"Trật tự kinh tế thế giới đã thay đổi"
Ông Obama nhấn mạnh, trật tự kinh tế thế giới đã thay đổi và Mỹ cần đổi mới để duy trì khả năng cạnh tranh
Trong thông điệp liên bang lần thứ 2 được công bố hôm qua (26/1), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi các đảng phái cần phải vượt qua bất đồng, cùng hy sinh để “chiến thắng tương lai”.
Ông Obama khẳng định, 5 vấn đề chính mà nước Mỹ sẽ hành động trong năm 2011 gồm: ưu tiên cho các lĩnh vực đổi mới, nghiên cứu - giáo dục, đầu tư cơ sở hạ tầng, giảm thâm hụt ngân sách liên bang và cải cách chính phủ. Trong đó, Mỹ cần tập trung khôi phục kinh tế bằng cách tạo thêm nhiều việc làm, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp...
Tổng thống Mỹ đều xuất tạm ngừng trong vòng 5 năm các khoản chi tiêu cho một số chương trình phi an ninh của chính phủ, đồng thời kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ ủng hộ kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert Gates đề xuất, tiết kiệm 78 tỷ USD chi tiêu quốc phòng trong vòng 5 năm. Đó là một trong các biện pháp nhằm giảm nợ công của Mỹ, hiện đã vượt 14.000 tỷ USD.
Trong thông điệp này, ông Obama cho biết, nước Mỹ đang đối mặt với những thách thức đến từ các đối thủ cạnh tranh trên toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực thị trường lao động và công nghiệp. Ông nhấn mạnh, trật tự kinh tế thế giới hiện đã thay đổi, do vậy nước Mỹ cần phải đổi mới để duy trì khả năng cạnh tranh.
Nhà Trắng sẽ nỗ lực cân bằng giữa giảm thâm hụt ngân sách liên bang và duy trì lợi thế cạnh tranh, đặt mục tiêu giảm thâm hụt chi tiêu 400 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên, ông khẳng định rằng nước Mỹ vẫn là nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.
Cũng liên quan tới kinh tế Mỹ, theo phát ngôn viên của Liên hợp quốc Farhan Haq, nước Mỹ mới trả được hơn 1/3 trong tổng số nợ tồn đọng gần 1,2 tỷ USD cho Liên hợp quốc hồi cuối năm ngoái.
Như vậy, tính đến thời điểm này, Mỹ vẫn nợ Liên hợp quốc 736,2 triệu USD tiền đóng góp. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh các nghị sỹ Cộng hòa Mỹ cảnh báo sẽ ngừng đóng góp cho Liên hợp quốc.
Phát biểu trước báo giới, ông Haq nhận định tình hình thực tế hồi cuối năm 2010 đã phản ánh những khoản chi tiêu thích đáng của Chính phủ Mỹ. Washington đóng góp khoảng 1/4 ngân sách gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và gần 1/4 cho các khoản chi tiêu thường xuyên của tổ chức này.
Cuối tháng 11 năm ngoái, Mỹ vẫn nợ Liên hợp quốc gần 1,2 tỷ USD, chiếm hơn 1/4 tổng số nợ của tất cả các thành viên của tổ chức này. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama trong năm 2009 đã thanh toán toàn bộ khoản nợ cho Liên hợp quốc và cam kết sẽ trả các khoản nợ đầy đủ và đúng thời hạn.
Trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2011 (Diễn đàn Davos lần thứ 41), các nhà kinh tế hàng đầu thế giới đã đưa ra những nhận định và đề xuất quan trọng nhằm tháo gỡ những khó khăn kinh tế hiện nay và tìm hướng đi cho tương lai.
Chủ tịch Diễn đàn Davos, ông Klaus Schwab cho rằng, thế giới đang đứng trước một "thực tế mới" là sự chuyển giao quyền lực từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam. Những thay đổi mà "thực tế mới" đem lại sẽ quan trọng hơn những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu vừa qua.
Chính vì vậy, Diễn đàn Davos 41 cần xác định những thách thức đang đặt ra cho cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực kinh tế. Hội nghị cũng phải trả lời câu hỏi kinh tế toàn cầu đang chuyển biến ra sao; đâu là những thay đổi so với thời kỳ tiền khủng hoảng; đồng thời phải "nhận diện" được các rủi ro và biện pháp ứng phó.
Bên cạnh sự ổn định giá cả trên thị trường nông phẩm, nguyên liệu, ông Schwab còn quan tâm đến những yếu tố như nguồn cung cấp nước ngọt và năng lượng, nạn tham nhũng tràn lan tại một số quốc gia và nguy cơ giảm phát… những yếu tố cản trở đà phục hồi kinh tế và sự tăng trưởng bền vững trên toàn cầu.
Theo ông Schwab, các cuộc biểu tình gần đây ở Algeria, Ai Cập và Tunisia cho thấy kinh tế sa lầy, cộng thêm vật giá leo thang, và tham nhũng có thể trở thành những "quả bom" nguy hiểm, vì vậy Diễn đàn Davos 41 đặc biệt quan tâm các vấn đề này.
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu chưa chấm dứt và có thể làm nảy sinh hiểm họa khủng hoảng xã hội, ông Schwab khuyến cáo các nhà hoạch định chính sách kinh tế thế giới "không hành động như lính cứu hỏa," quá tập trung lo dập lửa mà quên đi chiến lược phát triển dài lâu.
Thay vào đó, họ cần xem xét khả năng hợp tác trong bối cảnh một thực tế mới, trong đó các nước đang phát triển ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế toàn cầu, ông Schwab cho hay.
Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, trong năm tài khóa bắt đầu tháng 4/2013, nước này có thể bán hơn 50 nghìn tỷ Yên trái phiếu, vượt mục tiêu hiện nay của chính phủ. Dự kiến trong thời gian đó, chính phủ sẽ thiếu hụt nguồn thu khoản 51,8 nghìn tỷ Yên. Ước tính, khoản thiếu hụt này có thể tăng lên 54,2 nghìn tỷ vào năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, số liệu trên còn là chứng cứ cho thấy Thủ tướng Naoto Kan có thể không thực hiện được cam kết chặn đứng việc bán nợ ở mức kỷ lục 44,3 nghìn tỷ Yên nhằm giảm gánh nặng nợ công ngày càng phình to. Bộ Tài chính Nhật Bản cho hay, các số liệu dựa trên giả định tốc độ tăng trưởng danh nghĩa của nền kinh tế vào khoảng 1,5 %/năm.
Hôm qua, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) cho biết, GDP của nước này trong năm 2010 đã tăng trưởng 6,1%, cao nhất kể từ đạt được tốc độ 7,2% hồi năm 2002. Trước đó, GDP năm 2009 chỉ tăng nhẹ có 0,2%.
Ông Obama khẳng định, 5 vấn đề chính mà nước Mỹ sẽ hành động trong năm 2011 gồm: ưu tiên cho các lĩnh vực đổi mới, nghiên cứu - giáo dục, đầu tư cơ sở hạ tầng, giảm thâm hụt ngân sách liên bang và cải cách chính phủ. Trong đó, Mỹ cần tập trung khôi phục kinh tế bằng cách tạo thêm nhiều việc làm, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp...
Tổng thống Mỹ đều xuất tạm ngừng trong vòng 5 năm các khoản chi tiêu cho một số chương trình phi an ninh của chính phủ, đồng thời kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ ủng hộ kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert Gates đề xuất, tiết kiệm 78 tỷ USD chi tiêu quốc phòng trong vòng 5 năm. Đó là một trong các biện pháp nhằm giảm nợ công của Mỹ, hiện đã vượt 14.000 tỷ USD.
Trong thông điệp này, ông Obama cho biết, nước Mỹ đang đối mặt với những thách thức đến từ các đối thủ cạnh tranh trên toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực thị trường lao động và công nghiệp. Ông nhấn mạnh, trật tự kinh tế thế giới hiện đã thay đổi, do vậy nước Mỹ cần phải đổi mới để duy trì khả năng cạnh tranh.
Nhà Trắng sẽ nỗ lực cân bằng giữa giảm thâm hụt ngân sách liên bang và duy trì lợi thế cạnh tranh, đặt mục tiêu giảm thâm hụt chi tiêu 400 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên, ông khẳng định rằng nước Mỹ vẫn là nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.
Cũng liên quan tới kinh tế Mỹ, theo phát ngôn viên của Liên hợp quốc Farhan Haq, nước Mỹ mới trả được hơn 1/3 trong tổng số nợ tồn đọng gần 1,2 tỷ USD cho Liên hợp quốc hồi cuối năm ngoái.
Như vậy, tính đến thời điểm này, Mỹ vẫn nợ Liên hợp quốc 736,2 triệu USD tiền đóng góp. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh các nghị sỹ Cộng hòa Mỹ cảnh báo sẽ ngừng đóng góp cho Liên hợp quốc.
Phát biểu trước báo giới, ông Haq nhận định tình hình thực tế hồi cuối năm 2010 đã phản ánh những khoản chi tiêu thích đáng của Chính phủ Mỹ. Washington đóng góp khoảng 1/4 ngân sách gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và gần 1/4 cho các khoản chi tiêu thường xuyên của tổ chức này.
Cuối tháng 11 năm ngoái, Mỹ vẫn nợ Liên hợp quốc gần 1,2 tỷ USD, chiếm hơn 1/4 tổng số nợ của tất cả các thành viên của tổ chức này. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama trong năm 2009 đã thanh toán toàn bộ khoản nợ cho Liên hợp quốc và cam kết sẽ trả các khoản nợ đầy đủ và đúng thời hạn.
Trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2011 (Diễn đàn Davos lần thứ 41), các nhà kinh tế hàng đầu thế giới đã đưa ra những nhận định và đề xuất quan trọng nhằm tháo gỡ những khó khăn kinh tế hiện nay và tìm hướng đi cho tương lai.
Chủ tịch Diễn đàn Davos, ông Klaus Schwab cho rằng, thế giới đang đứng trước một "thực tế mới" là sự chuyển giao quyền lực từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam. Những thay đổi mà "thực tế mới" đem lại sẽ quan trọng hơn những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu vừa qua.
Chính vì vậy, Diễn đàn Davos 41 cần xác định những thách thức đang đặt ra cho cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực kinh tế. Hội nghị cũng phải trả lời câu hỏi kinh tế toàn cầu đang chuyển biến ra sao; đâu là những thay đổi so với thời kỳ tiền khủng hoảng; đồng thời phải "nhận diện" được các rủi ro và biện pháp ứng phó.
Bên cạnh sự ổn định giá cả trên thị trường nông phẩm, nguyên liệu, ông Schwab còn quan tâm đến những yếu tố như nguồn cung cấp nước ngọt và năng lượng, nạn tham nhũng tràn lan tại một số quốc gia và nguy cơ giảm phát… những yếu tố cản trở đà phục hồi kinh tế và sự tăng trưởng bền vững trên toàn cầu.
Theo ông Schwab, các cuộc biểu tình gần đây ở Algeria, Ai Cập và Tunisia cho thấy kinh tế sa lầy, cộng thêm vật giá leo thang, và tham nhũng có thể trở thành những "quả bom" nguy hiểm, vì vậy Diễn đàn Davos 41 đặc biệt quan tâm các vấn đề này.
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu chưa chấm dứt và có thể làm nảy sinh hiểm họa khủng hoảng xã hội, ông Schwab khuyến cáo các nhà hoạch định chính sách kinh tế thế giới "không hành động như lính cứu hỏa," quá tập trung lo dập lửa mà quên đi chiến lược phát triển dài lâu.
Thay vào đó, họ cần xem xét khả năng hợp tác trong bối cảnh một thực tế mới, trong đó các nước đang phát triển ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế toàn cầu, ông Schwab cho hay.
Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, trong năm tài khóa bắt đầu tháng 4/2013, nước này có thể bán hơn 50 nghìn tỷ Yên trái phiếu, vượt mục tiêu hiện nay của chính phủ. Dự kiến trong thời gian đó, chính phủ sẽ thiếu hụt nguồn thu khoản 51,8 nghìn tỷ Yên. Ước tính, khoản thiếu hụt này có thể tăng lên 54,2 nghìn tỷ vào năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, số liệu trên còn là chứng cứ cho thấy Thủ tướng Naoto Kan có thể không thực hiện được cam kết chặn đứng việc bán nợ ở mức kỷ lục 44,3 nghìn tỷ Yên nhằm giảm gánh nặng nợ công ngày càng phình to. Bộ Tài chính Nhật Bản cho hay, các số liệu dựa trên giả định tốc độ tăng trưởng danh nghĩa của nền kinh tế vào khoảng 1,5 %/năm.
Hôm qua, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) cho biết, GDP của nước này trong năm 2010 đã tăng trưởng 6,1%, cao nhất kể từ đạt được tốc độ 7,2% hồi năm 2002. Trước đó, GDP năm 2009 chỉ tăng nhẹ có 0,2%.