Trung Quốc âm mưu gì trên bản đồ mới?
Nếu không có nước nào phản ứng gay gắt, đây sẽ là cơ hội để Trung Quốc chính thức hợp pháp hóa bản đồ này
Hãng tin Reuters dẫn lời truyền thông Trung Quốc ngày 25/6 cho biết, việc nước này chính thức công bố tấm bản đồ dọc là nhằm thể hiện rõ hơn các tuyên bố chủ quyền đơn phương của Bắc Kinh đối với biển Đông.
Đây là tấm bản đồ khổ dọc đầu tiên của Trung Quốc, trong khi theo truyền thống bản đồ Trung Quốc đều là khổ ngang. Trong tấm bản đồ này, không còn "đường 9 đoạn" như trước đây, Trung Quốc đã đánh dấu "đường 10 đoạn" nuốt trọn biển Đông, lấn tới sát những vùng biển của Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines.
Theo đó, bản đồ bao gồm cả các đảo Trung Quốc đang đơn phương tuyên bố chủ quyền, như quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư (hiện nằm dưới sự quản lý của Nhật Bản) ở Hoa Đông; quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, bãi Macclesfield Bank và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc giành từ tay Philippines hồi 2012).
Nhờ "đường lưỡi bò" mới này mà chiều dài Trung Quốc giãn ra tới 5.500 km trong khi chiều rộng là 5.200 km. Đáng chú ý hơn, theo công bố của truyền thông Trung Quốc, tấm bản đồ bất hợp pháp nói trên đã được xuất bản từ tháng 3/2013 và đang được đưa vào các trường tiểu học và trung học của Trung Quốc để giảng dạy.
Động thái trên cho thấy cách hành xử ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong khu vực, sau hàng loạt những hành động gây hấn mà nước này đã và đang thực hiện trên những vùng biển Đông và Hoa Đông, như việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trên thực tế, những tấm bản đồ trước đây do Chính phủ Trung Quốc xuất bản đã bao gồm những tuyên bố chủ quyền của nước này đối với phần lớn diện tích biển Đông. Tuy nhiên, phần diện tích nằm trong yêu sách phi lý "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh thường được thu nhỏ lại và đưa vào khung ở góc cuối bên phải bản đồ.
Tấm bản đồ mới, do Nhà xuất bản Bản đồ Hồ Nam phát hành, đã loại bỏ khung thông tin nói trên. Bản đồ mới được in dọc, cho thấy toàn bộ lục địa Trung Quốc cùng với phần lãnh thổ Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, kéo dài cho đến sát bờ biển của các quốc gia Việt Nam, Malaysia và Philippines.
"Trên những bản đồ truyền thống của Trung Quốc, các đảo trên biển Đông thường được thể hiện trong những hộp thông tin, người đọc không thể quan sát chúng một cách đầy đủ", tờ Nhân dân Nhật báo ra ngày 24/6 thừa nhận. Theo tờ này, những bản đồ kiểu cũ khiến các đảo "giống như phần bị thêm vào".
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, không nên đưa ra những suy đoán xung quanh việc Bắc Kinh phát hành tấm bản đồ mới. "Mục đích phát hành bản đồ mới là để phục vụ cho công chúng Trung Quốc", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo hàng ngày hôm 25/6.
"Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề biển Đông là phù hợp và rõ ràng. Lập trường của chúng tôi không hề thay đổi", bà này nói thêm.
Theo giới phân tích, tấm bản đồ dọc là bước đi mới của Trung Quốc nhằm đẩy mạnh hợp thức hóa tuyên bố chủ quyền phi lý của mình trên biển Đông, bất chấp phản ứng của các nước láng giềng. Trước đây, Trung Quốc cũng từng có hành động tương tự khi vẽ bản đồ "đường 9 đoạn" phi pháp lên hộ chiếu công dân nước này.
Với hành động vẽ lại bản đồ, Trung Quốc sẽ tạo ra cả một thế hệ người dân hiểu sai trái về lãnh thổ Trung Quốc. Một quan chức ở nhà xuất bản Hồ Nam lớn tiếng cho rằng, "tấm bản đồ in dọc này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn của công chúng nhằm bảo vệ các quyền hàng hải và toàn vẹn lãnh thổ".
Liên quan đến vấn đề "tẩy não" này, Tiến sĩ Christopher Roberts thuộc trường Đại học New South Wales, Australia, đã đưa ra nhận xét cho rằng, "trong vài chục năm gần đây, hệ thống giáo dục Trung Quốc đã cấy vào đầu người dân nước này một niềm tin là biển Đông thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc".
"Nếu bạn đề nghị một người Trung Quốc 50 tuổi vẽ bản đồ nước này, người đó sẽ vẽ tấm bản đồ mà chỉ có Trung Quốc đại lục. Nhưng nếu bạn đưa ra một đề nghị tương tự với một người Trung Quốc 25 tuổi, chắc chắn tấm bản đồ sẽ xuất hiện cả biển Đông", TS. Christopher Roberts dẫn lời một giáo sư Trung Quốc cho hay.
Còn chuyên gia Richard Bitzinger thuộc Đại học Nanyang ở Singapore thì lo ngại "một bộ phận không nhỏ người dân Trung Quốc tin rằng họ đang bị chèn ép trong tranh chấp tại biển Đông và hệ lụy nguy hiểm là Bắc Kinh sẽ lợi dụng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và tư tưởng nước lớn của bộ phận này để tiếp tục không chịu thỏa hiệp".
Trong khi, tờ South China Morning Post dẫn lời học giả Lee Yunglung cho rằng, Trung Quốc dùng bản đồ mới này để kiểm tra xem phản ứng của các nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Với việc để một nhà xuất bản trong nước phát hành tấm bản đồ trên, Bắc Kinh có thể né được phản ứng dữ dội từ các nước láng giềng.
Nếu không có nước nào phản ứng gay gắt, đây sẽ là cơ hội để Trung Quốc chính thức hợp pháp hóa bản đồ này, ông Lee nói. "Trong nước, bản đồ này sẽ giúp tăng cường ý thức người dân Trung Quốc về biển đảo. Nó sẽ trở thành một bằng chứng để tăng cường và củng cố các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc", theo ông Lee.
Về khía cạnh quốc tế, bản đồ thể hiện với các nước láng giềng rằng, Trung Quốc xem trọng lãnh thổ trên biển cũng như trên đất liền, ám chỉ rằng Bắc Kinh sẽ phản ứng lại những vụ tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Tờ Inquirer của Philippines hôm 21/6 cho biết, Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines gọi bản đồ có "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh là "sự gian lận lịch sử khổng lồ". Ông nói, "không tấm bản đồ cổ nào của Trung Quốc, dù do người Trung Quốc hay do người nước ngoài vẽ, có chứa quẩn đảo Trường Sa hay bãi cạn Scarborough".
Các bản đồ cũ của Trung Quốc đều cho thấy đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc. "Cái gọi là sự thực lịch sử của Trung Quốc nhằm biện minh cho đường 9 đoạn đều hoàn toàn trái ngược với sự thật lịch sử thực tế, dựa trên chính bản đồ lịch sử và các công bố chính thức của Trung Quốc", Thẩm phán Antonio Carpio nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines hôm 25/6 tuyên bố, tấm bản đồ dọc của Trung Quốc rõ ràng vi phạm luật quốc tế, cụ thể là Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS). "Tấm bản đồ dọc thể hiện chính sách bành trướng của Trung Quốc gây căng thẳng ở biển Đông", người phát ngôn Charles Jose cho hay.
"Không có một nước nào trên thế giới công nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc. Vì thế xuất bản bản đồ dọc không giúp Trung Quốc biến các vùng lãnh thổ họ tuyên bố chủ quyền trở thành của họ", ông Jose tuyên bố.
Đây là tấm bản đồ khổ dọc đầu tiên của Trung Quốc, trong khi theo truyền thống bản đồ Trung Quốc đều là khổ ngang. Trong tấm bản đồ này, không còn "đường 9 đoạn" như trước đây, Trung Quốc đã đánh dấu "đường 10 đoạn" nuốt trọn biển Đông, lấn tới sát những vùng biển của Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines.
Theo đó, bản đồ bao gồm cả các đảo Trung Quốc đang đơn phương tuyên bố chủ quyền, như quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư (hiện nằm dưới sự quản lý của Nhật Bản) ở Hoa Đông; quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, bãi Macclesfield Bank và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc giành từ tay Philippines hồi 2012).
Nhờ "đường lưỡi bò" mới này mà chiều dài Trung Quốc giãn ra tới 5.500 km trong khi chiều rộng là 5.200 km. Đáng chú ý hơn, theo công bố của truyền thông Trung Quốc, tấm bản đồ bất hợp pháp nói trên đã được xuất bản từ tháng 3/2013 và đang được đưa vào các trường tiểu học và trung học của Trung Quốc để giảng dạy.
Động thái trên cho thấy cách hành xử ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong khu vực, sau hàng loạt những hành động gây hấn mà nước này đã và đang thực hiện trên những vùng biển Đông và Hoa Đông, như việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trên thực tế, những tấm bản đồ trước đây do Chính phủ Trung Quốc xuất bản đã bao gồm những tuyên bố chủ quyền của nước này đối với phần lớn diện tích biển Đông. Tuy nhiên, phần diện tích nằm trong yêu sách phi lý "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh thường được thu nhỏ lại và đưa vào khung ở góc cuối bên phải bản đồ.
Tấm bản đồ mới, do Nhà xuất bản Bản đồ Hồ Nam phát hành, đã loại bỏ khung thông tin nói trên. Bản đồ mới được in dọc, cho thấy toàn bộ lục địa Trung Quốc cùng với phần lãnh thổ Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, kéo dài cho đến sát bờ biển của các quốc gia Việt Nam, Malaysia và Philippines.
"Trên những bản đồ truyền thống của Trung Quốc, các đảo trên biển Đông thường được thể hiện trong những hộp thông tin, người đọc không thể quan sát chúng một cách đầy đủ", tờ Nhân dân Nhật báo ra ngày 24/6 thừa nhận. Theo tờ này, những bản đồ kiểu cũ khiến các đảo "giống như phần bị thêm vào".
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, không nên đưa ra những suy đoán xung quanh việc Bắc Kinh phát hành tấm bản đồ mới. "Mục đích phát hành bản đồ mới là để phục vụ cho công chúng Trung Quốc", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo hàng ngày hôm 25/6.
"Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề biển Đông là phù hợp và rõ ràng. Lập trường của chúng tôi không hề thay đổi", bà này nói thêm.
Theo giới phân tích, tấm bản đồ dọc là bước đi mới của Trung Quốc nhằm đẩy mạnh hợp thức hóa tuyên bố chủ quyền phi lý của mình trên biển Đông, bất chấp phản ứng của các nước láng giềng. Trước đây, Trung Quốc cũng từng có hành động tương tự khi vẽ bản đồ "đường 9 đoạn" phi pháp lên hộ chiếu công dân nước này.
Với hành động vẽ lại bản đồ, Trung Quốc sẽ tạo ra cả một thế hệ người dân hiểu sai trái về lãnh thổ Trung Quốc. Một quan chức ở nhà xuất bản Hồ Nam lớn tiếng cho rằng, "tấm bản đồ in dọc này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn của công chúng nhằm bảo vệ các quyền hàng hải và toàn vẹn lãnh thổ".
Liên quan đến vấn đề "tẩy não" này, Tiến sĩ Christopher Roberts thuộc trường Đại học New South Wales, Australia, đã đưa ra nhận xét cho rằng, "trong vài chục năm gần đây, hệ thống giáo dục Trung Quốc đã cấy vào đầu người dân nước này một niềm tin là biển Đông thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc".
"Nếu bạn đề nghị một người Trung Quốc 50 tuổi vẽ bản đồ nước này, người đó sẽ vẽ tấm bản đồ mà chỉ có Trung Quốc đại lục. Nhưng nếu bạn đưa ra một đề nghị tương tự với một người Trung Quốc 25 tuổi, chắc chắn tấm bản đồ sẽ xuất hiện cả biển Đông", TS. Christopher Roberts dẫn lời một giáo sư Trung Quốc cho hay.
Còn chuyên gia Richard Bitzinger thuộc Đại học Nanyang ở Singapore thì lo ngại "một bộ phận không nhỏ người dân Trung Quốc tin rằng họ đang bị chèn ép trong tranh chấp tại biển Đông và hệ lụy nguy hiểm là Bắc Kinh sẽ lợi dụng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và tư tưởng nước lớn của bộ phận này để tiếp tục không chịu thỏa hiệp".
Trong khi, tờ South China Morning Post dẫn lời học giả Lee Yunglung cho rằng, Trung Quốc dùng bản đồ mới này để kiểm tra xem phản ứng của các nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Với việc để một nhà xuất bản trong nước phát hành tấm bản đồ trên, Bắc Kinh có thể né được phản ứng dữ dội từ các nước láng giềng.
Nếu không có nước nào phản ứng gay gắt, đây sẽ là cơ hội để Trung Quốc chính thức hợp pháp hóa bản đồ này, ông Lee nói. "Trong nước, bản đồ này sẽ giúp tăng cường ý thức người dân Trung Quốc về biển đảo. Nó sẽ trở thành một bằng chứng để tăng cường và củng cố các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc", theo ông Lee.
Về khía cạnh quốc tế, bản đồ thể hiện với các nước láng giềng rằng, Trung Quốc xem trọng lãnh thổ trên biển cũng như trên đất liền, ám chỉ rằng Bắc Kinh sẽ phản ứng lại những vụ tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Tờ Inquirer của Philippines hôm 21/6 cho biết, Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines gọi bản đồ có "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh là "sự gian lận lịch sử khổng lồ". Ông nói, "không tấm bản đồ cổ nào của Trung Quốc, dù do người Trung Quốc hay do người nước ngoài vẽ, có chứa quẩn đảo Trường Sa hay bãi cạn Scarborough".
Các bản đồ cũ của Trung Quốc đều cho thấy đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc. "Cái gọi là sự thực lịch sử của Trung Quốc nhằm biện minh cho đường 9 đoạn đều hoàn toàn trái ngược với sự thật lịch sử thực tế, dựa trên chính bản đồ lịch sử và các công bố chính thức của Trung Quốc", Thẩm phán Antonio Carpio nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines hôm 25/6 tuyên bố, tấm bản đồ dọc của Trung Quốc rõ ràng vi phạm luật quốc tế, cụ thể là Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS). "Tấm bản đồ dọc thể hiện chính sách bành trướng của Trung Quốc gây căng thẳng ở biển Đông", người phát ngôn Charles Jose cho hay.
"Không có một nước nào trên thế giới công nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc. Vì thế xuất bản bản đồ dọc không giúp Trung Quốc biến các vùng lãnh thổ họ tuyên bố chủ quyền trở thành của họ", ông Jose tuyên bố.