Triều Tiên cải cách kinh tế kiểu Trung Quốc?
Trong diễn biến mới nhất, hôm 14/8, Trung Quốc đã ký kết hiệp định với Triều Tiên thành lập các khu kinh tế hợp tác giữa hai nước
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc mới đây cho biết rằng, giới lãnh đạo CHDCND Triều Tiên đã quyết định từ bỏ nền kinh tế kế hoạch và từng bước chuyển đổi sang một hệ thống kinh tế mới.
Yonhap cho hay, từ đầu tháng này, các xí nghiệp, các tổ chức công đoàn và các chi bộ đảng ở Triều Tiên đang tiến hành những bài giảng về việc chuyển đổi sang hệ thống kinh tế mới. Chính sách mới mang tên "hệ thống quản lý kinh tế mới ngày 28/6".
Theo đó, các xí nghiệp có thể hoạt động độc lập, không bị chính phủ quản lý chặt chẽ, và họ tự định giá sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nhà nước vẫn nắm toàn quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm lãnh đạo các xí nghiệp, và chưa cho phép mở doanh nghiệp tư nhân.
Một nguồn tin khác trên tờ Korea Herald cho hay, những cải cách này cũng sẽ được thực hiện cả trong lĩnh vực nông nghiệp, theo đó nông dân sẽ được hưởng 30% sản lượng thu hoạch trong các vụ mùa. Hiện nhà nước Triều Tiên thu toàn bộ sản phẩm.
Ngoài ra, hệ thống cấp phát thực phẩm theo khẩu phần chỉ còn được áp dụng cho nhân viên thư ký tại các tổ chức nhà nước và quan chức ngành y tế, giáo dục. Hệ thống này là một biện pháp vượt khó trong lúc Triều Tiên bị cấm vận và thiếu lương thực.
Điều đáng chú ý là, theo các nguồn tin, Triều Tiên tiến hành cải cách này như một kế hoạch riêng của nhà nước xã hội chủ nghĩa chứ không phải do tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, theo giới phân tích, mô hình cải cách của Triều Tiên giống kiều Trung Quốc.
“Các nhà máy và doanh nghiệp có thể được trao thêm quyền tự chủ, như Trung Quốc đã từng làm trong giai đoạn đầu của cuộc cải cách kinh tế”, chuyên gia Cheong Seong-chang tại Viện Nghiên cứu Sejong ở Hàn Quốc nhận định với hãng thông tấn AFP.
Trước đây, trên tờ Chosun Ilbo, cựu đầu bếp người Nhật Kenji Fujimoto của ông Kim Jong Il cũng cho rằng ông Kim Jong Un có thể cải cách CHDCND Triều Tiên dựa trên hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa kiểu Trung Quốc.
Theo lời đầu bếp người Nhật, nhà lãnh đạo Kim Jong Un từng nói: “Khi đến châu Âu hay Nhật Bản, tôi thấy tràn ngập mặt hàng và thực phẩm, nhưng khi về nước, tôi thấy ở đây chẳng có gì. Chúng ta có cần nghiên cứu chính sách của Trung Quốc không?”.
Trên thực tế, hồi đầu tháng này, ông Kim Jong Un từng ca ngợi kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc. Ông khẳng định tầm nhìn dài hạn của nó trùng với mục tiêu mà Đảng Lao động Triều Tiên đặt ra: “Phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân”.
Trong diễn biến mới nhất, hôm 14/8, Trung Quốc đã ký kết hiệp định với Triều Tiên thành lập các khu kinh tế hợp tác giữa hai nước. Các hiệp định này được ký kết trong chuyến thăm của ông Jang Song Thaek, quan chức cấp cao Triều Tiên tới Bắc Kinh.
Theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA, có 2 khu kinh tế đang được hai nước xúc tiến thành lập là Hwanggumphyong, Wihwado và một khu giao dịch kinh tế Rason (gần biên giới với Nga và Trung Quốc).
Hai khu kinh tế Hwanggumphyong và Wihwado đặt trọng tâm vào lĩnh vực công nghệ thông tin, hướng đến trở thành khu kinh tế tập trung cao về chất xám trong khi khu Rason sẽ phát triển thành khu vực hậu cần chuyên về nguyên liệu, thiết bị sản xuất.
Hiệp định trên được xem như thành công lớn của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un bởi nó cho thấy ông đang có được sự ủng hộ từ Bắc Kinh. Hiện Trung Quốc là đồng minh lớn duy nhất, đồng thời cũng là đối tác thương mại chính của CHDCND Triều Tiên.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích cũng đã chỉ ra sự bất cập của mô hình Trung Quốc khi áp dụng vào Triều Tiên, đồng thời cho rằng những phương hướng cải cách theo kiểu Việt Nam hay Singapore hoặc thậm chí là Cuba sẽ là lựa chọn thích hợp hơn.
Cho dù Triều Tiên lựa chọn mô hình cải cách kinh tế nào, thì thực tế là nước này đang trong quá trình thay đổi. Và vấn đề cải cách đang được nhìn nhận như là một nhu cầu bức thiết đưa Triều Tiên thoát khỏi tình trạng khó khăn, trì trệ từ nhiều năm nay.
Yonhap cho hay, từ đầu tháng này, các xí nghiệp, các tổ chức công đoàn và các chi bộ đảng ở Triều Tiên đang tiến hành những bài giảng về việc chuyển đổi sang hệ thống kinh tế mới. Chính sách mới mang tên "hệ thống quản lý kinh tế mới ngày 28/6".
Theo đó, các xí nghiệp có thể hoạt động độc lập, không bị chính phủ quản lý chặt chẽ, và họ tự định giá sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nhà nước vẫn nắm toàn quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm lãnh đạo các xí nghiệp, và chưa cho phép mở doanh nghiệp tư nhân.
Một nguồn tin khác trên tờ Korea Herald cho hay, những cải cách này cũng sẽ được thực hiện cả trong lĩnh vực nông nghiệp, theo đó nông dân sẽ được hưởng 30% sản lượng thu hoạch trong các vụ mùa. Hiện nhà nước Triều Tiên thu toàn bộ sản phẩm.
Ngoài ra, hệ thống cấp phát thực phẩm theo khẩu phần chỉ còn được áp dụng cho nhân viên thư ký tại các tổ chức nhà nước và quan chức ngành y tế, giáo dục. Hệ thống này là một biện pháp vượt khó trong lúc Triều Tiên bị cấm vận và thiếu lương thực.
Điều đáng chú ý là, theo các nguồn tin, Triều Tiên tiến hành cải cách này như một kế hoạch riêng của nhà nước xã hội chủ nghĩa chứ không phải do tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, theo giới phân tích, mô hình cải cách của Triều Tiên giống kiều Trung Quốc.
“Các nhà máy và doanh nghiệp có thể được trao thêm quyền tự chủ, như Trung Quốc đã từng làm trong giai đoạn đầu của cuộc cải cách kinh tế”, chuyên gia Cheong Seong-chang tại Viện Nghiên cứu Sejong ở Hàn Quốc nhận định với hãng thông tấn AFP.
Trước đây, trên tờ Chosun Ilbo, cựu đầu bếp người Nhật Kenji Fujimoto của ông Kim Jong Il cũng cho rằng ông Kim Jong Un có thể cải cách CHDCND Triều Tiên dựa trên hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa kiểu Trung Quốc.
Theo lời đầu bếp người Nhật, nhà lãnh đạo Kim Jong Un từng nói: “Khi đến châu Âu hay Nhật Bản, tôi thấy tràn ngập mặt hàng và thực phẩm, nhưng khi về nước, tôi thấy ở đây chẳng có gì. Chúng ta có cần nghiên cứu chính sách của Trung Quốc không?”.
Trên thực tế, hồi đầu tháng này, ông Kim Jong Un từng ca ngợi kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc. Ông khẳng định tầm nhìn dài hạn của nó trùng với mục tiêu mà Đảng Lao động Triều Tiên đặt ra: “Phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân”.
Trong diễn biến mới nhất, hôm 14/8, Trung Quốc đã ký kết hiệp định với Triều Tiên thành lập các khu kinh tế hợp tác giữa hai nước. Các hiệp định này được ký kết trong chuyến thăm của ông Jang Song Thaek, quan chức cấp cao Triều Tiên tới Bắc Kinh.
Theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA, có 2 khu kinh tế đang được hai nước xúc tiến thành lập là Hwanggumphyong, Wihwado và một khu giao dịch kinh tế Rason (gần biên giới với Nga và Trung Quốc).
Hai khu kinh tế Hwanggumphyong và Wihwado đặt trọng tâm vào lĩnh vực công nghệ thông tin, hướng đến trở thành khu kinh tế tập trung cao về chất xám trong khi khu Rason sẽ phát triển thành khu vực hậu cần chuyên về nguyên liệu, thiết bị sản xuất.
Hiệp định trên được xem như thành công lớn của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un bởi nó cho thấy ông đang có được sự ủng hộ từ Bắc Kinh. Hiện Trung Quốc là đồng minh lớn duy nhất, đồng thời cũng là đối tác thương mại chính của CHDCND Triều Tiên.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích cũng đã chỉ ra sự bất cập của mô hình Trung Quốc khi áp dụng vào Triều Tiên, đồng thời cho rằng những phương hướng cải cách theo kiểu Việt Nam hay Singapore hoặc thậm chí là Cuba sẽ là lựa chọn thích hợp hơn.
Cho dù Triều Tiên lựa chọn mô hình cải cách kinh tế nào, thì thực tế là nước này đang trong quá trình thay đổi. Và vấn đề cải cách đang được nhìn nhận như là một nhu cầu bức thiết đưa Triều Tiên thoát khỏi tình trạng khó khăn, trì trệ từ nhiều năm nay.