Trộm cắp hàng hoá hoành hành ở nhiều cảng biển
Tình trạng trộm cắp hàng nhập khẩu diễn ra trong nhiều năm nay lại đang bùng phát trở lại
“Khi nhân viên của tôi tới xe đòi kiểm tra, chúng đã rút kiếm chĩa vào ngực đe doạ. Bản thân tôi, cũng nhận được điện thoại doạ giết nếu can thiệp vào việc làm ăn của chúng”.
Phát biểu trên của một doanh nghiệp cho thấy nạn trộm cắp tải trọng hàng hoá ở các cảng biển đang hết sức phức tạp
Theo lời của đại diện nhiều hãng bảo hiểm tại Hà Nội, Hải Phòng và Tp.HCM, tình trạng trộm cắp hàng nhập khẩu diễn ra trong nhiều năm nay lại đang bùng phát trở lại, đặc biệt là ở cảng Cái Lân (Quảng Ninh).
Ăn cắp trắng trợn
Gần đây nhất, chiếc tàu mang tên Royal Crystal chở 18.400 tấn khô đậu tương cập cảng Cái Lân ngày 29/2/2008, hiện vẫn đang trong giai đoạn bốc dỡ hàng đã thực sự trở thành nỗi kinh hoàng của các hãng bảo hiểm. Theo lời của một cán bộ của một công ty bảo hiểm, những kẻ trộm cắp lại chính là lái xe mà nhiều chủ hàng thuê để chuyên chở hàng hoá từ cảng về các kho hàng của các công ty ở Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội…
Thủ đoạn là trước khi các xe ô tô chở hàng đi vào trạm cân, chúng tổ chức cho 5 – 6 thậm chí đến 9 người ngồi trên xe đồng thời xếp đá, phuy nước hoặc các vật nặng khác lên xe để lấy tải trọng cao (người ta đã gọi việc này là “làm bì”). Rồi sau đó, các xe vào cân, lấy hàng, những người ngồi trên xe lại chạy sang xe khác, đồ vật vứt đi… để xe lấy hàng và sau khi lấy hàng rồi, chúng đã gian lận được số tải trọng tăng thêm đó.
Trong khi đó, những người như bảo vệ cảng, đại diện công ty giám sát cũng nhắm mắt làm ngơ. “Với mỗi xe lấy hàng, chúng có thể ăn cắp được từ vài chục đến vài trăm ký nên một tàu hàng như thế này, tổn thất có thể lên tới 3 – 4%. Có những chuyến hàng lớn, trị giá mất mát có thể tính đến 4 – 5 tỉ đồng. Do các chủ hàng đều đã mua bảo hiểm nên họ không phải chịu thiệt hại và phần đó, do các công ty bảo hiểm phải bồi thường. Do đó, các công ty bảo hiểm đều bị thua lỗ rất nặng”, đại diện một công ty bảo hiểm nói.
Anh này cho biết, khi cử người đến kiểm tra các xe, lập tức người của anh bị những người lái xe rút kiếm chĩa vào người đe doạ và bản thân anh trong ngày 4.3 đã nhận được những cú điện thoại đe doạ giết chết nếu can thiệp, không để chúng “làm ăn”.
Ngay trong ngày 4/3, Công ty Cổ phần Bảo Minh và công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng đã có công văn khẩn cấp gửi ban lãnh đạo cảng Cái Lân thông báo về tình trạng trên. Bảo Minh nêu rõ: “Các lái xe xấu đã lợi dụng tình hình an ninh không đảm bảo, cản trở việc kiểm tra các xe vào lấy hàng, cân hàng, đe doạ nhân viên nhận hàng, nhân viên giám sát hàng để ăn cắp” và đề nghị lãnh đạo cảng Cái Lân phải có biện pháp đảm bảo an ninh.
Phía Công ty Bảo hiểm Nhà Rồng cũng yêu cầu: “Nếu sự việc trên vẫn tiếp diễn, chúng tôi sẽ từ chối bảo hiểm cho các lô hàng tiếp theo”.
Công ty bảo hiểm phải... bỏ chạy
Theo ông Lê Minh Hoàng, Phó giám đốc phụ trách bảo hiểm hàng hải của Bảo Minh, cho biết, các chuyến hàng vào các cảng Cái Lân của Bảo Minh trong năm 2007 đã bị tổn thất nhiều nhưng chuyến hàng này thì đặc biệt nghiêm trọng. Ông Hoàng cho rằng, có khả năng có sự tiếp tay của một số nhân viên của cảng này với những nhóm người xấu để ăn cắp hàng.
Trưởng phòng bảo hiểm hàng hải của Bảo Việt Hải Phòng, ông Hoàng Văn Hiệp cho biết, tình trạng trên đã kéo dài rất nhiều năm nay nhưng gần đây lại bùng phát. Tuy nhiên, nạn trộm cắp ở cảng Hải Phòng có phần đỡ hơn so với ở cảng Cái Lân do cảng này cũng đã có một số biện pháp đảm bảo an ninh.
Theo ông Hiệp: “Có một kẽ hở rất lớn dẫn đến việc kẻ xấu lợi dụng là trong việc nhập hàng, hiện nay vẫn sử dụng cách cân trọng tải tàu vào cảng bằng cách đo mớn nước và do đó có độ dung sai. Cảng luôn dựa trên quy định là nhận thế nào, giao thế ấy và không chịu trách nhiệm về sự chênh lệch trọng tải hàng hoá giữa việc đo mớn nước và giao qua cân nên từ đây phát sinh tiêu cực”.
Đã có những hãng bảo hiểm phải bỏ cuộc, không tham gia loại hình dịch vụ bảo hiểm này mà đáng chú ý nhất là tập đoàn Bảo Việt. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Kinh doanh bảo hiểm hàng hoá của Tập đoàn Bảo Việt cho biết, Bảo Việt đã bỏ 2 năm nay không làm và trong tháng 1/2008, mới nhận bảo hiểm cho một chuyến hàng nhập ngô hạt của Công ty Nông sản Bắc Ninh nhưng cũng lại bị lỗ 350 triệu đồng do tổn thất lên tới 1,5% trong khi thu phí được 0,9%.
Ông Tùng cho biết, nạn mất cắp cũng xảy ra ở nhiều cảng trong Sài Gòn và cả miền Trung. Ví dụ như Bảo Việt, năm 2007 bị mất cắp một lượng thép trị giá 80.000 USD tại cảng Sài Gòn và do tích cực yêu cầu chủ tàu bồi thường nếu không sẽ kiện ra toà nên chủ tàu cùng đã trả lại một phần. Và từ đầu tháng 1/2008 đến nay, Bảo Việt cũng phải bồi thường một số chuyến hàng khác tại cảng Quy Nhơn, Sài Gòn...
Sau mấy vụ này, Bảo Việt tiếp tục tạm ngừng dịch vụ bảo hiểm này.
Sao công an chưa vào cuộc?
Theo ông Tùng, mặc dù biết là lỗ, nhưng một số hãng bảo hiểm vẫn phải tiến hành dịch vụ này do sức ép về doanh thu.
Ông Hoàng Văn Hiệp, Bảo Việt Hải Phòng lại cho rằng, đó là do cùng một khách hàng nhưng bảo hiểm có thể cùng lúc triển khai nhiều dịch vụ bảo hiểm khác nên lấy cái nọ, bù cái kia. Còn nguyên nhân vì sao các công ty bảo hiểm có tố giác nhưng công an chưa vào cuộc, theo ông Hiệp, do mỗi chuyến tàu chở cho hàng chục chủ hàng và có hàng trăm xe đi lấy hàng nếu bắt 1 - 2 nhóm thì chưa đủ lớn, chưa thành án.
Tuy nhiên, theo ông Hiệp, công an vẫn rất nên vào cuộc để chấm dứt tệ nạn này do đằng sau các nhóm trộm cắp trên, vẫn có những kẻ đầu sỏ, “cai”… Chúng thuê người ngồi lên xe, ăn cắp rồi tập trung hàng đem bán, khi có người kiểm tra thì tổ chức dằn mặt, uy hiếp.
Ông Hiệp cũng cho rằng, tình trạng trên cũng sẽ bớt đi nếu như các hãng bảo hiểm phối hợp tốt với nhau, quyết liệt đấu tranh bảo vệ quyền lợi, buộc lãnh đạo các cảng có trách nhiệm với việc đảm bảo trật tự, an ninh.
Phát biểu trên của một doanh nghiệp cho thấy nạn trộm cắp tải trọng hàng hoá ở các cảng biển đang hết sức phức tạp
Theo lời của đại diện nhiều hãng bảo hiểm tại Hà Nội, Hải Phòng và Tp.HCM, tình trạng trộm cắp hàng nhập khẩu diễn ra trong nhiều năm nay lại đang bùng phát trở lại, đặc biệt là ở cảng Cái Lân (Quảng Ninh).
Ăn cắp trắng trợn
Gần đây nhất, chiếc tàu mang tên Royal Crystal chở 18.400 tấn khô đậu tương cập cảng Cái Lân ngày 29/2/2008, hiện vẫn đang trong giai đoạn bốc dỡ hàng đã thực sự trở thành nỗi kinh hoàng của các hãng bảo hiểm. Theo lời của một cán bộ của một công ty bảo hiểm, những kẻ trộm cắp lại chính là lái xe mà nhiều chủ hàng thuê để chuyên chở hàng hoá từ cảng về các kho hàng của các công ty ở Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội…
Thủ đoạn là trước khi các xe ô tô chở hàng đi vào trạm cân, chúng tổ chức cho 5 – 6 thậm chí đến 9 người ngồi trên xe đồng thời xếp đá, phuy nước hoặc các vật nặng khác lên xe để lấy tải trọng cao (người ta đã gọi việc này là “làm bì”). Rồi sau đó, các xe vào cân, lấy hàng, những người ngồi trên xe lại chạy sang xe khác, đồ vật vứt đi… để xe lấy hàng và sau khi lấy hàng rồi, chúng đã gian lận được số tải trọng tăng thêm đó.
Trong khi đó, những người như bảo vệ cảng, đại diện công ty giám sát cũng nhắm mắt làm ngơ. “Với mỗi xe lấy hàng, chúng có thể ăn cắp được từ vài chục đến vài trăm ký nên một tàu hàng như thế này, tổn thất có thể lên tới 3 – 4%. Có những chuyến hàng lớn, trị giá mất mát có thể tính đến 4 – 5 tỉ đồng. Do các chủ hàng đều đã mua bảo hiểm nên họ không phải chịu thiệt hại và phần đó, do các công ty bảo hiểm phải bồi thường. Do đó, các công ty bảo hiểm đều bị thua lỗ rất nặng”, đại diện một công ty bảo hiểm nói.
Anh này cho biết, khi cử người đến kiểm tra các xe, lập tức người của anh bị những người lái xe rút kiếm chĩa vào người đe doạ và bản thân anh trong ngày 4.3 đã nhận được những cú điện thoại đe doạ giết chết nếu can thiệp, không để chúng “làm ăn”.
Ngay trong ngày 4/3, Công ty Cổ phần Bảo Minh và công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng đã có công văn khẩn cấp gửi ban lãnh đạo cảng Cái Lân thông báo về tình trạng trên. Bảo Minh nêu rõ: “Các lái xe xấu đã lợi dụng tình hình an ninh không đảm bảo, cản trở việc kiểm tra các xe vào lấy hàng, cân hàng, đe doạ nhân viên nhận hàng, nhân viên giám sát hàng để ăn cắp” và đề nghị lãnh đạo cảng Cái Lân phải có biện pháp đảm bảo an ninh.
Phía Công ty Bảo hiểm Nhà Rồng cũng yêu cầu: “Nếu sự việc trên vẫn tiếp diễn, chúng tôi sẽ từ chối bảo hiểm cho các lô hàng tiếp theo”.
Công ty bảo hiểm phải... bỏ chạy
Theo ông Lê Minh Hoàng, Phó giám đốc phụ trách bảo hiểm hàng hải của Bảo Minh, cho biết, các chuyến hàng vào các cảng Cái Lân của Bảo Minh trong năm 2007 đã bị tổn thất nhiều nhưng chuyến hàng này thì đặc biệt nghiêm trọng. Ông Hoàng cho rằng, có khả năng có sự tiếp tay của một số nhân viên của cảng này với những nhóm người xấu để ăn cắp hàng.
Trưởng phòng bảo hiểm hàng hải của Bảo Việt Hải Phòng, ông Hoàng Văn Hiệp cho biết, tình trạng trên đã kéo dài rất nhiều năm nay nhưng gần đây lại bùng phát. Tuy nhiên, nạn trộm cắp ở cảng Hải Phòng có phần đỡ hơn so với ở cảng Cái Lân do cảng này cũng đã có một số biện pháp đảm bảo an ninh.
Theo ông Hiệp: “Có một kẽ hở rất lớn dẫn đến việc kẻ xấu lợi dụng là trong việc nhập hàng, hiện nay vẫn sử dụng cách cân trọng tải tàu vào cảng bằng cách đo mớn nước và do đó có độ dung sai. Cảng luôn dựa trên quy định là nhận thế nào, giao thế ấy và không chịu trách nhiệm về sự chênh lệch trọng tải hàng hoá giữa việc đo mớn nước và giao qua cân nên từ đây phát sinh tiêu cực”.
Đã có những hãng bảo hiểm phải bỏ cuộc, không tham gia loại hình dịch vụ bảo hiểm này mà đáng chú ý nhất là tập đoàn Bảo Việt. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Kinh doanh bảo hiểm hàng hoá của Tập đoàn Bảo Việt cho biết, Bảo Việt đã bỏ 2 năm nay không làm và trong tháng 1/2008, mới nhận bảo hiểm cho một chuyến hàng nhập ngô hạt của Công ty Nông sản Bắc Ninh nhưng cũng lại bị lỗ 350 triệu đồng do tổn thất lên tới 1,5% trong khi thu phí được 0,9%.
Ông Tùng cho biết, nạn mất cắp cũng xảy ra ở nhiều cảng trong Sài Gòn và cả miền Trung. Ví dụ như Bảo Việt, năm 2007 bị mất cắp một lượng thép trị giá 80.000 USD tại cảng Sài Gòn và do tích cực yêu cầu chủ tàu bồi thường nếu không sẽ kiện ra toà nên chủ tàu cùng đã trả lại một phần. Và từ đầu tháng 1/2008 đến nay, Bảo Việt cũng phải bồi thường một số chuyến hàng khác tại cảng Quy Nhơn, Sài Gòn...
Sau mấy vụ này, Bảo Việt tiếp tục tạm ngừng dịch vụ bảo hiểm này.
Sao công an chưa vào cuộc?
Theo ông Tùng, mặc dù biết là lỗ, nhưng một số hãng bảo hiểm vẫn phải tiến hành dịch vụ này do sức ép về doanh thu.
Ông Hoàng Văn Hiệp, Bảo Việt Hải Phòng lại cho rằng, đó là do cùng một khách hàng nhưng bảo hiểm có thể cùng lúc triển khai nhiều dịch vụ bảo hiểm khác nên lấy cái nọ, bù cái kia. Còn nguyên nhân vì sao các công ty bảo hiểm có tố giác nhưng công an chưa vào cuộc, theo ông Hiệp, do mỗi chuyến tàu chở cho hàng chục chủ hàng và có hàng trăm xe đi lấy hàng nếu bắt 1 - 2 nhóm thì chưa đủ lớn, chưa thành án.
Tuy nhiên, theo ông Hiệp, công an vẫn rất nên vào cuộc để chấm dứt tệ nạn này do đằng sau các nhóm trộm cắp trên, vẫn có những kẻ đầu sỏ, “cai”… Chúng thuê người ngồi lên xe, ăn cắp rồi tập trung hàng đem bán, khi có người kiểm tra thì tổ chức dằn mặt, uy hiếp.
Ông Hiệp cũng cho rằng, tình trạng trên cũng sẽ bớt đi nếu như các hãng bảo hiểm phối hợp tốt với nhau, quyết liệt đấu tranh bảo vệ quyền lợi, buộc lãnh đạo các cảng có trách nhiệm với việc đảm bảo trật tự, an ninh.