Trong vòng xoáy khủng hoảng, Toshiba tính bài bán mảng chip nhớ
Cuộc khủng hoảng gần đây của Toshiba đã gióng lên hồi chuông báo động cho giới chức Chính phủ Nhật Bản
Để có tiền nhằm thoát khỏi nguy cơ phá sản, Toshiba đang tính phải bán đi một trong những mảng kinh doanh cốt lõi.
Theo CNN, hãng điện tử lớn của Nhật Bản dự kiến sẽ bán mảng kinh doanh chip nhớ với giá 2 nghìn tỷ Yên, tương đương 18 tỷ USD, cho Công ty Mạng lưới sáng tạo Nhật Bản (INCJ).
Cuộc khủng hoảng gần đây của Toshiba đã gióng lên hồi chuông báo động cho giới chức Chính phủ Nhật Bản. Toshiba có hơn 100.000 nhân viên trên tổng số 190.000 nhân viên ở Nhật Bản, nơi hãng giữ vai trò quan trọng trong những ngành công nghiệp chủ chốt như năng lượng và giao thông.
Giới chức Nhật Bản lo ngại rằng công nghệ nhạy cảm về chip nhớ của Toshiba sẽ rơi vào tay công ty nước ngoài. Do vậy, INCJ - quỹ do Chính phủ Nhật Bản hậu thuẫn - là yếu tố then chốt nằm trong nỗ lực giữ mảng kinh doanh chip nhớ vẫn nằm trong tay người Nhật. INCJ cùng với công ty đầu tư Mỹ Bain Capital và Ngân hàng Phát triển Nhật Bản đang tham gia thương vụ mua mảng kinh doanh này của Toshiba.
Để giành được quyền mua lại mảng kinh doanh chip nhớ của Toshiba, nhóm các nhà đầu tư này đã phải vượt qua hãng Foxconn của Đài Loan, một trong những nhà cung cấp lớn nhất của Apple. Năm ngoái, Foxconn đã dành quyền kiểm soát hãng điện tử đồng hương Nhật của Toshiba là Sharp vào năm ngoái.
Toshiba cho biết một trong những lý do chọn INCJ là “bên mua”, bởi muốn “giữ lại người lao động và công nghệ Nhật Bản trong phạm vi nước Nhật”.
Bản thân Toshiba cũng đang “khát” tiền mặt, đặc biệt sau vụ thua lỗ hàng tỷ USD khi công ty năng lượng Wesstinghouse Electric của Toshiba ở Mỹ tuyên bố phá sản. Hãng đã cảnh bảo rằng những vụ thua lỗ trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 vừa qua có thể thổi bay 950 tỷ Yên (tương đương 8,5 tỷ USD). Hầu hết thiệt hại tài chính đến từ hậu quả vụ phá sản của Westinghouse Electric.
Tuy nhiên, thương vụ này chưa hoàn tất.
Nhóm đầu tư do INCJ đứng đầu hiện tại là nhà thầu được ưu tiên, song Toshiba nói rằng hai bên vẫn cần đạt được một thỏa thuận cụ thể. Hãng hy vọng thực hiện được điều này trước cuộc đại hội cổ đông hàng năm diễn ra vào tuần tới.
Một lý do khác là kế hoạch của Toshiba gặp phải rào cản từ hãng lưu trữ dữ liệu Western Digital. Công ty Mỹ này đang thực hiện các thủ tục pháp lý để ngăn cản thương vụ của Toshiba, cho rằng Toshiba đang nắm giữ cổ phần của họ trong liên doanh bán chip của hai công ty. Western Digital đã đưa vụ việc lên trọng tài quốc tế và tòa án Mỹ.
Toshiba cũng như Sharp, Olympus, Sanyo - những công ty điện tử từng là biểu tượng của Nhật Bản, một thời dẫn đầu trên thị trường hàng điện tử tiêu dùng thế giới - nay đã rơi vào vòng xoáy khủng hoảng.
Sharp đã thuộc về Foxconn, Olympus thì hoạt động chủ yếu hiện nay nhờ vào kinh doanh thiết bị y tế, Sanyo thì bị Panasonic thâu tóm… Những công ty này nhiều năm nay không ra được sản phẩm gây “rúng động” thị trường, thay vào đó là những tin tức về thua lỗ, khủng hoảng tài chính, tham nhũng, bê bối nhân sự.
Theo CNN, hãng điện tử lớn của Nhật Bản dự kiến sẽ bán mảng kinh doanh chip nhớ với giá 2 nghìn tỷ Yên, tương đương 18 tỷ USD, cho Công ty Mạng lưới sáng tạo Nhật Bản (INCJ).
Cuộc khủng hoảng gần đây của Toshiba đã gióng lên hồi chuông báo động cho giới chức Chính phủ Nhật Bản. Toshiba có hơn 100.000 nhân viên trên tổng số 190.000 nhân viên ở Nhật Bản, nơi hãng giữ vai trò quan trọng trong những ngành công nghiệp chủ chốt như năng lượng và giao thông.
Giới chức Nhật Bản lo ngại rằng công nghệ nhạy cảm về chip nhớ của Toshiba sẽ rơi vào tay công ty nước ngoài. Do vậy, INCJ - quỹ do Chính phủ Nhật Bản hậu thuẫn - là yếu tố then chốt nằm trong nỗ lực giữ mảng kinh doanh chip nhớ vẫn nằm trong tay người Nhật. INCJ cùng với công ty đầu tư Mỹ Bain Capital và Ngân hàng Phát triển Nhật Bản đang tham gia thương vụ mua mảng kinh doanh này của Toshiba.
Để giành được quyền mua lại mảng kinh doanh chip nhớ của Toshiba, nhóm các nhà đầu tư này đã phải vượt qua hãng Foxconn của Đài Loan, một trong những nhà cung cấp lớn nhất của Apple. Năm ngoái, Foxconn đã dành quyền kiểm soát hãng điện tử đồng hương Nhật của Toshiba là Sharp vào năm ngoái.
Toshiba cho biết một trong những lý do chọn INCJ là “bên mua”, bởi muốn “giữ lại người lao động và công nghệ Nhật Bản trong phạm vi nước Nhật”.
Bản thân Toshiba cũng đang “khát” tiền mặt, đặc biệt sau vụ thua lỗ hàng tỷ USD khi công ty năng lượng Wesstinghouse Electric của Toshiba ở Mỹ tuyên bố phá sản. Hãng đã cảnh bảo rằng những vụ thua lỗ trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 vừa qua có thể thổi bay 950 tỷ Yên (tương đương 8,5 tỷ USD). Hầu hết thiệt hại tài chính đến từ hậu quả vụ phá sản của Westinghouse Electric.
Tuy nhiên, thương vụ này chưa hoàn tất.
Nhóm đầu tư do INCJ đứng đầu hiện tại là nhà thầu được ưu tiên, song Toshiba nói rằng hai bên vẫn cần đạt được một thỏa thuận cụ thể. Hãng hy vọng thực hiện được điều này trước cuộc đại hội cổ đông hàng năm diễn ra vào tuần tới.
Một lý do khác là kế hoạch của Toshiba gặp phải rào cản từ hãng lưu trữ dữ liệu Western Digital. Công ty Mỹ này đang thực hiện các thủ tục pháp lý để ngăn cản thương vụ của Toshiba, cho rằng Toshiba đang nắm giữ cổ phần của họ trong liên doanh bán chip của hai công ty. Western Digital đã đưa vụ việc lên trọng tài quốc tế và tòa án Mỹ.
Toshiba cũng như Sharp, Olympus, Sanyo - những công ty điện tử từng là biểu tượng của Nhật Bản, một thời dẫn đầu trên thị trường hàng điện tử tiêu dùng thế giới - nay đã rơi vào vòng xoáy khủng hoảng.
Sharp đã thuộc về Foxconn, Olympus thì hoạt động chủ yếu hiện nay nhờ vào kinh doanh thiết bị y tế, Sanyo thì bị Panasonic thâu tóm… Những công ty này nhiều năm nay không ra được sản phẩm gây “rúng động” thị trường, thay vào đó là những tin tức về thua lỗ, khủng hoảng tài chính, tham nhũng, bê bối nhân sự.