Triều Tiên chính thức giới thiệu máy tính bảng
Máy tính bảng Achim xuất hiện ở Triều Tiên từ tháng 7 năm ngoái nhưng tới nay mới có video giới thiệu chính thức
Chiếc máy tính bảng Achim (Buổi sáng) do Triều Tiên tự sản xuất sắp được gần một tuổi, nhưng cho tới ngày hôm qua (6/6), Triều Tiên mới chính thức tiết lộ một đoạn video giới thiệu về sản phẩm công nghệ này.
Achim là sản phẩm của công ty Achim Panda, một liên doanh giữa Tập đoàn Điện tử Panda của Trung Quốc và Bộ Công nghiệp điện tử của Triều Tiên. Máy tính bảng do Triều Tiên sản xuất được chạy trên nền tảng hệ điều hành mã nguồn mở Android và sở hữu màn hình có kích thước 7 inch.
Achim chỉ nặng có 300 gram, nhẹ hơn cả chiếc Nexus 7 (340 gram). Pin của máy có thể hoạt động liên tục trong suốt 5 giờ. Sảm phẩm còn đi kèm với bộ vỏ bằng da kiêm bàn phím. Giao diện phần mềm trên máy cho thấy phiên bản hệ điều hành Android được dùng không phải là loại mới nhất.
Các thông tin khác về cấu hình của sản phẩm không được nói rõ, nhưng một kỹ sư Triều Tiên xuất hiện trong đoạn clip nói "đã và đang phát triển nhiều ứng dụng cho hệ điều hành của riêng chúng tôi. Trong tương lai, chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi sử dụng của Achim khi có thêm các ứng dụng".
Máy tính bảng Achim được sản xuất hướng tới người dùng học sinh, sinh viên. Sản phẩm này xuất hiện ở Triều Tiên từ tháng 7 năm ngoái. Kể từ ngày phát hành, truyền thông Triều Tiên đã viết nhiều về thành công của Achim, như sản phẩm hữu ích không chỉ với sinh viên, mà cả doanh nhân.
Theo một nam sinh viên nói trong đoạn video, "Achim rất dễ dùng và nhiều tính năng". Một nữ sinh viên khác cho biết, Achim dễ mang theo vì nặng có 300 gram. Với Achim, cô có thể dùng các chương trình vi tính, từ điển, dịch văn bản... nhưng tuyệt nhất là hệ điều hành bằng tiếng Triều.
Tuy nhiên, đáng chú ý là Achim không phải là chiếc máy tính bảng duy nhất do Triều Tiên sản xuất. Theo trang North Korea Tech, sản phẩm đầu tiên mang tên Samjiyon là của Trung tâm Máy tính Triều Tiên. Cuối năm ngoái, Trung tâm Máy tính Triều Tiên tiếp tục tung ra chiếc Samjiyon thứ hai.
Ngoài các sản phẩm như Achim, Samjiyon đã có mặt trên thị trường, Ủy ban Công nghệ Thông tin Bình Nhưỡng cũng đang nghiên cứu một mẫu khác có tên là Ariyang. Với sự ra mắt nhiều loại máy tính bảng như vậy, người tiêu dùng Triều Tiên sẽ được tiếp cận với nhiều ứng dụng giá trị hơn.
Achim là sản phẩm của công ty Achim Panda, một liên doanh giữa Tập đoàn Điện tử Panda của Trung Quốc và Bộ Công nghiệp điện tử của Triều Tiên. Máy tính bảng do Triều Tiên sản xuất được chạy trên nền tảng hệ điều hành mã nguồn mở Android và sở hữu màn hình có kích thước 7 inch.
Achim chỉ nặng có 300 gram, nhẹ hơn cả chiếc Nexus 7 (340 gram). Pin của máy có thể hoạt động liên tục trong suốt 5 giờ. Sảm phẩm còn đi kèm với bộ vỏ bằng da kiêm bàn phím. Giao diện phần mềm trên máy cho thấy phiên bản hệ điều hành Android được dùng không phải là loại mới nhất.
Các thông tin khác về cấu hình của sản phẩm không được nói rõ, nhưng một kỹ sư Triều Tiên xuất hiện trong đoạn clip nói "đã và đang phát triển nhiều ứng dụng cho hệ điều hành của riêng chúng tôi. Trong tương lai, chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi sử dụng của Achim khi có thêm các ứng dụng".
Máy tính bảng Achim được sản xuất hướng tới người dùng học sinh, sinh viên. Sản phẩm này xuất hiện ở Triều Tiên từ tháng 7 năm ngoái. Kể từ ngày phát hành, truyền thông Triều Tiên đã viết nhiều về thành công của Achim, như sản phẩm hữu ích không chỉ với sinh viên, mà cả doanh nhân.
Theo một nam sinh viên nói trong đoạn video, "Achim rất dễ dùng và nhiều tính năng". Một nữ sinh viên khác cho biết, Achim dễ mang theo vì nặng có 300 gram. Với Achim, cô có thể dùng các chương trình vi tính, từ điển, dịch văn bản... nhưng tuyệt nhất là hệ điều hành bằng tiếng Triều.
Tuy nhiên, đáng chú ý là Achim không phải là chiếc máy tính bảng duy nhất do Triều Tiên sản xuất. Theo trang North Korea Tech, sản phẩm đầu tiên mang tên Samjiyon là của Trung tâm Máy tính Triều Tiên. Cuối năm ngoái, Trung tâm Máy tính Triều Tiên tiếp tục tung ra chiếc Samjiyon thứ hai.
Ngoài các sản phẩm như Achim, Samjiyon đã có mặt trên thị trường, Ủy ban Công nghệ Thông tin Bình Nhưỡng cũng đang nghiên cứu một mẫu khác có tên là Ariyang. Với sự ra mắt nhiều loại máy tính bảng như vậy, người tiêu dùng Triều Tiên sẽ được tiếp cận với nhiều ứng dụng giá trị hơn.