Triều Tiên đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài
Để khắc phục tình trạng khó khăn kinh tế, Triều Tiên đang tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại và thu hút đầu tư nước ngoài
Để khắc phục tình trạng khó khăn kinh tế, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đang tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại và thu hút đầu tư nước ngoài. Bình Nhưỡng đã cho sửa đổi luật về đặc khu kinh tế Nason nhằm hỗ trợ về mặt pháp lý cho việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài.
Bình Nhưỡng mong muốn đặc khu kinh tế Nason trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa, cơ sở xuất khẩu, chế biến, du lịch, tài chính của Đông Bắc Á, nhằm thu hút ngoại tệ, cứu vãn nền kinh tế đang suy sụp trầm trọng sau cuộc cải cách tiền tệ.
Cải thiện cơ sở hạ tầng
Từ đầu năm nay, Triều Tiên đã đưa ra hàng loạt các biện pháp kinh tế mới gồm nâng cao cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thông qua một vài doanh nghiệp đầu tư và thiết lập đặc khu kinh tế trên toàn quốc.
Nason là khu vực giáp ranh giữa Triều Tiên với Trung Quốc và Nga, được hình thành bởi sự hợp nhất của 2 thành phố biên giới là Najin và Sonbong. Từ tháng 12/1991, Bình Nhưỡng đã chỉ định Nason là đặc khu kinh tế tự do.
Theo luật sửa đổi, quyền quản lý các dự án, hoạt động kinh tế sẽ được chuyển giao từ chính quyền trung ương xuống địa phương. Đồng thời, lĩnh vực xây dựng hạ tầng và công nghệ hiện đại được khuyến khích đầu tư.
Những công ty đầu tư vào các lĩnh vực này được giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp từ 14% xuống còn 10%. Trong đó, điểm đáng chú ý nhất là luật mới cho phép người Triều Tiên ở nước ngoài cũng được hoạt động kinh tế tại khu vực Nason.
Triều Tiên cũng tạo điều kiện mở rộng cảng Najin thuộc thành phố Nason, tỉnh Bắc Hamkyung cho Trung Quốc và Nga. Với vị trí nằm ở khu vực hạ lưu sông Duman, cảng Najin đang đóng vai trò trọng điểm giúp 3 tỉnh phía đông-bắc Trung Quốc, tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang vươn ra khu vực Thái Bình Dương.
Phó bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, Li Loong Si cho biết, Bình Nhưỡng đã gia hạn thêm 10 năm quyền sử dụng bến thứ nhất của cảng Najin cho Trung Quốc, đồng thời trao quyền sử dụng 50 năm bến thứ ba cho Nga.
Phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế cao
Báo "Minju Joson" của Triều Tiên cho biết, chính phủ nước này vừa đưa ra một chương trình phát triển kinh tế sâu rộng nhằm nâng cao mức sống người dân, đồng thời tạo "một động lực mạnh mẽ chưa từng có" cho tăng trưởng kinh tế trong nước, đồng thời tuyên bố năm 2010 sẽ tạo bước đột phá trong cải thiện mức sống của người dân nước này.
Năm 2009, sản lượng công nghiệp của Triều Tiên đã tăng 11% so với năm 2008; ngành than, luyện kim, cơ khí, hoá học, xây dựng, công nghiệp nhẹ và lâm nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, năm vừa qua thực sự là một năm khó khăn đối với kinh tế Triều Tiên.
Nhiều quốc gia đã cắt các khoản viện trợ cho nước này, đồng thời phong toả tài khoản tại các ngân hàng khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm đáng kể. Theo thống kê, trong năm qua kim ngạch thương mại liên Triều giảm 20% so với năm 2008. Đặc biệt mức hỗ trợ giảm 83% từ gần 5,7 triệu USD xuống 1 triệu USD.
Vì vậy, Chính phủ Triều Tiên đặt ra nhiệm vụ trọng tâm của công tác kinh tế năm nay là đưa công nghiệp nhẹ và nông nghiệp trở thành trận tuyến mũi nhọn của toàn bộ nền kinh tế. Chính phủ yêu cầu trong năm 2010, các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ sản xuất vượt kỳ hạn những mặt hàng thiết yếu đảm bảo cho sinh hoạt, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bộ Nông nghiệp phải triệt để thực hiện các phương châm mà Đảng Lao động Triều Tiên đề ra, không ngừng nâng cao năng suất, tăng sản lượng lương thực, phát triển chăn nuôi và các sản phẩm hoa quả.
Từ đầu năm, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên đã quyết định thành lập Ngân hàng Phát triển Quốc gia, chọn tập đoàn đầu tư Triều Tiên Daepoong như cửa ngõ thu hút đầu tư quốc tế vào ngân hàng này. Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng cũng thành lập tập đoàn phát triển đầu tư Pyeonggon. Tập đoàn này có nhiệm vụ tìm kiếm nhà đầu tư cho dự án xây dựng 100 nghìn căn hộ tại Bình Nhưỡng và thu hút đầu tư quốc tế vào các ngành nông nghiệp, chế tạo sản xuất và tài chính của Triều Tiên.
Bình Nhưỡng mong muốn đặc khu kinh tế Nason trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa, cơ sở xuất khẩu, chế biến, du lịch, tài chính của Đông Bắc Á, nhằm thu hút ngoại tệ, cứu vãn nền kinh tế đang suy sụp trầm trọng sau cuộc cải cách tiền tệ.
Cải thiện cơ sở hạ tầng
Từ đầu năm nay, Triều Tiên đã đưa ra hàng loạt các biện pháp kinh tế mới gồm nâng cao cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thông qua một vài doanh nghiệp đầu tư và thiết lập đặc khu kinh tế trên toàn quốc.
Nason là khu vực giáp ranh giữa Triều Tiên với Trung Quốc và Nga, được hình thành bởi sự hợp nhất của 2 thành phố biên giới là Najin và Sonbong. Từ tháng 12/1991, Bình Nhưỡng đã chỉ định Nason là đặc khu kinh tế tự do.
Theo luật sửa đổi, quyền quản lý các dự án, hoạt động kinh tế sẽ được chuyển giao từ chính quyền trung ương xuống địa phương. Đồng thời, lĩnh vực xây dựng hạ tầng và công nghệ hiện đại được khuyến khích đầu tư.
Những công ty đầu tư vào các lĩnh vực này được giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp từ 14% xuống còn 10%. Trong đó, điểm đáng chú ý nhất là luật mới cho phép người Triều Tiên ở nước ngoài cũng được hoạt động kinh tế tại khu vực Nason.
Triều Tiên cũng tạo điều kiện mở rộng cảng Najin thuộc thành phố Nason, tỉnh Bắc Hamkyung cho Trung Quốc và Nga. Với vị trí nằm ở khu vực hạ lưu sông Duman, cảng Najin đang đóng vai trò trọng điểm giúp 3 tỉnh phía đông-bắc Trung Quốc, tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang vươn ra khu vực Thái Bình Dương.
Phó bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, Li Loong Si cho biết, Bình Nhưỡng đã gia hạn thêm 10 năm quyền sử dụng bến thứ nhất của cảng Najin cho Trung Quốc, đồng thời trao quyền sử dụng 50 năm bến thứ ba cho Nga.
Phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế cao
Báo "Minju Joson" của Triều Tiên cho biết, chính phủ nước này vừa đưa ra một chương trình phát triển kinh tế sâu rộng nhằm nâng cao mức sống người dân, đồng thời tạo "một động lực mạnh mẽ chưa từng có" cho tăng trưởng kinh tế trong nước, đồng thời tuyên bố năm 2010 sẽ tạo bước đột phá trong cải thiện mức sống của người dân nước này.
Năm 2009, sản lượng công nghiệp của Triều Tiên đã tăng 11% so với năm 2008; ngành than, luyện kim, cơ khí, hoá học, xây dựng, công nghiệp nhẹ và lâm nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, năm vừa qua thực sự là một năm khó khăn đối với kinh tế Triều Tiên.
Nhiều quốc gia đã cắt các khoản viện trợ cho nước này, đồng thời phong toả tài khoản tại các ngân hàng khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm đáng kể. Theo thống kê, trong năm qua kim ngạch thương mại liên Triều giảm 20% so với năm 2008. Đặc biệt mức hỗ trợ giảm 83% từ gần 5,7 triệu USD xuống 1 triệu USD.
Vì vậy, Chính phủ Triều Tiên đặt ra nhiệm vụ trọng tâm của công tác kinh tế năm nay là đưa công nghiệp nhẹ và nông nghiệp trở thành trận tuyến mũi nhọn của toàn bộ nền kinh tế. Chính phủ yêu cầu trong năm 2010, các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ sản xuất vượt kỳ hạn những mặt hàng thiết yếu đảm bảo cho sinh hoạt, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bộ Nông nghiệp phải triệt để thực hiện các phương châm mà Đảng Lao động Triều Tiên đề ra, không ngừng nâng cao năng suất, tăng sản lượng lương thực, phát triển chăn nuôi và các sản phẩm hoa quả.
Từ đầu năm, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên đã quyết định thành lập Ngân hàng Phát triển Quốc gia, chọn tập đoàn đầu tư Triều Tiên Daepoong như cửa ngõ thu hút đầu tư quốc tế vào ngân hàng này. Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng cũng thành lập tập đoàn phát triển đầu tư Pyeonggon. Tập đoàn này có nhiệm vụ tìm kiếm nhà đầu tư cho dự án xây dựng 100 nghìn căn hộ tại Bình Nhưỡng và thu hút đầu tư quốc tế vào các ngành nông nghiệp, chế tạo sản xuất và tài chính của Triều Tiên.