Trọng dụng nhân tài: Quyết làm và biết làm
Từ lâu, chính phủ nhiều nước đã làm quen khái niệm “Talent Management” (tạm dịch: quản trị nhân tài)
Mấy tuần nay, hàng triệu con tim Việt Nam reo mừng vì có “Nobel toán học” Ngô Bảo Châu, càng làm tôi nhớ đến sự kiện Đặng Thái Sơn đoạt giải piano Chopin gần 30 năm trước, và cách trọng dụng nhân tài ở những nước mình từng biết được.
Ứng xử hoà mình
Lúc ấy, nước Việt Nam sau chiến tranh ngất ngây có được một gương mặt làm rạng danh Việt Nam với quốc tế. Ở Tp.HCM, hẳn nhiều người còn nhớ cảnh thanh niên rủ nhau ra tận sân bay chào đón chàng trai Đặng Thái Sơn có gương mặt bầu bĩnh dễ thương. Trong những người chào đón Sơn có ông Sáu Dân Võ Văn Kiệt - Ủỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ. Ông Sáu đến tận nhà khách để thăm hỏi và chúc mừng Sơn cùng mẹ - nghệ sĩ Thái Thị Liên.
Và có lẽ chỉ báo giới mới biết trong lãnh đạo thành phố không phải ai cũng đồng tình việc một VIP như ông “thân chinh” làm việc ấy. Điều đó “tế nhị” đến mức khi báo chí và tivi đưa tin thì nhà báo phải “chơi chữ” rằng Đặng Thái Sơn “đến chào” đồng chí Bí thư Thành uỷ, chứ không phải ngược lại! Tôi còn nhớ khi đó một lãnh đạo sở văn hoá và thông tin, trong một cuộc gặp thân mật ở toà soạn báo Tuổi Trẻ, đã bộc bạch: “Sơn nó còn nhỏ, là con cháu thì đúng ra phải đến thăm hỏi bậc cha chú trước, đằng này…”.
Thôi thì, báo chí đưa tin như vậy cho “đúng phép”, còn qua tivi thì người dân Sài Gòn thấy rõ chú Sáu tươi cười bước vào nhà khách ôm hôn và tặng hoa cho Sơn. Cách ứng xử “hoà mình” của ông cũng như những biện pháp thiết thực trong quyền hạn mà ông có được (cấp gạo, cấp nhà, bảo lãnh trí thức cũ đi vượt biên khỏi trại giam…) đã níu giữ được không ít những kỹ sư, bác sĩ, nhà kinh tế ở lại làm việc cho chính quyền trong những năm tháng khó khăn trước Đổi mới.
Singapore làm “Quốc tử giám”
Năm rồi, Weng Yew - một người bạn của tôi ở Singapore có niềm vui lớn: Andrew, con trai anh trúng tuyển học bổng của chính phủ để đi học tại London! Đang học làm lính ở quân trường, giống như tất cả công dân nam Singapore ở tuổi 18, Andrew, nguyên là học sinh xuất sắc trung học Raffles danh tiếng, nhận được thư mời của bộ Giáo dục về dự lễ nhận học bổng do đích thân Tổng thống trao tặng. Ba má của Andrew cũng được mời đến dinh Tổng thống dự lễ.
Sau ngày “đăng khoa” ấy, Andrew được hoãn nghĩa vụ quân sự để thu xếp hành trang đi học ngành sinh học tại Imperial College, một trong bốn đại học hàng đầu của Anh (cùng với Oxford, Cambridge, LSE). Mỗi năm, học bổng Chính phủ Singapore dành cho học sinh xuất sắc đi học cử nhân ở nước ngoài chỉ khoảng 20 suất. Ngoài học phí (vài chục ngàn đô Mỹ/năm tuỳ trường), các bạn được nhà nước cấp sinh hoạt phí đầy đủ cho ăn ở, đi lại, sách vở, kể cả những nơi có mức sống cao hơn Singapore gấp bội. Đặc biệt, vào dịp hè hàng năm, nhà nước còn “hào hiệp” trả tiền vé máy bay cho người được học bổng về thăm gia đình.
Đồng thời, “một công đôi chuyện”, các bạn trẻ này có nghĩa vụ báo cáo với bộ Giáo dục kết quả học hành của mình, thông qua việc nhận thực tập tại một cơ quan nhà nước. Đối với Andrew, năm đầu tiên nghĩa vụ “đèn sách” của anh là đi dạy sinh học cho một trường trung học. Người nhận học bổng của Chính phủ Singapore không những được hưởng nhiều ưu đãi mà còn được “dạy” cách “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” một cách thiết thực.
Với những tài năng quốc tế, Chính phủ Singapore cũng có cách cư xử trân trọng và khôn ngoan như vậy. Hàng năm, ba viện đại học công lập của Singapore (NUS, NTU và SMU) đều toả ra nhiều nước, trong đó có Việt Nam để chọn người giỏi vào học. Với các bạn có thành tích học tập xuất sắc, nhất là các bạn đoạt giải thưởng Olympic quốc tế, nhà trường sẵn sàng mời tham dự phỏng vấn học bổng và xét trúng tuyển ngay. Không chỉ học bổng, tại từng trường đại học nêu trên đều có chương trình đào tạo ưu đãi riêng cho những người xuất sắc, không phân biệt quốc tịch.
Chẳng hạn, với sinh viên giỏi năm cuối, NUS đưa đi học và thực hành một năm ở những trường đại học và công ty nổi tiếng tại các trung tâm hi-tech và kinh doanh hàng đầu hải ngoại. Ngoài ra, ngay từ năm thứ hai, tất cả sinh viên đều được quyền và được khuyến khích đi học trao đổi tại hơn 200 trường danh tiếng của Âu Mỹ và châu Á từ một đến hai học kỳ.
Đó là cách Singapore làm “Quốc tử giám”!
Chung tay quản trị nhân tài
Từ lâu, chính phủ nhiều nước đã làm quen khái niệm “Talent Management” (tạm dịch: quản trị nhân tài).
Ở Mỹ, đây là một môn học quan trọng ở trường hành chính Kennedy Harvard. Ngoài việc sử dụng những chuyên gia nội bộ, chính phủ liên bang và các bang của Mỹ đều sử dụng nhiều công ty tư nhân tư vấn cho chính phủ trong lĩnh vực này để không những giữ chân người tài mà còn “cầu hiền” cho cơ quan nhà nước.
Ở Anh, chính phủ trung ương cho lập hẳn một cơ quan chuyên giúp các chính quyền địa phương nhiều công việc, trong đó có “quản trị nhân tài”. Đó là cơ quan mang tên Local Government Improvement and Development (Tăng cường và phát triển chính quyền địa phương), gọi tắt là LG, địa chỉ web: www.idea.gov.uk. Với sự hỗ trợ của LG, các chính quyền quận, thành phố học cách “tiếp thị” chính mình, học cách huấn luyện để tuyển dụng và quản trị được nhân lực giỏi nhất, từ cấp nhân viên đến lãnh đạo. Anh còn có chính sách huy động các doanh nghiệp tham gia quản trị nhân tài.
Từ năm 1985, trong luật về công ty, Quốc hội Anh đã đưa ra khái niệm “Corporate Responsibility” (Trách nhiệm doanh nghiệp), qua đấy khẳng định doanh nghiệp phải có những hoạt động đóng góp cho giáo dục, phát triển cộng đồng, giữ gìn môi trường. Theo một cuộc khảo sát năm 2007, các doanh nghiệp hàng đầu của Anh đều chọn giáo dục và phát triển thế hệ trẻ là lĩnh vực ưu tiên số một để thực hiện trách nhiệm doanh nghiệp. Ngay chính học bổng Chevening của Bộ Ngoại giao Anh (danh tiếng tương tự học bổng Fulbright của Mỹ) dành cho sinh viên quốc tế cũng được đóng góp phần lớn bởi các doanh nghiệp, chứ không chỉ bằng tiền thuế của người dân.
Ở Malaysia, từ tháng 8/2000, chính phủ đã cho thành lập một hội đồng tư vấn tập hợp nhiều chuyên viên nhà nước và tư vấn để nghiên cứu và đưa ra chính sách quản trị nhân tài cho các cơ quan chính phủ và công ty có vốn của nhà nước. Trong một báo cáo năm 2008, trên cơ sở nghiên cứu hai công ty quốc doanh lớn nhất, các chuyên gia nhận xét việc bổ nhiệm các chức vụ hàng đầu như chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc phải tuân theo một quy trình đề cử nhiều cấp chặt chẽ. Các ứng viên được chọn trên cơ sở năng lực và kết quả làm việc, mang tính cạnh tranh nhất.
Hơn thế nữa, những ứng viên này được phát hiện từ xa, không phải chỉ trong nội bộ của công ty, để sau đấy luôn được sàng lọc, đào tạo trong vòng năm - mười năm, trước khi được đề bạt lên các vị trí hàng đầu.
Xem ra, không chỉ cần tấm lòng, cả doanh nghiệp và nhà nước nếu quyết làm và biết làm thì không thiếu những tầm nhìn và cách thức để tuyển dụng và trọng dụng nhân tài!
Phúc Tiến (SGTT)
Ứng xử hoà mình
Lúc ấy, nước Việt Nam sau chiến tranh ngất ngây có được một gương mặt làm rạng danh Việt Nam với quốc tế. Ở Tp.HCM, hẳn nhiều người còn nhớ cảnh thanh niên rủ nhau ra tận sân bay chào đón chàng trai Đặng Thái Sơn có gương mặt bầu bĩnh dễ thương. Trong những người chào đón Sơn có ông Sáu Dân Võ Văn Kiệt - Ủỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ. Ông Sáu đến tận nhà khách để thăm hỏi và chúc mừng Sơn cùng mẹ - nghệ sĩ Thái Thị Liên.
Và có lẽ chỉ báo giới mới biết trong lãnh đạo thành phố không phải ai cũng đồng tình việc một VIP như ông “thân chinh” làm việc ấy. Điều đó “tế nhị” đến mức khi báo chí và tivi đưa tin thì nhà báo phải “chơi chữ” rằng Đặng Thái Sơn “đến chào” đồng chí Bí thư Thành uỷ, chứ không phải ngược lại! Tôi còn nhớ khi đó một lãnh đạo sở văn hoá và thông tin, trong một cuộc gặp thân mật ở toà soạn báo Tuổi Trẻ, đã bộc bạch: “Sơn nó còn nhỏ, là con cháu thì đúng ra phải đến thăm hỏi bậc cha chú trước, đằng này…”.
Thôi thì, báo chí đưa tin như vậy cho “đúng phép”, còn qua tivi thì người dân Sài Gòn thấy rõ chú Sáu tươi cười bước vào nhà khách ôm hôn và tặng hoa cho Sơn. Cách ứng xử “hoà mình” của ông cũng như những biện pháp thiết thực trong quyền hạn mà ông có được (cấp gạo, cấp nhà, bảo lãnh trí thức cũ đi vượt biên khỏi trại giam…) đã níu giữ được không ít những kỹ sư, bác sĩ, nhà kinh tế ở lại làm việc cho chính quyền trong những năm tháng khó khăn trước Đổi mới.
Singapore làm “Quốc tử giám”
Năm rồi, Weng Yew - một người bạn của tôi ở Singapore có niềm vui lớn: Andrew, con trai anh trúng tuyển học bổng của chính phủ để đi học tại London! Đang học làm lính ở quân trường, giống như tất cả công dân nam Singapore ở tuổi 18, Andrew, nguyên là học sinh xuất sắc trung học Raffles danh tiếng, nhận được thư mời của bộ Giáo dục về dự lễ nhận học bổng do đích thân Tổng thống trao tặng. Ba má của Andrew cũng được mời đến dinh Tổng thống dự lễ.
Sau ngày “đăng khoa” ấy, Andrew được hoãn nghĩa vụ quân sự để thu xếp hành trang đi học ngành sinh học tại Imperial College, một trong bốn đại học hàng đầu của Anh (cùng với Oxford, Cambridge, LSE). Mỗi năm, học bổng Chính phủ Singapore dành cho học sinh xuất sắc đi học cử nhân ở nước ngoài chỉ khoảng 20 suất. Ngoài học phí (vài chục ngàn đô Mỹ/năm tuỳ trường), các bạn được nhà nước cấp sinh hoạt phí đầy đủ cho ăn ở, đi lại, sách vở, kể cả những nơi có mức sống cao hơn Singapore gấp bội. Đặc biệt, vào dịp hè hàng năm, nhà nước còn “hào hiệp” trả tiền vé máy bay cho người được học bổng về thăm gia đình.
Đồng thời, “một công đôi chuyện”, các bạn trẻ này có nghĩa vụ báo cáo với bộ Giáo dục kết quả học hành của mình, thông qua việc nhận thực tập tại một cơ quan nhà nước. Đối với Andrew, năm đầu tiên nghĩa vụ “đèn sách” của anh là đi dạy sinh học cho một trường trung học. Người nhận học bổng của Chính phủ Singapore không những được hưởng nhiều ưu đãi mà còn được “dạy” cách “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” một cách thiết thực.
Với những tài năng quốc tế, Chính phủ Singapore cũng có cách cư xử trân trọng và khôn ngoan như vậy. Hàng năm, ba viện đại học công lập của Singapore (NUS, NTU và SMU) đều toả ra nhiều nước, trong đó có Việt Nam để chọn người giỏi vào học. Với các bạn có thành tích học tập xuất sắc, nhất là các bạn đoạt giải thưởng Olympic quốc tế, nhà trường sẵn sàng mời tham dự phỏng vấn học bổng và xét trúng tuyển ngay. Không chỉ học bổng, tại từng trường đại học nêu trên đều có chương trình đào tạo ưu đãi riêng cho những người xuất sắc, không phân biệt quốc tịch.
Chẳng hạn, với sinh viên giỏi năm cuối, NUS đưa đi học và thực hành một năm ở những trường đại học và công ty nổi tiếng tại các trung tâm hi-tech và kinh doanh hàng đầu hải ngoại. Ngoài ra, ngay từ năm thứ hai, tất cả sinh viên đều được quyền và được khuyến khích đi học trao đổi tại hơn 200 trường danh tiếng của Âu Mỹ và châu Á từ một đến hai học kỳ.
Đó là cách Singapore làm “Quốc tử giám”!
Chung tay quản trị nhân tài
Từ lâu, chính phủ nhiều nước đã làm quen khái niệm “Talent Management” (tạm dịch: quản trị nhân tài).
Ở Mỹ, đây là một môn học quan trọng ở trường hành chính Kennedy Harvard. Ngoài việc sử dụng những chuyên gia nội bộ, chính phủ liên bang và các bang của Mỹ đều sử dụng nhiều công ty tư nhân tư vấn cho chính phủ trong lĩnh vực này để không những giữ chân người tài mà còn “cầu hiền” cho cơ quan nhà nước.
Ở Anh, chính phủ trung ương cho lập hẳn một cơ quan chuyên giúp các chính quyền địa phương nhiều công việc, trong đó có “quản trị nhân tài”. Đó là cơ quan mang tên Local Government Improvement and Development (Tăng cường và phát triển chính quyền địa phương), gọi tắt là LG, địa chỉ web: www.idea.gov.uk. Với sự hỗ trợ của LG, các chính quyền quận, thành phố học cách “tiếp thị” chính mình, học cách huấn luyện để tuyển dụng và quản trị được nhân lực giỏi nhất, từ cấp nhân viên đến lãnh đạo. Anh còn có chính sách huy động các doanh nghiệp tham gia quản trị nhân tài.
Từ năm 1985, trong luật về công ty, Quốc hội Anh đã đưa ra khái niệm “Corporate Responsibility” (Trách nhiệm doanh nghiệp), qua đấy khẳng định doanh nghiệp phải có những hoạt động đóng góp cho giáo dục, phát triển cộng đồng, giữ gìn môi trường. Theo một cuộc khảo sát năm 2007, các doanh nghiệp hàng đầu của Anh đều chọn giáo dục và phát triển thế hệ trẻ là lĩnh vực ưu tiên số một để thực hiện trách nhiệm doanh nghiệp. Ngay chính học bổng Chevening của Bộ Ngoại giao Anh (danh tiếng tương tự học bổng Fulbright của Mỹ) dành cho sinh viên quốc tế cũng được đóng góp phần lớn bởi các doanh nghiệp, chứ không chỉ bằng tiền thuế của người dân.
Ở Malaysia, từ tháng 8/2000, chính phủ đã cho thành lập một hội đồng tư vấn tập hợp nhiều chuyên viên nhà nước và tư vấn để nghiên cứu và đưa ra chính sách quản trị nhân tài cho các cơ quan chính phủ và công ty có vốn của nhà nước. Trong một báo cáo năm 2008, trên cơ sở nghiên cứu hai công ty quốc doanh lớn nhất, các chuyên gia nhận xét việc bổ nhiệm các chức vụ hàng đầu như chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc phải tuân theo một quy trình đề cử nhiều cấp chặt chẽ. Các ứng viên được chọn trên cơ sở năng lực và kết quả làm việc, mang tính cạnh tranh nhất.
Hơn thế nữa, những ứng viên này được phát hiện từ xa, không phải chỉ trong nội bộ của công ty, để sau đấy luôn được sàng lọc, đào tạo trong vòng năm - mười năm, trước khi được đề bạt lên các vị trí hàng đầu.
Xem ra, không chỉ cần tấm lòng, cả doanh nghiệp và nhà nước nếu quyết làm và biết làm thì không thiếu những tầm nhìn và cách thức để tuyển dụng và trọng dụng nhân tài!
Phúc Tiến (SGTT)