh nghiệp sẽ chỉ cần bổ sung thêm báo cáo kiểm toán mới nhất vào hồ sơ mà thôi.
Ngoài lý do chính là chưa đủ điều kiện niêm yết ngay từ đầu, các doanh nghiệp chọn UPCoM cho sự khởi đầu trong hành trình lên sàn còn bởi muốn cổ phiếu của mình được thanh khoản và an toàn hơn trong việc giao dịch chứng khoán. Theo ông Trần Văn Dũng - Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), năm 2010 sẽ có ít nhất 10 doanh nghiệp chuyển từ UPCoM lên niêm yết, đi đầu là khối công ty chứng khoán, tiếp đến là dầu khí.
Lên UPCoM vì không đủ lãi 1 năm
Hầu hết các công ty chứng khoán đã chọn UPCoM để bắt đầu cho lộ trình lên sàn của mình, là những gương mặt khá trẻ trong làng chứng khoán Việt Nam. Ra đời năm 2007, giai đoạn thị trường vẫn đang tăng trưởng mạnh, nhiều công ty đã tranh thủ tích lũy được ít vốn liếng để dành.
Nhưng sang đến 2008, thị trường khó khăn, những tích lũy của nhiều công ty đã vơi dần theo năm tháng. Nhiều công ty chứng khoán đã lỗ nặng trong năm đó. Thậm chí, nhiều dự báo còn cho rằng, thị trường sẽ chứng kiến nhiều công ty chứng khoán phải sáp nhập, giải thể... Sang năm 2009 và càng về cuối năm, hoạt động của các công ty chứng khoán diễn ra khá suôn sẻ, không có trường hợp nào bị giải thể, phá sản.
Có lãi, nhiều công ty khởi động kế hoạch lên sàn và HNX là đích nhắm đầu tiên do điều kiện niêm yết tại đây dễ đáp ứng. Hơn nữa, sau những gì đã diễn ra trong năm 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hơn ai hết, khối công ty chứng khoán là người thấm thía hơn cả việc có thể đáp ứng được yêu cầu có một năm liền kề có lãi để lên sàn HNX, thay vì 2 năm liền kề có lãi để niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE).
Theo ông Lê Hồ Khôi, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Tràng An (TAS), TAS chọn đăng ký giao dịch trên UPCoM vì không đủ điều kiện kết quả kinh doanh có lãi trong vòng 1 năm (năm 2008, TAS lỗ khoảng 17 tỷ đồng).
Do vậy, TAS chọn thời điểm đầu năm 2010 vì dự kiến năm 2009 TAS lãi trên 10 tỷ đồng. Quyết định chuyển sàn của TAS, một phần là do đề nghị của cổ đông, muốn giao dịch được thuận lợi hơn vì cơ chế giao dịch trên UPCoM chưa linh hoạt, phần quan trọng hơn là thời điểm này công ty đã có lãi và đủ điều kiện niêm yết trên HNX.
Tính riêng 6 tháng cuối năm 2009, cả hai sàn niêm yết và UPCoM đã đón được 13 doanh nghiệp ngành chứng khoán. Sang năm 2010, làn sóng lên sàn của công ty chứng khoán dự kiến còn mạnh mẽ hơn bởi điều kiện có lãi đã không còn là quá sức với các công ty chứng khoán. Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2009, 80 công ty báo cáo lãi, tổng vốn điều lệ đạt 24,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2008.
Chuyển sàn khi điều kiện đã đủ
Làn sóng lên sàn của công ty chứng khoán năm 2010 đã khởi động từ rất sớm. Bên cạnh số hồ sơ đăng ký niêm yết mới ngày càng nhiều, thì lượng công ty chứng khoán chuyển từ UPCoM sang niêm yết cũng đông và nhanh không kém. Đi đầu cho việc chuyển sàn là công ty chứng khoán Tràng An. Ngày 22/2/2010, cổ phiếu TAS của Tràng An đã chính thức giao dịch phiên đầu tiên trên thị trường niêm yết tại HNX sau hơn 7 tháng giao dịch tại UPCoM.
Tiếp sau Tràng An, Công ty Chứng khoán SME cũng đã chọn được ngày 7/4 sẽ giao dịch chính thức trên thị trường niêm yết tại HNX, sau hơn 9 tháng giao dịch tại UPCoM. Công ty Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vẫn đang trong quá trình hoàn thiện những thủ tục cuối cùng cho việc chuyển sàn, sau khi đã được HNX chấp thuận niêm yết về mặt nguyên tắc hôm 19/3.
“Từ khi thành lập đến nay, chúng tôi đã xây dựng và thực thi chiến lược của định chế tài chính tiên tiến nhằm tạo ra cơ hội phát triển mới, xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững, tăng hiệu quả kinh doanh và tính minh bạch. Cho đến thời điểm này, chúng tôi nhận thấy công ty đã hội đủ các yếu tố để niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung”, ông Phạm Minh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán SME, chia sẻ.
Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung là một quá trình phát triển tất yếu của SMES nhằm hợp lý hoá cơ cấu vốn, từng bước thực hiện công tác quản trị điều hành theo hướng chuyên nghiệp và minh bạch của một định chế tài chính đại chúng. Quá trình chuẩn bị này đã được công ty hoạch định và thực hiện theo một lộ trình bài bản trong thời gian ngay từ khi thành lập.
Năm 2009, SMES cũng như nhiều công ty chứng khoán khác đã có lãi nhờ vào việc phát triển mạnh mẽ hoạt động môi giới. Số lượng tài khoản được mở tại SMES tăng hơn 200% so với năm 2008. Nhờ đó, doanh thu cũng tăng lên xấp xỉ 7 lần so với 2008. SMES đã bắt đầu thu hút được nhiều khách hàng tổ chức trong và ngoài nước với khoảng 10% - 15% tổng giá trị giao dịch. Có lãi, SMES tính tiếp đến những kế hoạch dài hơi như: niêm yết, tìm kiếm cổ đông chiến lược...
Trong năm 2010 và những năm tiếp theo, sẽ có rất nhiều công ty chứng khoán muốn đẩy nhanh việc lên sàn để tranh thủ cơ hội thị trường phục hồi sau khủng hoảng, huy động vốn cho các kế hoạch kinh doanh và củng cố thương hiệu.
Nhưng dù quyết định lên UPCoM hay niêm yết tại HNX hoặc HOSE, thì việc lên sàn của công ty chứng khoán đã là một tín hiệu rất vui cho thị trường và cho cả các nhà đầu tư, bởi lúc đó áp lực về sự công khai và minh bạch sẽ lớn hơn và buộc các công ty phải làm ăn nghiêm túc hơn.
Làm theo cách này, khâu hồ sơ xem như được giảm đi rất nhiều so với cách chọn niêm yết ngay từ đầu. Nếu chuyển sàn, doanh nghiệp sẽ chỉ cần bổ sung thêm báo cáo kiểm toán mới nhất vào hồ sơ mà thôi.
Ngoài lý do chính là chưa đủ điều kiện niêm yết ngay từ đầu, các doanh nghiệp chọn UPCoM cho sự khởi đầu trong hành trình lên sàn còn bởi muốn cổ phiếu của mình được thanh khoản và an toàn hơn trong việc giao dịch chứng khoán. Theo ông Trần Văn Dũng - Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), năm 2010 sẽ có ít nhất 10 doanh nghiệp chuyển từ UPCoM lên niêm yết, đi đầu là khối công ty chứng khoán, tiếp đến là dầu khí.
Lên UPCoM vì không đủ lãi 1 năm
Hầu hết các công ty chứng khoán đã chọn UPCoM để bắt đầu cho lộ trình lên sàn của mình, là những gương mặt khá trẻ trong làng chứng khoán Việt Nam. Ra đời năm 2007, giai đoạn thị trường vẫn đang tăng trưởng mạnh, nhiều công ty đã tranh thủ tích lũy được ít vốn liếng để dành.
Nhưng sang đến 2008, thị trường khó khăn, những tích lũy của nhiều công ty đã vơi dần theo năm tháng. Nhiều công ty chứng khoán đã lỗ nặng trong năm đó. Thậm chí, nhiều dự báo còn cho rằng, thị trường sẽ chứng kiến nhiều công ty chứng khoán phải sáp nhập, giải thể... Sang năm 2009 và càng về cuối năm, hoạt động của các công ty chứng khoán diễn ra khá suôn sẻ, không có trường hợp nào bị giải thể, phá sản.
Có lãi, nhiều công ty khởi động kế hoạch lên sàn và HNX là đích nhắm đầu tiên do điều kiện niêm yết tại đây dễ đáp ứng. Hơn nữa, sau những gì đã diễn ra trong năm 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hơn ai hết, khối công ty chứng khoán là người thấm thía hơn cả việc có thể đáp ứng được yêu cầu có một năm liền kề có lãi để lên sàn HNX, thay vì 2 năm liền kề có lãi để niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE).
Theo ông Lê Hồ Khôi, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Tràng An (TAS), TAS chọn đăng ký giao dịch trên UPCoM vì không đủ điều kiện kết quả kinh doanh có lãi trong vòng 1 năm (năm 2008, TAS lỗ khoảng 17 tỷ đồng).
Do vậy, TAS chọn thời điểm đầu năm 2010 vì dự kiến năm 2009 TAS lãi trên 10 tỷ đồng. Quyết định chuyển sàn của TAS, một phần là do đề nghị của cổ đông, muốn giao dịch được thuận lợi hơn vì cơ chế giao dịch trên UPCoM chưa linh hoạt, phần quan trọng hơn là thời điểm này công ty đã có lãi và đủ điều kiện niêm yết trên HNX.
Tính riêng 6 tháng cuối năm 2009, cả hai sàn niêm yết và UPCoM đã đón được 13 doanh nghiệp ngành chứng khoán. Sang năm 2010, làn sóng lên sàn của công ty chứng khoán dự kiến còn mạnh mẽ hơn bởi điều kiện có lãi đã không còn là quá sức với các công ty chứng khoán. Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2009, 80 công ty báo cáo lãi, tổng vốn điều lệ đạt 24,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2008.
Chuyển sàn khi điều kiện đã đủ
Làn sóng lên sàn của công ty chứng khoán năm 2010 đã khởi động từ rất sớm. Bên cạnh số hồ sơ đăng ký niêm yết mới ngày càng nhiều, thì lượng công ty chứng khoán chuyển từ UPCoM sang niêm yết cũng đông và nhanh không kém. Đi đầu cho việc chuyển sàn là công ty chứng khoán Tràng An. Ngày 22/2/2010, cổ phiếu TAS của Tràng An đã chính thức giao dịch phiên đầu tiên trên thị trường niêm yết tại HNX sau hơn 7 tháng giao dịch tại UPCoM.
Tiếp sau Tràng An, Công ty Chứng khoán SME cũng đã chọn được ngày 7/4 sẽ giao dịch chính thức trên thị trường niêm yết tại HNX, sau hơn 9 tháng giao dịch tại UPCoM. Công ty Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vẫn đang trong quá trình hoàn thiện những thủ tục cuối cùng cho việc chuyển sàn, sau khi đã được HNX chấp thuận niêm yết về mặt nguyên tắc hôm 19/3.
“Từ khi thành lập đến nay, chúng tôi đã xây dựng và thực thi chiến lược của định chế tài chính tiên tiến nhằm tạo ra cơ hội phát triển mới, xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững, tăng hiệu quả kinh doanh và tính minh bạch. Cho đến thời điểm này, chúng tôi nhận thấy công ty đã hội đủ các yếu tố để niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung”, ông Phạm Minh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán SME, chia sẻ.
Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung là một quá trình phát triển tất yếu của SMES nhằm hợp lý hoá cơ cấu vốn, từng bước thực hiện công tác quản trị điều hành theo hướng chuyên nghiệp và minh bạch của một định chế tài chính đại chúng. Quá trình chuẩn bị này đã được công ty hoạch định và thực hiện theo một lộ trình bài bản trong thời gian ngay từ khi thành lập.
Năm 2009, SMES cũng như nhiều công ty chứng khoán khác đã có lãi nhờ vào việc phát triển mạnh mẽ hoạt động môi giới. Số lượng tài khoản được mở tại SMES tăng hơn 200% so với năm 2008. Nhờ đó, doanh thu cũng tăng lên xấp xỉ 7 lần so với 2008. SMES đã bắt đầu thu hút được nhiều khách hàng tổ chức trong và ngoài nước với khoảng 10% - 15% tổng giá trị giao dịch. Có lãi, SMES tính tiếp đến những kế hoạch dài hơi như: niêm yết, tìm kiếm cổ đông chiến lược...
Trong năm 2010 và những năm tiếp theo, sẽ có rất nhiều công ty chứng khoán muốn đẩy nhanh việc lên sàn để tranh thủ cơ hội thị trường phục hồi sau khủng hoảng, huy động vốn cho các kế hoạch kinh doanh và củng cố thương hiệu.
Nhưng dù quyết định lên UPCoM hay niêm yết tại HNX hoặc HOSE, thì việc lên sàn của công ty chứng khoán đã là một tín hiệu rất vui cho thị trường và cho cả các nhà đầu tư, bởi lúc đó áp lực về sự công khai và minh bạch sẽ lớn hơn và buộc các công ty phải làm ăn nghiêm túc hơn.