Trò chuyện với Bill Clinton và Alan Greenspan
Ghi nhận của nhà báo Kim Hạnh - vừa trở về từ Diễn đàn CEO - CIO hàng đầu thế giới tại Hoa Kỳ
Ghi nhận của nhà báo Kim Hạnh - vừa trở về từ Diễn đàn CEO - CIO hàng đầu thế giới tại Hoa Kỳ.
Ông cựu Tổng thống lang thang đi đâu mà những đại biểu Việt Nam có thể trò chuyện? Ông đến dự một cuộc hội thảo doanh nhân toàn cầu.
Những người am hiểu mức giá mời ông diễn thuyết (công bố trên mạng) và biết tổng số tiền ông tích luỹ được (cũng đã được công khai) nhờ những cuộc nói chuyện, cũng biết rằng ông chỉ đến với những chương trình nào đủ sức mời ông và ông thấy thích đến.
Một diễn đàn mới lạ
Một trong những chương trình đó là CEO-CIO Cisco leadership council 2007, tổ chức tại South Carolina (Hoa Kỳ) từ 28 – 30/3/2007. Gọi là diễn đàn của những doanh nhân lãnh đạo các tập đoàn toàn cầu song chủ yếu ở Bắc Mỹ, châu Mỹ và châu Âu. Châu Á thấy có vài đại diện của hai nền kinh tế đang nổi là Ấn Độ và Trung Quốc và đại diện của một nền kinh tế đang được chú ý (không thấy người ta gọi là mới nổi) là Việt Nam.
Diễn đàn này được tổ chức hai năm một lần, nay là lần thứ ba. Nó nằm trong “hệ” những diễn đàn hẹp, chỉ diễn ra nội bộ những nhà quản lý chuyên nghiệp các đại gia thế giới như cách mà Hewlett Packard hay tạp chí Fortune cũng đã tổ chức.
Diễn đàn này, chỉ riêng hình thức cũng đã nói được khá nhiều nội dung. Một tháng trước hội nghị, cứ vài ba ngày, khách mời được người chủ trì cập nhật thông tin qua thư bưu chính phát nhanh (không phải qua email). Tài liệu phát tại hội nghị cực đẹp và trang trọng nhưng tối giản, chỉ có tóm lược các nội dung thảo luận và giới thiệu chân dung những người dự. Cấm ghi âm và chụp ảnh, cấm người ngoài và nhà báo. Phòng họp như một phim trường với toàn bộ dàn đèn trần toả sáng cho đến từng góc xa nhất và ba hệ thống âm thanh, toàn bộ thiết bị, nổi bật nhất là hai chiếc đồng hồ điện tử báo và nhắc giờ đến từng giây.
Tôi mang theo mấy ký lô tài liệu, “âm mưu” quảng bá tối đa cho Việt Nam. Hỏi người tổ chức, người ta nhẹ nhàng: Ở đây, chắc là những tháp Eiffel cũng không cần tự giới thiệu mình với những Vạn lý trường thành đâu. Nên đành mang tài liệu về. Tại sao mời Việt Nam giữa những đại thụ này? Cười, “chúng tôi biết đang có sự chú ý tích cực và đặc biệt đến Việt Nam mà chưa biết có thể mời công ty nào, nên quyết định mời nhân vật đã có quá trình “bán” Việt Nam với thế giới hiệu quả và tích cực nhất theo chỗ chúng tôi biết là bà Tôn Nữ Thị Ninh”. Mỗi đơn vị được dự tối đa hai người, một CEO và một CIO, thế là ngoài một diễn giả chuyên nghiệp về Việt Nam thì tôi, một nhà báo và là nhà xúc tiến, được mời.
Những doanh nhân số một của thế giới (CEO của CitiGroup, GE, DHL, Accenture, Metro, SHELL, NASDAQ, KPMG…), thấy họ chẳng mang tài liệu, laptop, mobile, không gì hết. Chỉ có cái đầu. Hội nghị không có diễn văn khai mạc, chỉ có những cuộc thảo luận nhóm (panel discussion) theo từng chủ đề mà mỗi người thuyết trình chỉ có tối đa 10 phút. Được nói dài nhất có lẽ chỉ có hai vị khách đặc biệt: Bill Clinton và Alan Greenspan, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
Tôi cứ tự hỏi vì sao họ phải đến đây, ai điều khiển được họ đến đây và lợi ích của họ ở đây là gì trong suốt mấy ngày hội nghị. Đến gần kết thúc thì tôi hiểu: chẳng có ai nói lý thuyết suông ở đây, những người hành động thực tiễn trao đổi những kinh nghiệm thực và tự tìm giải pháp và cùng nhau vạch hướng để… lái nền kinh tế thế giới. Họ đang sống và điều khiển kinh doanh trong không gian rộng nhưng đậm đặc các yếu tố phức tạp được chọn lọc, tập hợp khá đầy đủ tại diễn đàn này, vì vậy họ không thể tự để bị rơi ra ngoài, họ phải luôn đứng bên trong, am hiểu, góp sức thay đổi nó, cùng điều khiển nó.
Hai vấn đề chi phối xuyên suốt các đề tài thảo luận là: công việc của các CEO - trong tình hình toàn cầu hoá biến động từng ngày - sẽ thay đổi như thế nào? Kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin sẽ trợ giúp nâng chất lượng quản lý đến đâu? Bản đồ của quá trình phát triển về quản trị doanh nghiệp được vẽ khá rõ và tôi hình dung rõ dần dần, trên bản đồ quản trị của thế giới, Việt Nam mình đang đứng ở đâu, nên xem xét những phương hướng phát triển nào, nên chọn lựa hướng phát triển quản lý nào?...
Vị khách đặc biệt Bill Clinton nói gì?
Vẫn phong độ, lịch lãm, Bill gầy đi một chút. Hình như trầm tư hơn, ít sôi nổi hơn. Nhưng khi được hỏi nghĩ gì về Việt Nam hiện nay thì rất cao hứng: “Tôi luôn nhớ lúc đi bộ trên bờ hồ Hoàn Kiếm, hàng trăm người chào tôi, có người nói “welcome back” khiến tôi rất cảm động. Điều tôi hãnh diện nhất trong hai nhiệm kỳ tổng thống là bình thường hoá quan hệ với Việt Nam và ký được hiệp định thương mại song phương với Việt Nam. Tôi nói với người Mỹ, Việt Nam đã hợp tác tuyệt vời với chúng ta trong nhiều việc trong khi không nên quên là họ còn tới 300.000 người mất tích trong chiến tranh. Điều tôi rất ấn tượng về người dân Việt Nam là họ đã bỏ qua cho Hoa Kỳ sau những vấn đề xảy ra giữa hai nước”.
Khi bà Tôn Nữ Thị Ninh hỏi về “Vai trò ngày càng nổi bật của châu Á về kinh tế, trung tâm kinh tế đang ngày càng được dịch chuyển về châu Á và người châu Á đang ngày càng nhận thức rõ hơn về bản sắc của mình, hình thành rất rõ niềm tự hào châu Á thì Mỹ nhìn nhận xu thế đó như thế nào, Mỹ sẽ làm gì?”, ông trả lời ngay: “Không phải làm gì cả. Điều đó là tự nhiên và không thể tránh khỏi. Họ chịu khó lao động, thông minh, đặc biệt như người Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam nữa, Mỹ phải hoan nghênh họ mới phải. Việt Nam, trong quá khứ là cựu thù nhưng tôi nghĩ, trong tương lai, trong những bối cảnh đặc biệt nào đó của châu Á, lại có thể là bạn tốt (cười) có khi là loại tốt nhất của Hoa Kỳ trong khu vực”.
Về Trung Quốc. “Chu Dung Cơ là một thiên tài về kinh tế. Ông là bạn tôi và giờ đây chúng tôi vẫn là bạn quý của nhau. Nhờ lớp lãnh đạo đó mà Trung Quốc có vai trò tích cực trong hội nhập. Với êkip mới, họ trẻ hơn, tư duy mới hơn nhưng cũng thỉnh thoảng trấn an thế hệ đàn anh là không đi nhanh lắm đâu. Gần đây họ có thái độ trách nhiệm hơn trong tham gia Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, lực lượng gìn giữ hoà bình, ngay cả cũng có thái độ cởi mở hơn với những người có HIV, như việc ông Ôn Gia Bảo vào bệnh viện thăm người có HIV giai đoạn cuối”.
Ông trình bày khá đầy đủ về các hoạt động đa dạng của quỹ Clinton với thông điệp nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của doanh nhân. Trả lời câu hỏi ông làm cố vấn cho vợ khi tranh cử như thế nào, ông cười cởi mở và thẳng thắn: “Ôi, tôi rất thích làm tổng thống và tôi tận hưởng thời gian tám năm làm tổng thống, nếu hiến pháp mà không quy định chỉ được làm hai nhiệm kỳ thì tôi còn tìm cách tiếp tục nữa. Vì thế, khi nhiệm kỳ 2 kết thúc, tôi biết là mình phải tìm cái gì mới và thật là có ý nghĩa để làm, thế là tôi lao vào công việc của quỹ Clinton. Như vậy, tôi cố để làm cố vấn một cách vô tư, hiệu quả…”.
Tại cuộc gặp gỡ, ông dành những giây phút quan tâm đặc biệt để trò chuyện với các đại biểu châu Á. Con trai của cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ - Levin Zhu - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Tài chính Quốc tế Trung Quốc (CICC), từ ngày đầu dự hội nghị luôn tỏ ra lạnh và thận trọng cho đến tối ngày thứ hai Bill Clinton đến vẫn thế, Levin không đến chào Bill trước khi ông tìm ra mình. Chính Bill Clinton đến quàng vai Levin và mời những người bạn Trung Quốc và Việt Nam chụp ảnh lưu niệm.
Ông già 80 đấu trí với những cái đầu kinh doanh số 1
Alan Greenspan năm nay 80 tuổi và mới vừa về hưu năm ngoái. Ông thống lĩnh tài chính Hoa Kỳ, một nước có GDP chiếm hơn 30% của toàn thế giới, trong 18 năm liền. Ông thắt cà vạt đỏ và được chào đón ưu ái. Nhưng lâm trận, vào ghế, ông chạm ngay câu hỏi thẳng thừng của một nữ giám đốc nghe cứ như búa tạ. “Thưa ngài, ngài tiên đoán, kinh tế Hoa Kỳ sẽ suy thoái mà hình như là không phải. Ngài nghĩ gì về tuyên bố của mình?”.
Trả lời, rõ ràng. “Tôi đã sai (I’m failed). Nhưng cần xem xét bối cảnh tiên đoán ấy của tôi, các nhà báo dựa trên đó mà “đồ” lên nhiều quá đấy (cười). Có phần của các nhà báo nữa…”.
Ông phân tích chung quanh hai yếu tố lớn nhất chi phối tài chính thế giới là: việc chấm dứt chiến tranh lạnh (có thêm một tỉ người gia nhập thị trường thế giới) và toàn cầu hoá. Phân tích của Alan Greenspan đi sâu vào điểm mạnh của nền kinh tế Mỹ trong việc hướng tiền tiết kiệm của dân vào hướng đầu tư hiệu quả, về tình hình chi phí y tế quá cao tại Mỹ, về tỷ giá nhân dân tệ và đồng USD.
Một số ý kiến vẫn cho rằng, nhận định của ông về suy thoái kinh tế vào ngày 26/2/2007, kèm với giá chứng khoán ở thị trường Thượng Hải sụt mạnh đã khiến thị trường chao đảo… Alan vẫn khẳng định, thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ là nghiêm trọng và tính tuỳ thuộc lẫn nhau của kinh tế toàn cầu ngày càng tăng mạnh, đặc biệt ngày càng phải chú trọng hơn tới các hiểm hoạ kinh tế toàn cầu.
Trả lời câu hỏi về thị trường chứng khoán Việt Nam, Alan thản nhiên. “Tôi theo dõi và nắm rất rõ diễn biến thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Theo tôi, chẳng phải can thiệp gì cả, vì hiện nó vẫn quá nhỏ để ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Rồi nó sẽ tự điều chỉnh thôi!”.
Ông già tám mươi mà cực kỳ thông tuệ và sắc sảo. Ông vẫn thao thao bất tuyệt với những lãi suất, suy thoái, chu kỳ và khi hết giờ ông nhẹ nhàng, “tôi rất sẵn sàng chụp ảnh với các bạn nhưng tôi sợ đèn flash lắm nhé…”. Vậy mà khi một ánh đèn chớp lên chụp ảnh ông đang trò chuyện với vị nữ đại biểu Việt Nam, ông tươi cười…
Ông cựu Tổng thống lang thang đi đâu mà những đại biểu Việt Nam có thể trò chuyện? Ông đến dự một cuộc hội thảo doanh nhân toàn cầu.
Những người am hiểu mức giá mời ông diễn thuyết (công bố trên mạng) và biết tổng số tiền ông tích luỹ được (cũng đã được công khai) nhờ những cuộc nói chuyện, cũng biết rằng ông chỉ đến với những chương trình nào đủ sức mời ông và ông thấy thích đến.
Một diễn đàn mới lạ
Một trong những chương trình đó là CEO-CIO Cisco leadership council 2007, tổ chức tại South Carolina (Hoa Kỳ) từ 28 – 30/3/2007. Gọi là diễn đàn của những doanh nhân lãnh đạo các tập đoàn toàn cầu song chủ yếu ở Bắc Mỹ, châu Mỹ và châu Âu. Châu Á thấy có vài đại diện của hai nền kinh tế đang nổi là Ấn Độ và Trung Quốc và đại diện của một nền kinh tế đang được chú ý (không thấy người ta gọi là mới nổi) là Việt Nam.
Diễn đàn này được tổ chức hai năm một lần, nay là lần thứ ba. Nó nằm trong “hệ” những diễn đàn hẹp, chỉ diễn ra nội bộ những nhà quản lý chuyên nghiệp các đại gia thế giới như cách mà Hewlett Packard hay tạp chí Fortune cũng đã tổ chức.
Diễn đàn này, chỉ riêng hình thức cũng đã nói được khá nhiều nội dung. Một tháng trước hội nghị, cứ vài ba ngày, khách mời được người chủ trì cập nhật thông tin qua thư bưu chính phát nhanh (không phải qua email). Tài liệu phát tại hội nghị cực đẹp và trang trọng nhưng tối giản, chỉ có tóm lược các nội dung thảo luận và giới thiệu chân dung những người dự. Cấm ghi âm và chụp ảnh, cấm người ngoài và nhà báo. Phòng họp như một phim trường với toàn bộ dàn đèn trần toả sáng cho đến từng góc xa nhất và ba hệ thống âm thanh, toàn bộ thiết bị, nổi bật nhất là hai chiếc đồng hồ điện tử báo và nhắc giờ đến từng giây.
Tôi mang theo mấy ký lô tài liệu, “âm mưu” quảng bá tối đa cho Việt Nam. Hỏi người tổ chức, người ta nhẹ nhàng: Ở đây, chắc là những tháp Eiffel cũng không cần tự giới thiệu mình với những Vạn lý trường thành đâu. Nên đành mang tài liệu về. Tại sao mời Việt Nam giữa những đại thụ này? Cười, “chúng tôi biết đang có sự chú ý tích cực và đặc biệt đến Việt Nam mà chưa biết có thể mời công ty nào, nên quyết định mời nhân vật đã có quá trình “bán” Việt Nam với thế giới hiệu quả và tích cực nhất theo chỗ chúng tôi biết là bà Tôn Nữ Thị Ninh”. Mỗi đơn vị được dự tối đa hai người, một CEO và một CIO, thế là ngoài một diễn giả chuyên nghiệp về Việt Nam thì tôi, một nhà báo và là nhà xúc tiến, được mời.
Những doanh nhân số một của thế giới (CEO của CitiGroup, GE, DHL, Accenture, Metro, SHELL, NASDAQ, KPMG…), thấy họ chẳng mang tài liệu, laptop, mobile, không gì hết. Chỉ có cái đầu. Hội nghị không có diễn văn khai mạc, chỉ có những cuộc thảo luận nhóm (panel discussion) theo từng chủ đề mà mỗi người thuyết trình chỉ có tối đa 10 phút. Được nói dài nhất có lẽ chỉ có hai vị khách đặc biệt: Bill Clinton và Alan Greenspan, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
Tôi cứ tự hỏi vì sao họ phải đến đây, ai điều khiển được họ đến đây và lợi ích của họ ở đây là gì trong suốt mấy ngày hội nghị. Đến gần kết thúc thì tôi hiểu: chẳng có ai nói lý thuyết suông ở đây, những người hành động thực tiễn trao đổi những kinh nghiệm thực và tự tìm giải pháp và cùng nhau vạch hướng để… lái nền kinh tế thế giới. Họ đang sống và điều khiển kinh doanh trong không gian rộng nhưng đậm đặc các yếu tố phức tạp được chọn lọc, tập hợp khá đầy đủ tại diễn đàn này, vì vậy họ không thể tự để bị rơi ra ngoài, họ phải luôn đứng bên trong, am hiểu, góp sức thay đổi nó, cùng điều khiển nó.
Hai vấn đề chi phối xuyên suốt các đề tài thảo luận là: công việc của các CEO - trong tình hình toàn cầu hoá biến động từng ngày - sẽ thay đổi như thế nào? Kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin sẽ trợ giúp nâng chất lượng quản lý đến đâu? Bản đồ của quá trình phát triển về quản trị doanh nghiệp được vẽ khá rõ và tôi hình dung rõ dần dần, trên bản đồ quản trị của thế giới, Việt Nam mình đang đứng ở đâu, nên xem xét những phương hướng phát triển nào, nên chọn lựa hướng phát triển quản lý nào?...
Vị khách đặc biệt Bill Clinton nói gì?
Vẫn phong độ, lịch lãm, Bill gầy đi một chút. Hình như trầm tư hơn, ít sôi nổi hơn. Nhưng khi được hỏi nghĩ gì về Việt Nam hiện nay thì rất cao hứng: “Tôi luôn nhớ lúc đi bộ trên bờ hồ Hoàn Kiếm, hàng trăm người chào tôi, có người nói “welcome back” khiến tôi rất cảm động. Điều tôi hãnh diện nhất trong hai nhiệm kỳ tổng thống là bình thường hoá quan hệ với Việt Nam và ký được hiệp định thương mại song phương với Việt Nam. Tôi nói với người Mỹ, Việt Nam đã hợp tác tuyệt vời với chúng ta trong nhiều việc trong khi không nên quên là họ còn tới 300.000 người mất tích trong chiến tranh. Điều tôi rất ấn tượng về người dân Việt Nam là họ đã bỏ qua cho Hoa Kỳ sau những vấn đề xảy ra giữa hai nước”.
Khi bà Tôn Nữ Thị Ninh hỏi về “Vai trò ngày càng nổi bật của châu Á về kinh tế, trung tâm kinh tế đang ngày càng được dịch chuyển về châu Á và người châu Á đang ngày càng nhận thức rõ hơn về bản sắc của mình, hình thành rất rõ niềm tự hào châu Á thì Mỹ nhìn nhận xu thế đó như thế nào, Mỹ sẽ làm gì?”, ông trả lời ngay: “Không phải làm gì cả. Điều đó là tự nhiên và không thể tránh khỏi. Họ chịu khó lao động, thông minh, đặc biệt như người Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam nữa, Mỹ phải hoan nghênh họ mới phải. Việt Nam, trong quá khứ là cựu thù nhưng tôi nghĩ, trong tương lai, trong những bối cảnh đặc biệt nào đó của châu Á, lại có thể là bạn tốt (cười) có khi là loại tốt nhất của Hoa Kỳ trong khu vực”.
Về Trung Quốc. “Chu Dung Cơ là một thiên tài về kinh tế. Ông là bạn tôi và giờ đây chúng tôi vẫn là bạn quý của nhau. Nhờ lớp lãnh đạo đó mà Trung Quốc có vai trò tích cực trong hội nhập. Với êkip mới, họ trẻ hơn, tư duy mới hơn nhưng cũng thỉnh thoảng trấn an thế hệ đàn anh là không đi nhanh lắm đâu. Gần đây họ có thái độ trách nhiệm hơn trong tham gia Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, lực lượng gìn giữ hoà bình, ngay cả cũng có thái độ cởi mở hơn với những người có HIV, như việc ông Ôn Gia Bảo vào bệnh viện thăm người có HIV giai đoạn cuối”.
Ông trình bày khá đầy đủ về các hoạt động đa dạng của quỹ Clinton với thông điệp nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của doanh nhân. Trả lời câu hỏi ông làm cố vấn cho vợ khi tranh cử như thế nào, ông cười cởi mở và thẳng thắn: “Ôi, tôi rất thích làm tổng thống và tôi tận hưởng thời gian tám năm làm tổng thống, nếu hiến pháp mà không quy định chỉ được làm hai nhiệm kỳ thì tôi còn tìm cách tiếp tục nữa. Vì thế, khi nhiệm kỳ 2 kết thúc, tôi biết là mình phải tìm cái gì mới và thật là có ý nghĩa để làm, thế là tôi lao vào công việc của quỹ Clinton. Như vậy, tôi cố để làm cố vấn một cách vô tư, hiệu quả…”.
Tại cuộc gặp gỡ, ông dành những giây phút quan tâm đặc biệt để trò chuyện với các đại biểu châu Á. Con trai của cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ - Levin Zhu - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Tài chính Quốc tế Trung Quốc (CICC), từ ngày đầu dự hội nghị luôn tỏ ra lạnh và thận trọng cho đến tối ngày thứ hai Bill Clinton đến vẫn thế, Levin không đến chào Bill trước khi ông tìm ra mình. Chính Bill Clinton đến quàng vai Levin và mời những người bạn Trung Quốc và Việt Nam chụp ảnh lưu niệm.
Ông già 80 đấu trí với những cái đầu kinh doanh số 1
Alan Greenspan năm nay 80 tuổi và mới vừa về hưu năm ngoái. Ông thống lĩnh tài chính Hoa Kỳ, một nước có GDP chiếm hơn 30% của toàn thế giới, trong 18 năm liền. Ông thắt cà vạt đỏ và được chào đón ưu ái. Nhưng lâm trận, vào ghế, ông chạm ngay câu hỏi thẳng thừng của một nữ giám đốc nghe cứ như búa tạ. “Thưa ngài, ngài tiên đoán, kinh tế Hoa Kỳ sẽ suy thoái mà hình như là không phải. Ngài nghĩ gì về tuyên bố của mình?”.
Trả lời, rõ ràng. “Tôi đã sai (I’m failed). Nhưng cần xem xét bối cảnh tiên đoán ấy của tôi, các nhà báo dựa trên đó mà “đồ” lên nhiều quá đấy (cười). Có phần của các nhà báo nữa…”.
Ông phân tích chung quanh hai yếu tố lớn nhất chi phối tài chính thế giới là: việc chấm dứt chiến tranh lạnh (có thêm một tỉ người gia nhập thị trường thế giới) và toàn cầu hoá. Phân tích của Alan Greenspan đi sâu vào điểm mạnh của nền kinh tế Mỹ trong việc hướng tiền tiết kiệm của dân vào hướng đầu tư hiệu quả, về tình hình chi phí y tế quá cao tại Mỹ, về tỷ giá nhân dân tệ và đồng USD.
Một số ý kiến vẫn cho rằng, nhận định của ông về suy thoái kinh tế vào ngày 26/2/2007, kèm với giá chứng khoán ở thị trường Thượng Hải sụt mạnh đã khiến thị trường chao đảo… Alan vẫn khẳng định, thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ là nghiêm trọng và tính tuỳ thuộc lẫn nhau của kinh tế toàn cầu ngày càng tăng mạnh, đặc biệt ngày càng phải chú trọng hơn tới các hiểm hoạ kinh tế toàn cầu.
Trả lời câu hỏi về thị trường chứng khoán Việt Nam, Alan thản nhiên. “Tôi theo dõi và nắm rất rõ diễn biến thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Theo tôi, chẳng phải can thiệp gì cả, vì hiện nó vẫn quá nhỏ để ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Rồi nó sẽ tự điều chỉnh thôi!”.
Ông già tám mươi mà cực kỳ thông tuệ và sắc sảo. Ông vẫn thao thao bất tuyệt với những lãi suất, suy thoái, chu kỳ và khi hết giờ ông nhẹ nhàng, “tôi rất sẵn sàng chụp ảnh với các bạn nhưng tôi sợ đèn flash lắm nhé…”. Vậy mà khi một ánh đèn chớp lên chụp ảnh ông đang trò chuyện với vị nữ đại biểu Việt Nam, ông tươi cười…