Trung Đông, Nga với “cuộc chiến dầu” ở châu Á
Các nước sản xuất dầu Trung Đông đang xem xét khả năng dự trữ dầu thô tại Nam Á và Đông Nam Á
Nhu cầu dầu của châu Á được ví như “người khát nước”. Các nước sản xuất dầu tại Trung Đông, vì vậy đã lên kế hoạch tăng lượng dự trữ dầu thô tại châu Á để củng cố thị phần tại khu vực này.
Tranh giành thị phần châu Á
Trong quá khứ, các nước Âu - Mỹ luôn là trung tâm của nhu cầu dầu mỏ. Tuy nhiên sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nước sản xuất dầu Trung Đông bị buộc tranh giành thị trường châu Á với Nga.
Việc Nga tăng nguồn cung cấp dầu tại châu Á đã nhắc nhở các nước sản xuất Trung Đông đẩy mạnh kế hoạch dự trữ dầu tại châu Á. Hiện, Nga đang thông qua đường ống dẫn dầu từ Đông Siberia đến bờ biển Thái Bình Dương (ESPO) cung cấp dầu giá rẻ cho Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước châu Á khác, thay thế các nước sản xuất dầu Trung Đông.
Nhà phân tích của Cơ quan Phân tích an ninh năng lượng Vivek Mathur, cho biết: “Hiện nay, lượng cung cấp dầu của ESPO sang các nước châu Á còn thấp, trong tương lai gần có thể không đặt ra mối đe dọa, nhưng một khi ESPO tăng nguồn cung dầu, các nước sản xuất dầu Trung Đông có thể phải tiến vào cuộc chiến với Nga để bảo vệ thị phần”.
Tháng 12/2009, Bộ trưởng dầu mỏ Ả Rập Saudi, Ali al-Naimi cho biết Ả Rập Saudi đã chấp nhận đề nghị thành lập "kho dự trữ dầu thô vài triệu thùng” tại Nhật Bản, trong đó nêu bật nhu cầu của Trung Quốc và châu Á, cũng như tầm quan trọng ngày càng gia tăng của các nước này. Kế hoạch này đang trong giai đoạn thảo luận.
Giám đốc Cơ quan tư vấn năng lượng châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Al Troner, nói: “Nhật Bản sẽ là bàn đạp để Ả Rập Saudi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Ả Rập Saudi có thể sử dụng tàu chở dầu nhỏ hơn cung cấp dầu thô cho nhà máy lọc dầu nhỏ tại khu vực ven biển Trung Quốc. Kho dự trữ dầu trên sẽ giúp trung chuyển lô hàng lớn 200 triệu thùng từ Ả Rập Saudi đến Đông Á, giao đến tay các nhà máy lọc dầu nhỏ ven biển”.
Giám đốc công ty dịch vụ thông tin thị trường PFC Energy, David Kirsch, bổ sung: “Trong trường hợp xuất hiện sự gián đoạn về nguồn cung cấp dầu, Ả Rập Saudi sẽ mang lượng dầu dự trữ này xuất cho Nhật Bản hoặc Trung Quốc”.
Tuy nhiên, Ả Rập Saudi lạc hậu hơn Abu Dhabi trong việc giành thị phần tại khu vực Đông Á. Đầu năm ngoái, một công ty dầu mỏ của Abu Dhabi đã thành lập kho dự trữ dầu thô tại miền nam Nhật Bản, nước tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới. Đồng thời, Hàn Quốc cũng đã đạt thỏa thuận tương tự với một số công ty dầu của nước ngoài, trong đó có một công ty của Pháp.
Nhắm đến Đông Nam Á và Trung Quốc
Những người trong ngành công nghiệp dầu mỏ cho biết ngoài Bắc Á, các nước sản xuất dầu Trung Đông cũng đang xem xét khả năng dự trữ dầu thô tại Nam Á và Đông Nam Á. Qatar có ý định dự trữ dầu thô tại một hòn đảo nhỏ của Indonesia, cách Singapore 45 phút di chuyển bằng đường biển.
Một nguồn tin giấu tên cho biết Singapore đang xây dựng cơ sở dự trữ dầu dưới lòng đất, thu hút các nước sản xuất dầu mỏ Trung Đông, bao gồm Ả Rập Saudi. Ả Rập Saudi cũng xem xét việc dự trữ dầu thô tại Trung Quốc.
Trong năm 2007, nước xuất khẩu dầu lớn thứ năm thế giới là Iran đã ký một biên bản ghi nhớ với Trung Quốc về khả năng thiết lập kho dự trữ chiến lược dầu thô tại nước này. Chính phủ Iran sẽ xúc tiến thành lập kho dự trữ dầu tại Trung Quốc trong năm nay. Một quan chức của Công ty dầu quốc gia Iran (NIOC) cho biết: “Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của chúng tôi trong năm”.
Trong khi đó, Ấn Độ cũng cùng các nước sản xuất dầu Trung Đông thảo luận việc xây dựng cơ sở dự trữ dầu để tăng cường an ninh năng lượng.
Hiện nay, Nga vận chuyển dầu thô đến châu Á khoảng 300.000 thùng/ngày và kế hoạch trước khi kết thúc năm sẽ tăng lên 600.000 thùng/ngày. Mặc dù khối lượng xuất khẩu không lớn so với các nước sản xuất dầu Trung Đông nhưng Nga đang đe dọa thị phần của các nước này.
Phúc Minh (TBKTSG/Reuters)
Tranh giành thị phần châu Á
Trong quá khứ, các nước Âu - Mỹ luôn là trung tâm của nhu cầu dầu mỏ. Tuy nhiên sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nước sản xuất dầu Trung Đông bị buộc tranh giành thị trường châu Á với Nga.
Việc Nga tăng nguồn cung cấp dầu tại châu Á đã nhắc nhở các nước sản xuất Trung Đông đẩy mạnh kế hoạch dự trữ dầu tại châu Á. Hiện, Nga đang thông qua đường ống dẫn dầu từ Đông Siberia đến bờ biển Thái Bình Dương (ESPO) cung cấp dầu giá rẻ cho Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước châu Á khác, thay thế các nước sản xuất dầu Trung Đông.
Nhà phân tích của Cơ quan Phân tích an ninh năng lượng Vivek Mathur, cho biết: “Hiện nay, lượng cung cấp dầu của ESPO sang các nước châu Á còn thấp, trong tương lai gần có thể không đặt ra mối đe dọa, nhưng một khi ESPO tăng nguồn cung dầu, các nước sản xuất dầu Trung Đông có thể phải tiến vào cuộc chiến với Nga để bảo vệ thị phần”.
Tháng 12/2009, Bộ trưởng dầu mỏ Ả Rập Saudi, Ali al-Naimi cho biết Ả Rập Saudi đã chấp nhận đề nghị thành lập "kho dự trữ dầu thô vài triệu thùng” tại Nhật Bản, trong đó nêu bật nhu cầu của Trung Quốc và châu Á, cũng như tầm quan trọng ngày càng gia tăng của các nước này. Kế hoạch này đang trong giai đoạn thảo luận.
Giám đốc Cơ quan tư vấn năng lượng châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Al Troner, nói: “Nhật Bản sẽ là bàn đạp để Ả Rập Saudi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Ả Rập Saudi có thể sử dụng tàu chở dầu nhỏ hơn cung cấp dầu thô cho nhà máy lọc dầu nhỏ tại khu vực ven biển Trung Quốc. Kho dự trữ dầu trên sẽ giúp trung chuyển lô hàng lớn 200 triệu thùng từ Ả Rập Saudi đến Đông Á, giao đến tay các nhà máy lọc dầu nhỏ ven biển”.
Giám đốc công ty dịch vụ thông tin thị trường PFC Energy, David Kirsch, bổ sung: “Trong trường hợp xuất hiện sự gián đoạn về nguồn cung cấp dầu, Ả Rập Saudi sẽ mang lượng dầu dự trữ này xuất cho Nhật Bản hoặc Trung Quốc”.
Tuy nhiên, Ả Rập Saudi lạc hậu hơn Abu Dhabi trong việc giành thị phần tại khu vực Đông Á. Đầu năm ngoái, một công ty dầu mỏ của Abu Dhabi đã thành lập kho dự trữ dầu thô tại miền nam Nhật Bản, nước tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới. Đồng thời, Hàn Quốc cũng đã đạt thỏa thuận tương tự với một số công ty dầu của nước ngoài, trong đó có một công ty của Pháp.
Nhắm đến Đông Nam Á và Trung Quốc
Những người trong ngành công nghiệp dầu mỏ cho biết ngoài Bắc Á, các nước sản xuất dầu Trung Đông cũng đang xem xét khả năng dự trữ dầu thô tại Nam Á và Đông Nam Á. Qatar có ý định dự trữ dầu thô tại một hòn đảo nhỏ của Indonesia, cách Singapore 45 phút di chuyển bằng đường biển.
Một nguồn tin giấu tên cho biết Singapore đang xây dựng cơ sở dự trữ dầu dưới lòng đất, thu hút các nước sản xuất dầu mỏ Trung Đông, bao gồm Ả Rập Saudi. Ả Rập Saudi cũng xem xét việc dự trữ dầu thô tại Trung Quốc.
Trong năm 2007, nước xuất khẩu dầu lớn thứ năm thế giới là Iran đã ký một biên bản ghi nhớ với Trung Quốc về khả năng thiết lập kho dự trữ chiến lược dầu thô tại nước này. Chính phủ Iran sẽ xúc tiến thành lập kho dự trữ dầu tại Trung Quốc trong năm nay. Một quan chức của Công ty dầu quốc gia Iran (NIOC) cho biết: “Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của chúng tôi trong năm”.
Trong khi đó, Ấn Độ cũng cùng các nước sản xuất dầu Trung Đông thảo luận việc xây dựng cơ sở dự trữ dầu để tăng cường an ninh năng lượng.
Hiện nay, Nga vận chuyển dầu thô đến châu Á khoảng 300.000 thùng/ngày và kế hoạch trước khi kết thúc năm sẽ tăng lên 600.000 thùng/ngày. Mặc dù khối lượng xuất khẩu không lớn so với các nước sản xuất dầu Trung Đông nhưng Nga đang đe dọa thị phần của các nước này.
Phúc Minh (TBKTSG/Reuters)