Trao thêm tiền và quyền để xử lý nợ xấu?
Chuyên gia khuyến nghị bơm thêm tiền tươi và quyền lực cho công ty xử lý nợ xấu
Vài tuần trước, cán bộ một ngân hàng thương mại có trao đổi với VnEconomy, làm sao phản ánh được những thực tế khó khăn trong công tác xử lý nợ xấu, đặc biệt là trong việc giải quyết các thủ tục tòa án đối với tài sản thế chấp.
Đó là vướng mắc lớn mà các ngân hàng “không biết làm sao”, vì câu chuyện xây dựng và điều chỉnh các khuôn khổ pháp lý nằm ngoài khả năng của họ.
“Có thể chúng tôi sẽ trao đổi với các ngân hàng khác, làm sao đó để tạo được một tiếng nói chung cùng đưa ra đề xuất. Nếu tháo gỡ được khó khăn trong các thủ tục pháp lý xử lý tài sản đảm bảo, chắc chắn vấn đề nợ xấu sẽ được giải quyết nhanh hơn hiện nay nhiều”, cán bộ trên cho biết.
“Tăng lực” cho VAMC?
Khó khăn trên cũng được phản ánh tại buổi tọa đàm chuyên đề về nợ xấu diễn ra tại Hà Nội tuần qua. Một hướng đề xuất được chuyên gia Trần Du Lịch nhấn mạnh là cần “tăng lực” cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Cụ thể, TS. Trần Du Lịch đề xuất, cần tạo cơ chế đặc thù cho VAMC, như cho phép đơn vị này có những quyền hạn đặc biệt trong xử lý vướng mắc về tài sản bảo đảm; sang tên đổi chủ tài sản bất động sản.
Tiếp cận đề xuất này, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ băn khoăn: “Nếu có được quyền hạn đặc biệt để xử lý vướng mắc về tài sản bảo đảm nhanh hơn thì tốt quá. Nhưng tại sao lại là đặc quyền cho riêng VAMC mà không phải là cho các công ty quản lý tài sản (AMC) của các ngân hàng thương mại? Nếu đề xuất đó là tốt, tại sao anh không mở rộng?”.
Vị phó tổng này nhấn mạnh thêm, AMC của các ngân hàng mới là các đầu mối gốc cần được tháo gỡ vướng mắc đó, bởi họ đang sống trực tiếp với nợ xấu. “Nhất là các AMC phải xử lý các tài sản bảo đảm khó xơi, chứ các khoản nợ xấu “ngon” thì VAMC chọn mua cả rồi”.
Ở một đề xuất khác, chuyên gia Trần Du Lịch khuyến nghị cần “bơm” ngay tiền tươi cho VAMC, để công ty này có dòng tiền và thực hiện mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường. Nguồn tiền có thể vay nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu…
Nước ở xa, lửa bén gần
Với đề xuất trên, sau hơn hai năm câu chuyện xử lý nợ xấu dường như lại trở về vạch xuất phát: tiền đâu?
Khi ý tưởng thành lập VAMC xuất hiện đầu năm 2012, đã có nhiều tranh luận và quan ngại về nguồn tiền cho công ty này. Quan ngại chung là sử dụng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu, dù nợ xấu là vấn đề chung của nền kinh tế. Không sử dụng tiền ngân sách, qua trái phiếu đặc biệt là giải pháp chốt lại.
Nay, một lần nữa đề xuất bơm tiền, thậm chí có thể đi vay nước ngoài như ý kiến trên, lại được đặt ra.
Một chuyên gia VnEconomy tham vấn nói vui rằng: “Có bệnh nặng, ai chẳng mong được ra nước ngoài chữa trị. Vấn đề là chi phí như thế nào, có đủ sức để đi không, trong khi tổng giá trị của ví tiền đang có không thay đổi”.
Ý của chuyên gia này là, khi mà Quốc hội, Chính phủ đang phải đau đầu, căn ke từng li về trần nợ công, bội chi ngân sách mà đi vay vốn nước ngoài để xử lý nợ xấu thì e là khó. Khó nữa là các mức lãi suất vay vốn quốc tế những năm gần đây của Việt Nam không hề rẻ.
“Ngược lại, nếu cân đối trần nợ công tốt, vay nước ngoài dễ và lãi suất thấp thì tốt quá đi chứ, vì có được nguồn tiền cần thiết để xử lý một vấn đề nan giải chung cho nền kinh tế suốt thời gian qua. Ở đây là cân nhắc và lựa chọn cái nào mà thôi”, vị chuyên gia trên nói thêm.
Trong khi chuyện nguồn tiền để xử lý nợ xấu vẫn là “nước xa” (bởi đã từng tranh luận mấy năm qua mà chưa xong), thì “lửa gần” là nợ xấu vẫn tăng lên những tháng đầu năm nay, và có thể còn tăng nữa khi mà báo cáo tài chính một số ngân hàng có lưu ý là việc mở rộng vùng nhận diện nợ xấu theo Thông tư 09 sẽ đậm nét hơn từ quý 3 này.
Hiện chưa rõ “nước xa” có về hay không. Còn trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, lại tính đến một số biện pháp trước mắt có thể xem xét triển khai để sớm hỗ trợ xử lý nợ xấu.
Những vướng mắc trong thủ tục pháp lý, quy trình xử lý tài sản đảm bảo qua tòa án theo ông Phước cần sớm được tháo gỡ, đi cùng với cơ chế cụ thể để thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia, thành lập các trung tâm đấu giá để thúc đẩy việc phát mại tài sản…
Liên quan, chuyên gia này cho rằng Ngân hàng Nhà nước cũng cần xem xét nới quy định, không xếp các tài sản mà các tổ chức tín dụng thu hồi nợ, cấn trừ nợ vào nhóm tài sản cố định để buộc phải chịu các giới hạn liên quan. Hướng này sẽ góp phần giúp họ “dễ thở” hơn trong quá trình xử lý nợ xấu.
Thứ nữa, có thể xem xét kéo dài thời gian cho các tổ chức tín dụng thực hiện trích lập dự phòng cho khoản nợ xấu đã bán cho VAMC. Điều này giúp họ bớt áp lực trong bối cảnh hoạt động khó khăn, phải từng bước thực hiện cơ chế an toàn cao và chặt chẽ hơn. Và ở hướng này trước sau thì cũng chính tổ chức tín dụng tự xử lý các phần nợ đó.
Ngân hàng Nhà nước cũng cần mở rộng thực hiện tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng đã bán lại nợ và sở hữu trái phiếu đặc biệt của VAMC, theo cơ chế đã quy định.
Ông Phước cho rằng, hướng thúc đẩy trên có vẻ mâu thuẫn với tình hình dư thừa vốn trong hệ thống hiện nay. Song, với người kinh doanh như ngân hàng, không có đồng vốn nào gọi là thừa cả.
Bởi lẽ, khi tái cấp vốn, các ngân hàng có thêm nguồn vốn chi phí thấp hơn, có điều kiện để giảm chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận, để có thêm lực cho yêu cầu xử lý nợ xấu; hoặc như, nguồn vốn rẻ đó cũng góp phần nhất định để có thể giảm tiếp lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn.
Đó là vướng mắc lớn mà các ngân hàng “không biết làm sao”, vì câu chuyện xây dựng và điều chỉnh các khuôn khổ pháp lý nằm ngoài khả năng của họ.
“Có thể chúng tôi sẽ trao đổi với các ngân hàng khác, làm sao đó để tạo được một tiếng nói chung cùng đưa ra đề xuất. Nếu tháo gỡ được khó khăn trong các thủ tục pháp lý xử lý tài sản đảm bảo, chắc chắn vấn đề nợ xấu sẽ được giải quyết nhanh hơn hiện nay nhiều”, cán bộ trên cho biết.
“Tăng lực” cho VAMC?
Khó khăn trên cũng được phản ánh tại buổi tọa đàm chuyên đề về nợ xấu diễn ra tại Hà Nội tuần qua. Một hướng đề xuất được chuyên gia Trần Du Lịch nhấn mạnh là cần “tăng lực” cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Cụ thể, TS. Trần Du Lịch đề xuất, cần tạo cơ chế đặc thù cho VAMC, như cho phép đơn vị này có những quyền hạn đặc biệt trong xử lý vướng mắc về tài sản bảo đảm; sang tên đổi chủ tài sản bất động sản.
Tiếp cận đề xuất này, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ băn khoăn: “Nếu có được quyền hạn đặc biệt để xử lý vướng mắc về tài sản bảo đảm nhanh hơn thì tốt quá. Nhưng tại sao lại là đặc quyền cho riêng VAMC mà không phải là cho các công ty quản lý tài sản (AMC) của các ngân hàng thương mại? Nếu đề xuất đó là tốt, tại sao anh không mở rộng?”.
Vị phó tổng này nhấn mạnh thêm, AMC của các ngân hàng mới là các đầu mối gốc cần được tháo gỡ vướng mắc đó, bởi họ đang sống trực tiếp với nợ xấu. “Nhất là các AMC phải xử lý các tài sản bảo đảm khó xơi, chứ các khoản nợ xấu “ngon” thì VAMC chọn mua cả rồi”.
Ở một đề xuất khác, chuyên gia Trần Du Lịch khuyến nghị cần “bơm” ngay tiền tươi cho VAMC, để công ty này có dòng tiền và thực hiện mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường. Nguồn tiền có thể vay nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu…
Nước ở xa, lửa bén gần
Với đề xuất trên, sau hơn hai năm câu chuyện xử lý nợ xấu dường như lại trở về vạch xuất phát: tiền đâu?
Khi ý tưởng thành lập VAMC xuất hiện đầu năm 2012, đã có nhiều tranh luận và quan ngại về nguồn tiền cho công ty này. Quan ngại chung là sử dụng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu, dù nợ xấu là vấn đề chung của nền kinh tế. Không sử dụng tiền ngân sách, qua trái phiếu đặc biệt là giải pháp chốt lại.
Nay, một lần nữa đề xuất bơm tiền, thậm chí có thể đi vay nước ngoài như ý kiến trên, lại được đặt ra.
Một chuyên gia VnEconomy tham vấn nói vui rằng: “Có bệnh nặng, ai chẳng mong được ra nước ngoài chữa trị. Vấn đề là chi phí như thế nào, có đủ sức để đi không, trong khi tổng giá trị của ví tiền đang có không thay đổi”.
Ý của chuyên gia này là, khi mà Quốc hội, Chính phủ đang phải đau đầu, căn ke từng li về trần nợ công, bội chi ngân sách mà đi vay vốn nước ngoài để xử lý nợ xấu thì e là khó. Khó nữa là các mức lãi suất vay vốn quốc tế những năm gần đây của Việt Nam không hề rẻ.
“Ngược lại, nếu cân đối trần nợ công tốt, vay nước ngoài dễ và lãi suất thấp thì tốt quá đi chứ, vì có được nguồn tiền cần thiết để xử lý một vấn đề nan giải chung cho nền kinh tế suốt thời gian qua. Ở đây là cân nhắc và lựa chọn cái nào mà thôi”, vị chuyên gia trên nói thêm.
Trong khi chuyện nguồn tiền để xử lý nợ xấu vẫn là “nước xa” (bởi đã từng tranh luận mấy năm qua mà chưa xong), thì “lửa gần” là nợ xấu vẫn tăng lên những tháng đầu năm nay, và có thể còn tăng nữa khi mà báo cáo tài chính một số ngân hàng có lưu ý là việc mở rộng vùng nhận diện nợ xấu theo Thông tư 09 sẽ đậm nét hơn từ quý 3 này.
Hiện chưa rõ “nước xa” có về hay không. Còn trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, lại tính đến một số biện pháp trước mắt có thể xem xét triển khai để sớm hỗ trợ xử lý nợ xấu.
Những vướng mắc trong thủ tục pháp lý, quy trình xử lý tài sản đảm bảo qua tòa án theo ông Phước cần sớm được tháo gỡ, đi cùng với cơ chế cụ thể để thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia, thành lập các trung tâm đấu giá để thúc đẩy việc phát mại tài sản…
Liên quan, chuyên gia này cho rằng Ngân hàng Nhà nước cũng cần xem xét nới quy định, không xếp các tài sản mà các tổ chức tín dụng thu hồi nợ, cấn trừ nợ vào nhóm tài sản cố định để buộc phải chịu các giới hạn liên quan. Hướng này sẽ góp phần giúp họ “dễ thở” hơn trong quá trình xử lý nợ xấu.
Thứ nữa, có thể xem xét kéo dài thời gian cho các tổ chức tín dụng thực hiện trích lập dự phòng cho khoản nợ xấu đã bán cho VAMC. Điều này giúp họ bớt áp lực trong bối cảnh hoạt động khó khăn, phải từng bước thực hiện cơ chế an toàn cao và chặt chẽ hơn. Và ở hướng này trước sau thì cũng chính tổ chức tín dụng tự xử lý các phần nợ đó.
Ngân hàng Nhà nước cũng cần mở rộng thực hiện tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng đã bán lại nợ và sở hữu trái phiếu đặc biệt của VAMC, theo cơ chế đã quy định.
Ông Phước cho rằng, hướng thúc đẩy trên có vẻ mâu thuẫn với tình hình dư thừa vốn trong hệ thống hiện nay. Song, với người kinh doanh như ngân hàng, không có đồng vốn nào gọi là thừa cả.
Bởi lẽ, khi tái cấp vốn, các ngân hàng có thêm nguồn vốn chi phí thấp hơn, có điều kiện để giảm chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận, để có thêm lực cho yêu cầu xử lý nợ xấu; hoặc như, nguồn vốn rẻ đó cũng góp phần nhất định để có thể giảm tiếp lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn.