Trung Đông đứng trước nguy cơ chiến tranh khu vực
Liên hiệp quốc nhận định, một cuộc chiến tranh khu vực tại Trung Đông đang đến gần hơn bao giờ hết
Tình hình bạo lực ngoài tầm kiểm soát tại Iraq khiến Liên hiệp quốc lo ngại xung đột sẽ tiếp tục lan rộng và dẫn đến một cuộc chiến tranh khu vực tại Trung Đông.
Liên hiệp quốc hôm 17/6 nhận định, một cuộc chiến tranh khu vực tại Trung Đông đang đến gần hơn bao giờ hết. Tình hình tại Iraq căng thẳng tới mức cơ quan này đã phải di chuyển nhân viên của cơ quan này ra khỏi Baghdad trong vài ngày qua.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon cho biết: “Tôi thực sự quan ngại về tình hình an ninh xấu đi nhanh chóng tại Iraq, trong đó có thông tin về các vụ hành quyết tập thể do ISIL tiến hành. Tình trạng bạo lực giáo phái có nguy cơ lan rộng tại Iraq và vượt ra khỏi biên giới nước này”.
Ông Ban cũng hối thúc Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki tìm biện pháp đối thoại với các bên để chấm dứt bạo lực.
Tổ chức Hồi giáo cực đoan ISIL đã đánh bật quân đội chính phủ Iraq tại Mosul, thành phố lớn thứ hai Iraq, và giành quyền kiểm soát phía bắc đất nước từ hơn một tuần qua, với tham vọng thành lập một nhà nước Hồi giáo Sunni nằm giữa Trung Đông.
Việc ISIL quyết tâm thành lập nhà nước Sunni không phân biệt biên giới hiện hữu của các nước có nguy cơ đẩy toàn bộ khu vực vào trình trạng mất kiểm soát. Bạo lực tại Iraq cũng có tác động tiêu cực đến tình hình tại nước láng giềng Syria, nơi cuộc nội chiến kéo dài ba năm qua đã khiến hàng trăm nghìn dân thường thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Xung đột lan rộng tại Iraq và các nước láng giềng đồng nghĩa với việc nỗ lực can thiệp của Mỹ những năm qua trở về vạch xuất phát và có thể buộc chính phủ nước này quay lại xử lý tình hình Iraq giữa lúc nhiều khu vực khác của thế giới cũng đang trở nên căng thẳng.
Bất ổn tại Iraq đã đẩy giá dầu tăng nhanh chóng. Giá dầu thô tại thị trường New York và London ngày 17/6 đứng ở mức cao nhất trong vòng chín tháng qua. Iraq sở hữu hai trong năm mỏ dầu lớn nhất thế giới, trong khi khu vực Trung Đông chiếm một nửa trữ lượng và một phần ba sản lượng dầu thô toàn thế giới, theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
ISIL và các tổ chức Hồi giáo cực đoan khác hiện mở rộng địa bàn sang phía bắc Syria, tấn công lực lượng quân đội chính phủ nước này để giành quyền kiểm soát những khu vực nhiều dầu mỏ và khí đốt.
Phiến quân ISIL công khai bắt cóc, tra tấn và giết hại dân thường tại Iraq, Liên hiệp quốc cho biết. Từ trước khi bạo loạn xảy ra, Iraq vốn bị chia cắt sâu sắc bởi mâu thuẫn giáo phái giữa những người Hồi giáo theo dòng Shi’ite và Sunni.
Dưới thời Saddam Hussein, người Sunni thiểu số nắm quyền kiểm soát đất nước trong khi người Shi'ite bị phân biệt đối xử. Sau khi chính quyền Saddam bị lật đổ, người Shi'ite nắm quyền lãnh đạo và đến lượt người Sunni bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Iran về vấn đề Iraq. Hai phái đoàn đã có cuộc gặp song phương chớp nhoáng hôm 16/6 bên lề một cuộc họp đa phương tại Vienna, Áo, về chương trình hạt nhân của Iran. Với trên 90% dân số là người Shi'ite, Iran có mối quan hệ thân thiết với chính phủ đương nhiệm của Iraq.
Liên hiệp quốc hôm 17/6 nhận định, một cuộc chiến tranh khu vực tại Trung Đông đang đến gần hơn bao giờ hết. Tình hình tại Iraq căng thẳng tới mức cơ quan này đã phải di chuyển nhân viên của cơ quan này ra khỏi Baghdad trong vài ngày qua.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon cho biết: “Tôi thực sự quan ngại về tình hình an ninh xấu đi nhanh chóng tại Iraq, trong đó có thông tin về các vụ hành quyết tập thể do ISIL tiến hành. Tình trạng bạo lực giáo phái có nguy cơ lan rộng tại Iraq và vượt ra khỏi biên giới nước này”.
Ông Ban cũng hối thúc Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki tìm biện pháp đối thoại với các bên để chấm dứt bạo lực.
Tổ chức Hồi giáo cực đoan ISIL đã đánh bật quân đội chính phủ Iraq tại Mosul, thành phố lớn thứ hai Iraq, và giành quyền kiểm soát phía bắc đất nước từ hơn một tuần qua, với tham vọng thành lập một nhà nước Hồi giáo Sunni nằm giữa Trung Đông.
Việc ISIL quyết tâm thành lập nhà nước Sunni không phân biệt biên giới hiện hữu của các nước có nguy cơ đẩy toàn bộ khu vực vào trình trạng mất kiểm soát. Bạo lực tại Iraq cũng có tác động tiêu cực đến tình hình tại nước láng giềng Syria, nơi cuộc nội chiến kéo dài ba năm qua đã khiến hàng trăm nghìn dân thường thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Xung đột lan rộng tại Iraq và các nước láng giềng đồng nghĩa với việc nỗ lực can thiệp của Mỹ những năm qua trở về vạch xuất phát và có thể buộc chính phủ nước này quay lại xử lý tình hình Iraq giữa lúc nhiều khu vực khác của thế giới cũng đang trở nên căng thẳng.
Bất ổn tại Iraq đã đẩy giá dầu tăng nhanh chóng. Giá dầu thô tại thị trường New York và London ngày 17/6 đứng ở mức cao nhất trong vòng chín tháng qua. Iraq sở hữu hai trong năm mỏ dầu lớn nhất thế giới, trong khi khu vực Trung Đông chiếm một nửa trữ lượng và một phần ba sản lượng dầu thô toàn thế giới, theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
ISIL và các tổ chức Hồi giáo cực đoan khác hiện mở rộng địa bàn sang phía bắc Syria, tấn công lực lượng quân đội chính phủ nước này để giành quyền kiểm soát những khu vực nhiều dầu mỏ và khí đốt.
Phiến quân ISIL công khai bắt cóc, tra tấn và giết hại dân thường tại Iraq, Liên hiệp quốc cho biết. Từ trước khi bạo loạn xảy ra, Iraq vốn bị chia cắt sâu sắc bởi mâu thuẫn giáo phái giữa những người Hồi giáo theo dòng Shi’ite và Sunni.
Dưới thời Saddam Hussein, người Sunni thiểu số nắm quyền kiểm soát đất nước trong khi người Shi'ite bị phân biệt đối xử. Sau khi chính quyền Saddam bị lật đổ, người Shi'ite nắm quyền lãnh đạo và đến lượt người Sunni bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Iran về vấn đề Iraq. Hai phái đoàn đã có cuộc gặp song phương chớp nhoáng hôm 16/6 bên lề một cuộc họp đa phương tại Vienna, Áo, về chương trình hạt nhân của Iran. Với trên 90% dân số là người Shi'ite, Iran có mối quan hệ thân thiết với chính phủ đương nhiệm của Iraq.