Trong nước khó, IPO nước ngoài có “bó” theo?
Khó khăn của thị trường trong nước có dẫn tới trở ngại đối với những kế hoạch IPO tại nước ngoài của một số doanh nghiệp?
Khó khăn của thị trường trong nước có dẫn tới trở ngại đối với những kế hoạch IPO tại nước ngoài của một số doanh nghiệp?
Ít nhất ở thời điểm này, hai doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam đang có kế hoạch IPO (phát hành cổ phần lần đầu) và niêm yết ở thị trường nước ngoài. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã định hình kế hoạch khá cụ thể để niêm yết tại Singapore. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã xác định IPO ở nước ngoài trong gói phương án cổ phần hóa.
Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán trong nước khó khăn, những kế hoạch trên đang gặp không ít trở ngại. Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Trưởng ban Hợp tác quốc tế (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) nhận định về những khó khăn này.
Ông có thể cho biết hiện đã có bao nhiêu doanh nghiệp có kế hoạch niêm yết ở thị trường nước ngoài?
Có rất nhiều công ty mong muốn, nhưng mà hiện nay mới chỉ có Vinamilk có kế hoạch cụ thể. Chúng tôi đang làm việc với Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore nhằm tạo điều kiện cho công ty này có thể niêm yết được.
Theo ông, thị trường chứng khoán trong nước liên tục sụt giảm, liệu những kế hoạch đó có gặp nhiều khó khăn?
Ở đây chúng ta đề cập đến hai vấn đề. Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa để có thể hoàn thành tiến trình này vào năm 2010. Thứ hai các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường vốn nhằm huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế toàn cầu suy thoái, ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và dẫn đến thị trường chứng khoán trong nước gặp khó khăn, nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường do sự ảnh hưởng từ nền kinh tế tác động vào.
Khi doanh nghiệp Việt Nam tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán tiến hành huy động vốn thì gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp nhà nước dù hoạt động hiệu quả, có quy mô lớn và ổn định cũng khó tiến hành việc IPO thành công.
Cũng như các thị trường khác trong khu vực, như Trung Quốc khi mà chỉ số chứng khoán từ hơn 6.000 điểm xuống còn 4.300 điểm, thì từ đầu năm đến nay Trung Quốc cũng chỉ tiến hành IPO thành công hai doanh nghiệp trong tổng số 52 doanh nghiệp IPO.
Nhưng tôi nghĩ hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam IPO, niêm yết cũng như huy động vốn trên thị trường nước ngoài là hợp lý, vì thông qua việc IPO thành công sẽ đảm bảo cho việc xây dựng niềm tin, thu hút nhà đầu tư trong nước quay lại với thị trường.
Các doanh nghiệp tham gia niêm yết ở nước ngoài, ngoài việc huy động vốn đảm bảo cho việc đầu tư, sản xuất kinh doanh, họ còn nâng cao được vị thế, hình ảnh doanh nghiệp cũng như mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu cho chính mình.
Nhưng lộ trình IPO như thế nào sẽ hợp lý, nhất là trong bối cảnh hiện nay?
Đầu tiên là phải tìm hiểu rõ và tuân thủ Luật Chứng khoán Việt Nam, Luật Doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nhà nước thì phải có sự đồng ý của cơ quan chủ quản, các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thì phải có sự thống nhất của đại hội cổ đông.
Thứ hai, các doanh nghiệp khi IPO ra nước ngoài thì tùy từng loại hình doanh nghiệp phải làm rõ mục đích của mình trước khi tham gia để lựa chọn thị trường phù hợp. Bởi vì tùy từng thị trường mà có những điều kiện, tiêu chí để đưa ra niêm yết khác nhau, có những thuận lợi khác nhau.
Ngoài ra các doanh nghiệp cần phải áp dụng quy chế quản trị của mình theo thông lệ tốt nhất, làm quen với chế độ kế toán, kiểm toán theo thông lệ quốc tế, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về công bố thông tin.
Trong định hướng này, cơ quan quản lý sẽ hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào, thưa ông?
Việc đầu tiên chúng tôi đang tiến hành là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. Tiếp đến là chúng tôi đã ký kết các biên bản hợp tác với các Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký các nước để giải quyết những vấn đề mang tính kỹ thuật.
Chúng tôi cũng đã tổ chức nhiều buổi đào tạo, hội thảo, tọa đàm để doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu tiếp cận các thị trường, nguồn vốn lớn từ bên ngoài để doanh nghiệp có thể IPO, huy động thành công.
Ông có thể cho thấy kết quả bước đầu của công tác hỗ trợ đó không?
Ở đây có hai vấn đề. Thứ nhất là đối với các thị trường chứng khoán quốc tế, đến thời điểm hiện nay, chúng tôi nhận được rất nhiều thông tin của nhà đầu tư nước ngoài thực sự rất quan tâm đến tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Việt Nam. Họ cũng mong muốn thu hút được nhiều hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam tham gia niêm yết tại thị trường Hồng Kông, Singapore hay Malaysia…
Còn với các doanh nghiệp Việt Nam, trong thời điểm hiện nay nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả đều mong muốn được tham gia niêm yết và huy động vốn tại thị trường chứng khoán nước ngoài. Bởi vì ngoài việc huy động vốn họ cũng muốn nâng cao vị thế, hình ảnh của mình trên trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu.
Ít nhất ở thời điểm này, hai doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam đang có kế hoạch IPO (phát hành cổ phần lần đầu) và niêm yết ở thị trường nước ngoài. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã định hình kế hoạch khá cụ thể để niêm yết tại Singapore. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã xác định IPO ở nước ngoài trong gói phương án cổ phần hóa.
Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán trong nước khó khăn, những kế hoạch trên đang gặp không ít trở ngại. Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Trưởng ban Hợp tác quốc tế (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) nhận định về những khó khăn này.
Ông có thể cho biết hiện đã có bao nhiêu doanh nghiệp có kế hoạch niêm yết ở thị trường nước ngoài?
Có rất nhiều công ty mong muốn, nhưng mà hiện nay mới chỉ có Vinamilk có kế hoạch cụ thể. Chúng tôi đang làm việc với Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore nhằm tạo điều kiện cho công ty này có thể niêm yết được.
Theo ông, thị trường chứng khoán trong nước liên tục sụt giảm, liệu những kế hoạch đó có gặp nhiều khó khăn?
Ở đây chúng ta đề cập đến hai vấn đề. Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa để có thể hoàn thành tiến trình này vào năm 2010. Thứ hai các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường vốn nhằm huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế toàn cầu suy thoái, ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và dẫn đến thị trường chứng khoán trong nước gặp khó khăn, nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường do sự ảnh hưởng từ nền kinh tế tác động vào.
Khi doanh nghiệp Việt Nam tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán tiến hành huy động vốn thì gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp nhà nước dù hoạt động hiệu quả, có quy mô lớn và ổn định cũng khó tiến hành việc IPO thành công.
Cũng như các thị trường khác trong khu vực, như Trung Quốc khi mà chỉ số chứng khoán từ hơn 6.000 điểm xuống còn 4.300 điểm, thì từ đầu năm đến nay Trung Quốc cũng chỉ tiến hành IPO thành công hai doanh nghiệp trong tổng số 52 doanh nghiệp IPO.
Nhưng tôi nghĩ hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam IPO, niêm yết cũng như huy động vốn trên thị trường nước ngoài là hợp lý, vì thông qua việc IPO thành công sẽ đảm bảo cho việc xây dựng niềm tin, thu hút nhà đầu tư trong nước quay lại với thị trường.
Các doanh nghiệp tham gia niêm yết ở nước ngoài, ngoài việc huy động vốn đảm bảo cho việc đầu tư, sản xuất kinh doanh, họ còn nâng cao được vị thế, hình ảnh doanh nghiệp cũng như mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu cho chính mình.
Nhưng lộ trình IPO như thế nào sẽ hợp lý, nhất là trong bối cảnh hiện nay?
Đầu tiên là phải tìm hiểu rõ và tuân thủ Luật Chứng khoán Việt Nam, Luật Doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nhà nước thì phải có sự đồng ý của cơ quan chủ quản, các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thì phải có sự thống nhất của đại hội cổ đông.
Thứ hai, các doanh nghiệp khi IPO ra nước ngoài thì tùy từng loại hình doanh nghiệp phải làm rõ mục đích của mình trước khi tham gia để lựa chọn thị trường phù hợp. Bởi vì tùy từng thị trường mà có những điều kiện, tiêu chí để đưa ra niêm yết khác nhau, có những thuận lợi khác nhau.
Ngoài ra các doanh nghiệp cần phải áp dụng quy chế quản trị của mình theo thông lệ tốt nhất, làm quen với chế độ kế toán, kiểm toán theo thông lệ quốc tế, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về công bố thông tin.
Trong định hướng này, cơ quan quản lý sẽ hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào, thưa ông?
Việc đầu tiên chúng tôi đang tiến hành là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. Tiếp đến là chúng tôi đã ký kết các biên bản hợp tác với các Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký các nước để giải quyết những vấn đề mang tính kỹ thuật.
Chúng tôi cũng đã tổ chức nhiều buổi đào tạo, hội thảo, tọa đàm để doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu tiếp cận các thị trường, nguồn vốn lớn từ bên ngoài để doanh nghiệp có thể IPO, huy động thành công.
Ông có thể cho thấy kết quả bước đầu của công tác hỗ trợ đó không?
Ở đây có hai vấn đề. Thứ nhất là đối với các thị trường chứng khoán quốc tế, đến thời điểm hiện nay, chúng tôi nhận được rất nhiều thông tin của nhà đầu tư nước ngoài thực sự rất quan tâm đến tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Việt Nam. Họ cũng mong muốn thu hút được nhiều hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam tham gia niêm yết tại thị trường Hồng Kông, Singapore hay Malaysia…
Còn với các doanh nghiệp Việt Nam, trong thời điểm hiện nay nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả đều mong muốn được tham gia niêm yết và huy động vốn tại thị trường chứng khoán nước ngoài. Bởi vì ngoài việc huy động vốn họ cũng muốn nâng cao vị thế, hình ảnh của mình trên trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu.