Triết lý cuộc đời của tân Tổng giám đốc FPT
Điều làm ông Trương Đình Anh khó chịu nhất là những khuôn phép ngăn cản sự sáng tạo và cá tính của con người
Hôm 23/2 vừa qua, Hội đồng Quản trị tập đoàn FPT đã ra nghị quyết chính thức bổ nhiệm ông Trương Đình Anh làm Tổng giám đốc, thay cho ông Nguyễn Thành Nam.
Ban lãnh đạo FPT cho rằng, sự thay đổi này là thích hợp và có lợi nhất cho những mục tiêu chiến lược trong 15 năm tới, cho sự phát triển ổn định của tập đoàn và nhất quán với lộ trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo.
Ông Trương Đình Anh sinh năm 1970, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm 1992. Ông gia nhập FPT từ năm 1993. Ngày 1/7/2009, ông được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc FPT. Ông còn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Ủy viên Hội đồng Quản trị tập đoàn FPT. Ông cũng là người nổi tiếng với tuyên bố muốn là Thủ tướng vào năm 40 tuổi.
Tự chủ và độc lập suy nghĩ
Trong một bài viết trên blog cá nhân, ông Trường Đình Anh cho biết, ông xuất thân trong một gia đình trí thức sống đạm bạc, và vượt qua những giai đoạn vô cùng khó khăn khi Việt Nam chuyển mình từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường.
“Từ nhỏ, tôi được gia đình giáo dục tinh thần tự chủ và độc lập suy nghĩ. Ba má tôi coi những người con của mình là người bạn, chứ không phải là một sinh vật do mình tuỳ ý nhào nặn. Những quyết định lớn nhất trong đời như học gì, làm gì, đổi việc làm là do tôi quyết định. Ba má cho tôi kinh nghiệm sống, chứ không bảo tôi phải làm gì”, ông cho biết.
"Tôi luôn được các thầy cô giá đánh giá là sáng dạ nhưng rất cứng đầu. Điều tôi khó chịu nhất là những khuôn phép ngăn cản sự sáng tạo và cá tính của con người. Tôi thừa kế của ba má những đặc điểm tốt nhất, trừ thị lực”.
“Vào những năm 80 của thế kỷ trước, lương của ông bà cụ nhà tôi, một giáo sư, một phó giáo sư không đủ tiêu trong một tuần. Năm 1988, tôi thi đỗ đại học, định mức lương thực hàng tháng được nâng từ 13 kg lên 16 kg gạo đã là một cái gì đó rất lớn”, ông viết trong một bài khác trên blog cá nhân.
Tân Tổng giám đốc FPT vào đời rất sớm. “Năm thứ hai đại học, tôi đã đi làm thêm - một điều rất hiếm ở thời đó vì tốt nghiệp đại học ra đã chắc gì có công ăn việc làm. Làm thêm rất vui, được nuôi ăn, được xài máy tính thỏa thích và cũng được ít đồng dằn túi”, ông cho biết.
“Năm thứ ba đại học, tôi đã có một công việc part-time cố định ở ngân hàng. Những năm đầu tiên đó, tôi đã đi gần như khắp các tỉnh thành, được quen biết với rất nhiều người và tích lũy được nhiều kinh nghiệm mà không trường học nào dạy cho mình.
Tôi rời trường đại học nhưng không được nhận bằng vì "trốn học" nhiều quá. Tôi là một trong vài sinh viên hiếm hoi bị giữ bằng. Một kết cục buồn cho một sinh viên năm thứ nhất có điểm số đứng đầu trong 600 sinh viên.
Một năm sau, tôi mới nhận được bằng đại học, tấm bằng màu nâu nhạt vỏ ép nhựa tái sinh với tấm hình gầy ốm của một thanh niên cao 1m72 mà chỉ nặng có 51 kg. Tôi cất tấm bằng trong ngăn tủ và chưa bao giờ trình ra cho bất cứ một nhà tuyển dụng nào”.
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Trương Đình Anh làm việc tại Ngân hàng Công thương - nơi ông đã thực tập và làm part-time một năm trước đó. “Có thể nói, thời gian này đã đem lại cho tôi những giờ phút làm việc hết sức say mê. Cùng nhiều đồng nghiệp chúng tôi đã làm việc không nghỉ, có lần 3 ngày 3 đêm để kịp tiến độ. Đêm thứ 4, giấc ngủ sâu không cưỡng lại được nữa đã làm cho tôi rớt từ trên bàn xuống đất mà không hay biết”.
Trương Đình Anh rời ngân hàng vào cuối năm 1993 và gia nhập FPT với mức lương 800.000 đồng/tháng, tương đương 70 USD thời bấy giờ. Lý do chuyển chỗ làm, theo ông kể, rất đơn giản, vì cảm thấy mình không có cơ hội phát triển ở ngân hàng. “Tôi rời ngân hàng rất nhanh cho dù sếp trực tiếp đã cố giữ. Tôi muốn có một nơi toàn những người trẻ tuổi, tâm huyết và cùng chí hướng - làm cho máy tính thực sự có vai trò đối với kinh tế và phát triển xã hội”.
Đặt niềm tin và cuộc đời vào FPT
Ông Trương Đình Anh cho biết, “những năm đầu tiên ở FPT, tôi luôn sống trong tình trạng lương không đủ tiêu, nhiều lần tôi có “lời đề nghị khiếm nhã” xin tăng lương, nhiều lần nhấp nhổm “lên đường” vì cảm thấy những cơ hội quá lớn trôi đi mà các lãnh đạo không chia sẻ. Tôi may mắn là nhiều lần được lãnh đạo tăng lương, rồi nghe theo nhiều đề nghị của tôi và tôi tiếp tục phục vụ FPT”.
Cùng các đồng sự cho ra đời mạng Trí tuệ Việt Nam từ khi Việt Nam chưa có Internet, được xem là một trong 10 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển của Internet Việt Nam, là người đặt nền móng cho mảng viễn thông tại FPT, ông Trương Đình Anh đang được kỳ vọng sẽ cùng thế hệ lãnh đạo trẻ mang lại những thành công mới cho FPT.
“Ngày 31/1/1997, chúng tôi, bốn người, trở thành những nhân viên đầu tiên của FPT Internet (tiền thân của FPT Telecom). Cuối năm 20/12/1998, tôi lập gia đình, bà xã là một fan của mạng Trí tuệ Việt Nam. Chúng tôi quen nhau qua dịch vụ chat trên Trí tuệ Việt Nam. Một năm sau nữa, 40 người anh em của tôi cùng nhau quyết tâm làm cho Internet trở nên thông dụng ở Việt Nam”, ông viết trên blog. “Giờ đây, FPT Telecom là một tập thể hơn 1.300 người tiếp tục tự tin với những sản phẩm và dịch vụ mới”.
Tự đánh giá về công việc tại FPT, ông Trương Đình Anh đã viết: “Thành công lớn nhất của tôi là FPT”.
“Trong 12 năm, tôi đã thăng tiến từ một lập trình viên thành một ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT. Kinh nghiệm của tôi là nắm thật chặt bất cứ cơ hội nào có được và đặt vào đây tất cả tâm huyết. Ở FPT, mọi người đánh giá tôi cao nhất ở trách nhiệm đối với công việc đã nhận, ở tính sáng tạo và khả năng cảm nhận cơ hội làm ăn. Tôi tự thống kê thấy 5/6 cơ hội mà tôi cho rằng không nên tham gia đã thất bại và 8/10 cơ hội nên tham gia đã thành công”.
“Những người FPT đã đi với nhau gần 20 năm để xây dựng một FPT hùng mạnh và đã niêm yết FPT trên sàn chứng khoán. Tôi quan niệm, những giá trị mà mình có được từ FPT là một quá trình tự nhiên khi đã đặt toàn bộ niềm tin và cả cuộc đời mình vào FPT”.
Muốn các con mình hãy tự tìm đường
“Bạn Hoa Tuyết comment vào blog của tôi: Anh bây giờ rất nhiều tiền... Có thể gọi là triệu phú Đô la, tỷ phú Việt Nam... Vài năm nữa tài sản của anh sẽ tăng lên. Trở thành tỷ phú Đô la là việc trong tầm tay. 10 năm nữa anh có thể có hàng trăm ngàn tỷ VND. Anh sẽ làm gì với số tiền khổng lồ đó? Chia hết cho gia đình, các con của anh? Hay là để ăn chơi nhảy múa đập phá?", ông mở đầu một bài tự sự về giá trị đồng tiền.
“Tôi cùng từng suy nghĩ rất nhiều khi tự đặt cho mình câu hỏi này. Lúc chưa có tiền, tôi nghĩ mình sẽ tậu nhà to, sẽ chơi siêu xe, ăn tiêu thỏa thích”. Nhưng đó là suy nghĩ, còn thực tế, “từ khi tay trắng đến khi có tiền, cách sống của tôi rất ít thay đổi”, tân Tổng giám đốc FPT tâm sự.
“Khi bạn tự tay kiếm ra từng đồng tiền, bạn sẽ ít khi tiêu chúng một cách hoang phí. Tôi cũng không định dành cho các con mình một sự khởi đầu “xa xỉ”. Tôi mong muốn các con mình được học hành đầy đủ và rồi tự tìm cho mình một con đường, để gắn bó lâu dài, trung thành như tôi đã từng trải nghiệm ở FPT”.
Tân Tổng giám đốc FPT kể, ông có được 100 USD đầu tiên vào năm 1984, khi mới 14 tuổi. Khi đó, ông có thú vui sưu tầm tem, bao diêm, mô hình ôtô. Ông từng nhịn ăn trưa cả tháng để dành tiền mua các món sưu tầm và đổi bộ sưu tầm bao diêm lấy 100 USD để lấy tiền tiếp tục mua tem.
100.000 USD đầu tiên mà ông có năm 2001 không phải từ FPT. “Bà xã tôi thầu tổ chức một hội nghị quốc tế cho gần một ngàn nhà khoa học nước ngoài tới Việt Nam dự hội thảo trong hai tuần. Chúng tôi thuê trọn cả khu Trung tâm Hội nghị Quốc tế ICC ở Hà Nội để họp, thuê bao phần lớn số phòng ở hầu hết các khách sạn 5 sao để đón khách, tổ chức hàng chục tour du lịch”, ông kể.
“Vụ làm ăn này thành công mỹ mãn chỉ hai tuần trước sự kiện nước Mỹ bị tấn công bằng máy bay không tặc và hai tòa tháp World Trade Center sụp đổ. Nếu vụ khủng bố diễn ra sớm hơn vài tuần hoặc hội thảo diễn ra muộn hơn vài tuần thì chúng tôi chắc chắn phá sản vì việc đi lại trên toàn cầu gần như tê liệt. Thật hú vía”.
Rồi tiếp đó, 1 triệu USD đầu tiên mà ông có vào năm 2004 cũng từ một nguồn đầu tư khác, không phải FPT.
Ông cho hay: “Cuối năm 2001, tôi đến Phú Mỹ Hưng, quận 7, Tp.HCM. Khi đó, Phú Mỹ Hưng là một mảnh đất hoang vu cách biệt bởi sông nước, đầm lầy và chỉ có một con đường độc đạo duy nhất qua cây cầu Tân Thuận già nua. Tuần nào cũng có tại nạn giao thông xe container cán chết người ở chân cầu còn trạm thu phí đường thì ở sát đó luôn gây ùn tắc.
Nghe tôi tâm sự, nhiều người bạn hiểu rõ tôi cũng nghĩ rằng, chúng tôi đã điên khi bỏ tiền vào đây. Tôi và bà xã tiến hành đầu tư mạo hiểm vào Phú Mỹ Hưng, bỏ ngoài tai nhiều lời can ngăn. Chúng tôi tin vào tương lai tốt đẹp của Phú Mỹ Hưng, tin vào cách làm của họ và vì Phú Mỹ Hưng rất gần trung tâm Sài Gòn khi những cây cầu mà Phú Mỹ Hưng vẽ sẵn trên bản đồ hoàn thành”.
Đầu tư ở Phú Mỹ Hưng, đối với ông không chỉ là một thương vụ lời lỗ đơn thuần mà là một cuộc chơi thú vị. “Tôi hay nói đùa với bạn bè là đầu tư ở Phú Mỹ Hưng, giống như nuôi con cá vàng, làm cho cuộc đời vui vẻ hơn và nếu may mắn, có nhiều người yêu cá vàng thì đó là một khoản đầu tư sinh lời. Khi đã đầu tư ở Phú Mỹ Hưng rồi, tôi gần như khó chấp nhận đầu tư bất động sản ở đâu khác vì những chỗ đó có quá nhiều những điều mình không hài lòng”, ông nói.
Tân Tổng giám đốc FPT cho biết, ông rất hâm mộ nhiều doanh nhân thành đạt đã dùng phần lớn thời gian và tài sản để phục vụ xã hội và “dự kiến trong tương lai, khi rời khỏi việc điều hành doanh nghiệp sẽ quyên phần lớn tài sản của mình vào một quỹ và dành toàn bộ thời gian để phát triển và phục vụ cho nhiều lợi ích xã hội”.
Ban lãnh đạo FPT cho rằng, sự thay đổi này là thích hợp và có lợi nhất cho những mục tiêu chiến lược trong 15 năm tới, cho sự phát triển ổn định của tập đoàn và nhất quán với lộ trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo.
Ông Trương Đình Anh sinh năm 1970, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm 1992. Ông gia nhập FPT từ năm 1993. Ngày 1/7/2009, ông được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc FPT. Ông còn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Ủy viên Hội đồng Quản trị tập đoàn FPT. Ông cũng là người nổi tiếng với tuyên bố muốn là Thủ tướng vào năm 40 tuổi.
Tự chủ và độc lập suy nghĩ
Trong một bài viết trên blog cá nhân, ông Trường Đình Anh cho biết, ông xuất thân trong một gia đình trí thức sống đạm bạc, và vượt qua những giai đoạn vô cùng khó khăn khi Việt Nam chuyển mình từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường.
“Từ nhỏ, tôi được gia đình giáo dục tinh thần tự chủ và độc lập suy nghĩ. Ba má tôi coi những người con của mình là người bạn, chứ không phải là một sinh vật do mình tuỳ ý nhào nặn. Những quyết định lớn nhất trong đời như học gì, làm gì, đổi việc làm là do tôi quyết định. Ba má cho tôi kinh nghiệm sống, chứ không bảo tôi phải làm gì”, ông cho biết.
"Tôi luôn được các thầy cô giá đánh giá là sáng dạ nhưng rất cứng đầu. Điều tôi khó chịu nhất là những khuôn phép ngăn cản sự sáng tạo và cá tính của con người. Tôi thừa kế của ba má những đặc điểm tốt nhất, trừ thị lực”.
“Vào những năm 80 của thế kỷ trước, lương của ông bà cụ nhà tôi, một giáo sư, một phó giáo sư không đủ tiêu trong một tuần. Năm 1988, tôi thi đỗ đại học, định mức lương thực hàng tháng được nâng từ 13 kg lên 16 kg gạo đã là một cái gì đó rất lớn”, ông viết trong một bài khác trên blog cá nhân.
Tân Tổng giám đốc FPT vào đời rất sớm. “Năm thứ hai đại học, tôi đã đi làm thêm - một điều rất hiếm ở thời đó vì tốt nghiệp đại học ra đã chắc gì có công ăn việc làm. Làm thêm rất vui, được nuôi ăn, được xài máy tính thỏa thích và cũng được ít đồng dằn túi”, ông cho biết.
“Năm thứ ba đại học, tôi đã có một công việc part-time cố định ở ngân hàng. Những năm đầu tiên đó, tôi đã đi gần như khắp các tỉnh thành, được quen biết với rất nhiều người và tích lũy được nhiều kinh nghiệm mà không trường học nào dạy cho mình.
Tôi rời trường đại học nhưng không được nhận bằng vì "trốn học" nhiều quá. Tôi là một trong vài sinh viên hiếm hoi bị giữ bằng. Một kết cục buồn cho một sinh viên năm thứ nhất có điểm số đứng đầu trong 600 sinh viên.
Một năm sau, tôi mới nhận được bằng đại học, tấm bằng màu nâu nhạt vỏ ép nhựa tái sinh với tấm hình gầy ốm của một thanh niên cao 1m72 mà chỉ nặng có 51 kg. Tôi cất tấm bằng trong ngăn tủ và chưa bao giờ trình ra cho bất cứ một nhà tuyển dụng nào”.
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Trương Đình Anh làm việc tại Ngân hàng Công thương - nơi ông đã thực tập và làm part-time một năm trước đó. “Có thể nói, thời gian này đã đem lại cho tôi những giờ phút làm việc hết sức say mê. Cùng nhiều đồng nghiệp chúng tôi đã làm việc không nghỉ, có lần 3 ngày 3 đêm để kịp tiến độ. Đêm thứ 4, giấc ngủ sâu không cưỡng lại được nữa đã làm cho tôi rớt từ trên bàn xuống đất mà không hay biết”.
Trương Đình Anh rời ngân hàng vào cuối năm 1993 và gia nhập FPT với mức lương 800.000 đồng/tháng, tương đương 70 USD thời bấy giờ. Lý do chuyển chỗ làm, theo ông kể, rất đơn giản, vì cảm thấy mình không có cơ hội phát triển ở ngân hàng. “Tôi rời ngân hàng rất nhanh cho dù sếp trực tiếp đã cố giữ. Tôi muốn có một nơi toàn những người trẻ tuổi, tâm huyết và cùng chí hướng - làm cho máy tính thực sự có vai trò đối với kinh tế và phát triển xã hội”.
Đặt niềm tin và cuộc đời vào FPT
Ông Trương Đình Anh cho biết, “những năm đầu tiên ở FPT, tôi luôn sống trong tình trạng lương không đủ tiêu, nhiều lần tôi có “lời đề nghị khiếm nhã” xin tăng lương, nhiều lần nhấp nhổm “lên đường” vì cảm thấy những cơ hội quá lớn trôi đi mà các lãnh đạo không chia sẻ. Tôi may mắn là nhiều lần được lãnh đạo tăng lương, rồi nghe theo nhiều đề nghị của tôi và tôi tiếp tục phục vụ FPT”.
Cùng các đồng sự cho ra đời mạng Trí tuệ Việt Nam từ khi Việt Nam chưa có Internet, được xem là một trong 10 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển của Internet Việt Nam, là người đặt nền móng cho mảng viễn thông tại FPT, ông Trương Đình Anh đang được kỳ vọng sẽ cùng thế hệ lãnh đạo trẻ mang lại những thành công mới cho FPT.
“Ngày 31/1/1997, chúng tôi, bốn người, trở thành những nhân viên đầu tiên của FPT Internet (tiền thân của FPT Telecom). Cuối năm 20/12/1998, tôi lập gia đình, bà xã là một fan của mạng Trí tuệ Việt Nam. Chúng tôi quen nhau qua dịch vụ chat trên Trí tuệ Việt Nam. Một năm sau nữa, 40 người anh em của tôi cùng nhau quyết tâm làm cho Internet trở nên thông dụng ở Việt Nam”, ông viết trên blog. “Giờ đây, FPT Telecom là một tập thể hơn 1.300 người tiếp tục tự tin với những sản phẩm và dịch vụ mới”.
Tự đánh giá về công việc tại FPT, ông Trương Đình Anh đã viết: “Thành công lớn nhất của tôi là FPT”.
“Trong 12 năm, tôi đã thăng tiến từ một lập trình viên thành một ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT. Kinh nghiệm của tôi là nắm thật chặt bất cứ cơ hội nào có được và đặt vào đây tất cả tâm huyết. Ở FPT, mọi người đánh giá tôi cao nhất ở trách nhiệm đối với công việc đã nhận, ở tính sáng tạo và khả năng cảm nhận cơ hội làm ăn. Tôi tự thống kê thấy 5/6 cơ hội mà tôi cho rằng không nên tham gia đã thất bại và 8/10 cơ hội nên tham gia đã thành công”.
“Những người FPT đã đi với nhau gần 20 năm để xây dựng một FPT hùng mạnh và đã niêm yết FPT trên sàn chứng khoán. Tôi quan niệm, những giá trị mà mình có được từ FPT là một quá trình tự nhiên khi đã đặt toàn bộ niềm tin và cả cuộc đời mình vào FPT”.
Muốn các con mình hãy tự tìm đường
“Bạn Hoa Tuyết comment vào blog của tôi: Anh bây giờ rất nhiều tiền... Có thể gọi là triệu phú Đô la, tỷ phú Việt Nam... Vài năm nữa tài sản của anh sẽ tăng lên. Trở thành tỷ phú Đô la là việc trong tầm tay. 10 năm nữa anh có thể có hàng trăm ngàn tỷ VND. Anh sẽ làm gì với số tiền khổng lồ đó? Chia hết cho gia đình, các con của anh? Hay là để ăn chơi nhảy múa đập phá?", ông mở đầu một bài tự sự về giá trị đồng tiền.
“Tôi cùng từng suy nghĩ rất nhiều khi tự đặt cho mình câu hỏi này. Lúc chưa có tiền, tôi nghĩ mình sẽ tậu nhà to, sẽ chơi siêu xe, ăn tiêu thỏa thích”. Nhưng đó là suy nghĩ, còn thực tế, “từ khi tay trắng đến khi có tiền, cách sống của tôi rất ít thay đổi”, tân Tổng giám đốc FPT tâm sự.
“Khi bạn tự tay kiếm ra từng đồng tiền, bạn sẽ ít khi tiêu chúng một cách hoang phí. Tôi cũng không định dành cho các con mình một sự khởi đầu “xa xỉ”. Tôi mong muốn các con mình được học hành đầy đủ và rồi tự tìm cho mình một con đường, để gắn bó lâu dài, trung thành như tôi đã từng trải nghiệm ở FPT”.
Tân Tổng giám đốc FPT kể, ông có được 100 USD đầu tiên vào năm 1984, khi mới 14 tuổi. Khi đó, ông có thú vui sưu tầm tem, bao diêm, mô hình ôtô. Ông từng nhịn ăn trưa cả tháng để dành tiền mua các món sưu tầm và đổi bộ sưu tầm bao diêm lấy 100 USD để lấy tiền tiếp tục mua tem.
100.000 USD đầu tiên mà ông có năm 2001 không phải từ FPT. “Bà xã tôi thầu tổ chức một hội nghị quốc tế cho gần một ngàn nhà khoa học nước ngoài tới Việt Nam dự hội thảo trong hai tuần. Chúng tôi thuê trọn cả khu Trung tâm Hội nghị Quốc tế ICC ở Hà Nội để họp, thuê bao phần lớn số phòng ở hầu hết các khách sạn 5 sao để đón khách, tổ chức hàng chục tour du lịch”, ông kể.
“Vụ làm ăn này thành công mỹ mãn chỉ hai tuần trước sự kiện nước Mỹ bị tấn công bằng máy bay không tặc và hai tòa tháp World Trade Center sụp đổ. Nếu vụ khủng bố diễn ra sớm hơn vài tuần hoặc hội thảo diễn ra muộn hơn vài tuần thì chúng tôi chắc chắn phá sản vì việc đi lại trên toàn cầu gần như tê liệt. Thật hú vía”.
Rồi tiếp đó, 1 triệu USD đầu tiên mà ông có vào năm 2004 cũng từ một nguồn đầu tư khác, không phải FPT.
Ông cho hay: “Cuối năm 2001, tôi đến Phú Mỹ Hưng, quận 7, Tp.HCM. Khi đó, Phú Mỹ Hưng là một mảnh đất hoang vu cách biệt bởi sông nước, đầm lầy và chỉ có một con đường độc đạo duy nhất qua cây cầu Tân Thuận già nua. Tuần nào cũng có tại nạn giao thông xe container cán chết người ở chân cầu còn trạm thu phí đường thì ở sát đó luôn gây ùn tắc.
Nghe tôi tâm sự, nhiều người bạn hiểu rõ tôi cũng nghĩ rằng, chúng tôi đã điên khi bỏ tiền vào đây. Tôi và bà xã tiến hành đầu tư mạo hiểm vào Phú Mỹ Hưng, bỏ ngoài tai nhiều lời can ngăn. Chúng tôi tin vào tương lai tốt đẹp của Phú Mỹ Hưng, tin vào cách làm của họ và vì Phú Mỹ Hưng rất gần trung tâm Sài Gòn khi những cây cầu mà Phú Mỹ Hưng vẽ sẵn trên bản đồ hoàn thành”.
Đầu tư ở Phú Mỹ Hưng, đối với ông không chỉ là một thương vụ lời lỗ đơn thuần mà là một cuộc chơi thú vị. “Tôi hay nói đùa với bạn bè là đầu tư ở Phú Mỹ Hưng, giống như nuôi con cá vàng, làm cho cuộc đời vui vẻ hơn và nếu may mắn, có nhiều người yêu cá vàng thì đó là một khoản đầu tư sinh lời. Khi đã đầu tư ở Phú Mỹ Hưng rồi, tôi gần như khó chấp nhận đầu tư bất động sản ở đâu khác vì những chỗ đó có quá nhiều những điều mình không hài lòng”, ông nói.
Tân Tổng giám đốc FPT cho biết, ông rất hâm mộ nhiều doanh nhân thành đạt đã dùng phần lớn thời gian và tài sản để phục vụ xã hội và “dự kiến trong tương lai, khi rời khỏi việc điều hành doanh nghiệp sẽ quyên phần lớn tài sản của mình vào một quỹ và dành toàn bộ thời gian để phát triển và phục vụ cho nhiều lợi ích xã hội”.