Triển khai 4G, bao giờ cờ mới tới tay?
Việc xem xét cấp phép triển khai công nghệ 4G ở Việt Nam cho tới giờ vẫn còn đang gây tranh cãi
Cho tới cuộc họp chiều qua (13/2), các lãnh đạo, phòng ban của Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn còn có ý kiến trái chiều về thời gian xem xét cấp phép 4G nêu ra trong dự thảo Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020.
Theo dự thảo, năm 2014 từng bước nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá và từ 2015 xem xét triển khai dịch vụ viễn thông di động thế hệ tiếp theo. Năm 2018 sẽ xem xét việc sắp xếp lại các băng tần (hiện dùng cho hệ thống mạng 2G, phát thanh, truyền hình) để sử dụng cho hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo (tiêu chuẩn IMT advance – 4G).
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng, cần tính toán đến thời điểm nào thì doanh nghiệp hòa hoặc gần hòa vốn, tức thu lại được nguồn vốn đầu tư công nghệ trước đó, thì mới xem xét cấp phép triển khai thế hệ tiếp theo. Nếu không, doanh nghệp sẽ chạy đua cạnh tranh công nghệ, lãng phí tiền của, hoạt động không hiệu quả...
Tuy nhiên, theo ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông, xét điểm hòa vốn chung của một công nghệ là rất khó. Ông Hải lấy ví dụ, đến năm 2009, khi cấp phép 3G, cũng có doanh nghiệp 2G chưa lãi nhưng đại đa số lãi lớn. Trong khi đó, thế giới triển khai 3G từ năm 2000 và thời điểm triển khai 3G của Việt Nam được cho là muộn.
"Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp không triển khai 3G thì hoạt động 2G vẫn kém", ông nói. Cục trưởng Hải phân tích thêm, đến 2015, doanh nghiệp đã có 6 năm triển khai 3G, đủ thời gian để phát triển một thế hệ công nghệ. Tới lúc đó, công nghệ 4G đã phong phú, thiết bị đầu cuối rẻ và khả năng thành công cao. Vì thế, đây là thời điểm hợp lý để xem xét cấp phép.
Còn theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, chủ trương đến năm 2015 xem xét triển khai thế hệ công nghệ tiếp theo là do “cách viết” trong dự thảo quy hoạch chưa chuẩn. Vì thế hệ công nghệ này hiểu là ở các băng tần 2,3 và 2,5 cho các thế hệ công nghệ LTE và Wimax hiện nay và chỉ là 3,5 hay 3,9G chứ không phải 4G.
Công nghệ 4G trong quy hoạch dự kiến sẽ đưa vào từ năm 2018, là ở băng tần 700 hay băng tần 800 và băng tần 900.
Ông Thắng lý giải, đến năm 2018 mới là xem xét chứ không bắt buộc phải triển khai 4G, vì quy hoạch viễn thông là quy hoạch về thị trường, định hướng. Bởi còn 7 - 8 năm nữa, công nghệ cũng thay đổi và không biết thế giới còn ra chuẩn gì, cũng có khi còn bỏ qua 4G và lên thẳng 4,5G.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng cho biết, trước năm 2015, các doanh nghiệp có xin triển khai các thế hệ công nghệ tiếp theo thì Bộ cũng không chấp nhận và chỉ xem xét từ năm 2015.
Trong khi đó, từ giữa năm 2011, tại một hội nghị tổng kết triển khai 3G của Bộ Thông tin và Truyền thông, đại diện một số doanh nghiệp viễn thông đã cho rằng, khoảng năm 2013 – 2014, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể đề cập đến chuyện triển khai 4G.
Hay theo lời ông Trương Đình Anh, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT, tại buổi tổng kết hoạt động kinh doanh 6 tháng năm 2011 của doanh nghiệp này, “khoảng 2 năm nữa, khi giá thiết bị đầu cuối đủ rẻ, đủ để phủ rộng thì 4G mới chín về mặt công nghệ và lúc đó mới có thể là thời điểm để các doanh nghiệp bắt tay vào triển khai công nghệ này”.
Theo dự thảo, năm 2014 từng bước nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá và từ 2015 xem xét triển khai dịch vụ viễn thông di động thế hệ tiếp theo. Năm 2018 sẽ xem xét việc sắp xếp lại các băng tần (hiện dùng cho hệ thống mạng 2G, phát thanh, truyền hình) để sử dụng cho hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo (tiêu chuẩn IMT advance – 4G).
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng, cần tính toán đến thời điểm nào thì doanh nghiệp hòa hoặc gần hòa vốn, tức thu lại được nguồn vốn đầu tư công nghệ trước đó, thì mới xem xét cấp phép triển khai thế hệ tiếp theo. Nếu không, doanh nghệp sẽ chạy đua cạnh tranh công nghệ, lãng phí tiền của, hoạt động không hiệu quả...
Tuy nhiên, theo ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông, xét điểm hòa vốn chung của một công nghệ là rất khó. Ông Hải lấy ví dụ, đến năm 2009, khi cấp phép 3G, cũng có doanh nghiệp 2G chưa lãi nhưng đại đa số lãi lớn. Trong khi đó, thế giới triển khai 3G từ năm 2000 và thời điểm triển khai 3G của Việt Nam được cho là muộn.
"Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp không triển khai 3G thì hoạt động 2G vẫn kém", ông nói. Cục trưởng Hải phân tích thêm, đến 2015, doanh nghiệp đã có 6 năm triển khai 3G, đủ thời gian để phát triển một thế hệ công nghệ. Tới lúc đó, công nghệ 4G đã phong phú, thiết bị đầu cuối rẻ và khả năng thành công cao. Vì thế, đây là thời điểm hợp lý để xem xét cấp phép.
Còn theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, chủ trương đến năm 2015 xem xét triển khai thế hệ công nghệ tiếp theo là do “cách viết” trong dự thảo quy hoạch chưa chuẩn. Vì thế hệ công nghệ này hiểu là ở các băng tần 2,3 và 2,5 cho các thế hệ công nghệ LTE và Wimax hiện nay và chỉ là 3,5 hay 3,9G chứ không phải 4G.
Công nghệ 4G trong quy hoạch dự kiến sẽ đưa vào từ năm 2018, là ở băng tần 700 hay băng tần 800 và băng tần 900.
Ông Thắng lý giải, đến năm 2018 mới là xem xét chứ không bắt buộc phải triển khai 4G, vì quy hoạch viễn thông là quy hoạch về thị trường, định hướng. Bởi còn 7 - 8 năm nữa, công nghệ cũng thay đổi và không biết thế giới còn ra chuẩn gì, cũng có khi còn bỏ qua 4G và lên thẳng 4,5G.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng cho biết, trước năm 2015, các doanh nghiệp có xin triển khai các thế hệ công nghệ tiếp theo thì Bộ cũng không chấp nhận và chỉ xem xét từ năm 2015.
Trong khi đó, từ giữa năm 2011, tại một hội nghị tổng kết triển khai 3G của Bộ Thông tin và Truyền thông, đại diện một số doanh nghiệp viễn thông đã cho rằng, khoảng năm 2013 – 2014, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể đề cập đến chuyện triển khai 4G.
Hay theo lời ông Trương Đình Anh, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT, tại buổi tổng kết hoạt động kinh doanh 6 tháng năm 2011 của doanh nghiệp này, “khoảng 2 năm nữa, khi giá thiết bị đầu cuối đủ rẻ, đủ để phủ rộng thì 4G mới chín về mặt công nghệ và lúc đó mới có thể là thời điểm để các doanh nghiệp bắt tay vào triển khai công nghệ này”.