Triều Tiên không còn là “sa mạc công nghệ thông tin”
Dù chỉ mới có 5% dân số tiếp cận công nghệ thông tin, thì đó cũng đã là một bước tiến lớn ở Triều Tiên
Trả lời hãng tin AP hôm 9/1 tại Bình Nhưỡng, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Bill Richardson nói rằng, ông muốn hối thúc Triều Tiên tạo điều kiện cho người dân dùng điện thoại di động và Internet không hạn chế.
"Người dân Triều Tiên sẽ được lợi nhiều hơn, một khi họ có thêm điện thoại di động và một mạng Internet thông suốt. Đó là thông điệp chúng tôi vừa gửi tới các quan chức ngoại giao, nhà khoa học và quan chức chính phủ", ông Richardson nói với hãng tin AP. Ông cùng Chủ tịch điều hành Google Eric Schmidt đang ở thăm Triều Tiên 4 ngày.
Đối với đại đa số 24 triệu dân Triều Tiên, cuộc cách mạng thông tin toàn cầu có lẽ chưa bao giờ xảy ra, cho dù đó là một sự thực. Ở nước này, ngay cả các máy radio cũng chỉ bắt được những kênh nhà nước, nên việc lên Internet đối với hầu hết dân chúng là chuyện xa vời. Song, Triều Tiên không phải là một sa mạc công nghệ thông tin.
Theo bình luận của hãng thông tấn AFP, mặc dù người dân Triều Tiên sống trong một xã hội bị kiểm soát ngặt nghèo nhất thế giới, nhưng rải rác vẫn thấy những yếu tố công nghệ thông tin trong đời sống hàng ngày. Điện thoại di động đã được ra mắt ở đây vào năm 2008, thông qua một liên doanh với hãng viễn thông Orascom của Ai Cập.
Trước khi có điện thoại di động, một mạng nội bộ (Intranet) đã được mở vào năm 2002 và một số cơ quan chính phủ của nước này cũng đã có trang web riêng. Theo AFP, đó là sự phát triển bình thường đối với bất cứ quốc gia nào còn khó khăn về đầu tư, đó là chưa kể ở Triều Tiên, kinh tế còn chịu ảnh hưởng bởi những vấn đề chính trị.
Do vậy, khoảng 1 triệu thuê bao điện thoại di động của nhà cung cấp hạ tầng duy nhất Koryolink chỉ có thể kết nối đàm thoại với nhau, mà không thể gọi ra nước ngoài. Mạng Intranet hoàn toàn cắt đứt những liên lạc với thế giới bên ngoài, chỉ cho phép một lượng hạn chế người dùng được qua đó trao đổi các thông tin do nhà nước quản lý.
Việc truy cập vào mạng lưới toàn cầu một cách đầy đủ là một thứ gì đó xa xỉ, chỉ có với số ít người, vài trăm hoặc khoảng 1.000 người mà thôi. Còn với 95% dân số Triều Tiên, không có điều nào kể trên là tồn tại. Nhưng cho dù chỉ mới có 5% dân số tiếp cận thông tin, thì đó cũng đã là một bước tiến quan trọng ở quốc gia Đông Bắc Á này.
Chuyên gia về an ninh Triều Tiên Scott Bruce cho rằng, "Triều Tiên đã có một bước chuyển biến cơ bản từ một nước giới hạn tiếp cận công nghệ thông tin để đảm bảo an toàn cho chế độ, sang một quốc gia sẵn sàng sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ, ít nhất là ở tầng lớp được hưởng đặc quyền, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của quốc gia".
Nhận xét trên của ông Bruce được nêu ra trong một bài viết về chính sách gần đây cho Trung tâm nghiên cứu Đông - Tây ở Hawaii. Cuối bài viết, ông kết luận rằng, việc trên đã mở ra một sự chọn lựa mới cho Mỹ trong cam kết với Triều Tiên về công nghệ thông tin và khuyến khích sự phát triển này, nhằm mang lại những thay đổi ở Triều Tiên trong dài hạn.
Trong bài viết mới được VnEconomy đăng tải hôm qua, sinh viên tại trường Đại học Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng đã bước đầu được tiếp cận với Internet và tìm kiếm thông tin qua Google. Việc này được cho phép kể từ khi thư viện điện tử của trường được mở cửa vào tháng 4/2010. Mỗi ngày, thư viện được mở từ 8 giờ sáng cho tới tối.
Một số trường đại học khác của Triều Tiên như trường Đại học Khoa học và Công nghệ Kim Chaek hay Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng cũng bắt đầu cho phép sinh viên được tiếp cận Internet, nhưng họ bị hạn chế bởi những quy định nghiêm mật như chỉ được dùng công cụ này để tìm tài liệu hỗ trợ việc nghiên cứu, học tập.
Thực tế thì những rào cản thông tin ở Triều Tiên vài năm gần đây đã được nơi lỏng khá nhiều. Những chiếc điện thoại di động hàng lậu từ Trung Quốc cho phép người dân liên lạc qua biên giới nhờ kết nối với nhà mạng Trung Quốc và thực hiện những cuộc gọi quốc tế, trong khi các tivi chảo cho phép bắt được các kênh truyền hình ngoại.
Ngoài ra, các đầu đĩa chạy DVD, máy nghe nhạc MP3 và ổ USB flash hàng lậu cũng giúp mang lại cho người dân Triều Tiên từ tin tức cho tới những bộ phim truyền hình dài tập của điện ảnh Hàn Quốc, những thứ vốn không thể chia sẻ trên Internet, cho dù việc truyền bá này mới chỉ giới hạn ở cấp độ từ cá nhân này sang cá nhân khác mà thôi.
Theo một nghiên cứu gần đây của tổ chức tư vấn Intermedia, “hiện người dân Triều Tiên đang hiểu biết hơn về thế giới bên ngoài, nhiều hơn bất cứ giai đoạn nào kể từ khi thành lập nước”.
"Người dân Triều Tiên sẽ được lợi nhiều hơn, một khi họ có thêm điện thoại di động và một mạng Internet thông suốt. Đó là thông điệp chúng tôi vừa gửi tới các quan chức ngoại giao, nhà khoa học và quan chức chính phủ", ông Richardson nói với hãng tin AP. Ông cùng Chủ tịch điều hành Google Eric Schmidt đang ở thăm Triều Tiên 4 ngày.
Đối với đại đa số 24 triệu dân Triều Tiên, cuộc cách mạng thông tin toàn cầu có lẽ chưa bao giờ xảy ra, cho dù đó là một sự thực. Ở nước này, ngay cả các máy radio cũng chỉ bắt được những kênh nhà nước, nên việc lên Internet đối với hầu hết dân chúng là chuyện xa vời. Song, Triều Tiên không phải là một sa mạc công nghệ thông tin.
Theo bình luận của hãng thông tấn AFP, mặc dù người dân Triều Tiên sống trong một xã hội bị kiểm soát ngặt nghèo nhất thế giới, nhưng rải rác vẫn thấy những yếu tố công nghệ thông tin trong đời sống hàng ngày. Điện thoại di động đã được ra mắt ở đây vào năm 2008, thông qua một liên doanh với hãng viễn thông Orascom của Ai Cập.
Trước khi có điện thoại di động, một mạng nội bộ (Intranet) đã được mở vào năm 2002 và một số cơ quan chính phủ của nước này cũng đã có trang web riêng. Theo AFP, đó là sự phát triển bình thường đối với bất cứ quốc gia nào còn khó khăn về đầu tư, đó là chưa kể ở Triều Tiên, kinh tế còn chịu ảnh hưởng bởi những vấn đề chính trị.
Do vậy, khoảng 1 triệu thuê bao điện thoại di động của nhà cung cấp hạ tầng duy nhất Koryolink chỉ có thể kết nối đàm thoại với nhau, mà không thể gọi ra nước ngoài. Mạng Intranet hoàn toàn cắt đứt những liên lạc với thế giới bên ngoài, chỉ cho phép một lượng hạn chế người dùng được qua đó trao đổi các thông tin do nhà nước quản lý.
Việc truy cập vào mạng lưới toàn cầu một cách đầy đủ là một thứ gì đó xa xỉ, chỉ có với số ít người, vài trăm hoặc khoảng 1.000 người mà thôi. Còn với 95% dân số Triều Tiên, không có điều nào kể trên là tồn tại. Nhưng cho dù chỉ mới có 5% dân số tiếp cận thông tin, thì đó cũng đã là một bước tiến quan trọng ở quốc gia Đông Bắc Á này.
Chuyên gia về an ninh Triều Tiên Scott Bruce cho rằng, "Triều Tiên đã có một bước chuyển biến cơ bản từ một nước giới hạn tiếp cận công nghệ thông tin để đảm bảo an toàn cho chế độ, sang một quốc gia sẵn sàng sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ, ít nhất là ở tầng lớp được hưởng đặc quyền, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của quốc gia".
Nhận xét trên của ông Bruce được nêu ra trong một bài viết về chính sách gần đây cho Trung tâm nghiên cứu Đông - Tây ở Hawaii. Cuối bài viết, ông kết luận rằng, việc trên đã mở ra một sự chọn lựa mới cho Mỹ trong cam kết với Triều Tiên về công nghệ thông tin và khuyến khích sự phát triển này, nhằm mang lại những thay đổi ở Triều Tiên trong dài hạn.
Trong bài viết mới được VnEconomy đăng tải hôm qua, sinh viên tại trường Đại học Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng đã bước đầu được tiếp cận với Internet và tìm kiếm thông tin qua Google. Việc này được cho phép kể từ khi thư viện điện tử của trường được mở cửa vào tháng 4/2010. Mỗi ngày, thư viện được mở từ 8 giờ sáng cho tới tối.
Một số trường đại học khác của Triều Tiên như trường Đại học Khoa học và Công nghệ Kim Chaek hay Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng cũng bắt đầu cho phép sinh viên được tiếp cận Internet, nhưng họ bị hạn chế bởi những quy định nghiêm mật như chỉ được dùng công cụ này để tìm tài liệu hỗ trợ việc nghiên cứu, học tập.
Thực tế thì những rào cản thông tin ở Triều Tiên vài năm gần đây đã được nơi lỏng khá nhiều. Những chiếc điện thoại di động hàng lậu từ Trung Quốc cho phép người dân liên lạc qua biên giới nhờ kết nối với nhà mạng Trung Quốc và thực hiện những cuộc gọi quốc tế, trong khi các tivi chảo cho phép bắt được các kênh truyền hình ngoại.
Ngoài ra, các đầu đĩa chạy DVD, máy nghe nhạc MP3 và ổ USB flash hàng lậu cũng giúp mang lại cho người dân Triều Tiên từ tin tức cho tới những bộ phim truyền hình dài tập của điện ảnh Hàn Quốc, những thứ vốn không thể chia sẻ trên Internet, cho dù việc truyền bá này mới chỉ giới hạn ở cấp độ từ cá nhân này sang cá nhân khác mà thôi.
Theo một nghiên cứu gần đây của tổ chức tư vấn Intermedia, “hiện người dân Triều Tiên đang hiểu biết hơn về thế giới bên ngoài, nhiều hơn bất cứ giai đoạn nào kể từ khi thành lập nước”.