Trung Quốc: Bức xúc nạn chảy máu chất xám
Một báo cáo mới đây cho biết nạn chảy máu chất xám ở Trung Quốc là nghiêm trọng hơn bất kỳ một quốc gia nào
Hiện có tới 70% số du học sinh của Trung Quốc không muốn về nước và con số này thực sự là một tổn thất lớn đối với nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới này.
Giấc mơ thời thơ ấu muốn trở thành một chuyên gia IT tầm cỡ thế giới đã đưa Yan Wangjia rời quê hương Trung Quốc đến Mỹ du học với sự cung cấp tại chính của người bà. Trong vòng 6 năm, cô gái người Vân Nam này đã sống và làm việc với những người xuất sắc nhất trong lĩnh vực IT.
Sau khi tốt nghiệp, cô đạt tới một trình độ có khả năng gây ấn tượng với bất kỳ một nhà tuyển dụng nào. Đó là bằng tiến sỹ về khoa học máy tính tại trường Đại học Pennsylvania và 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan tại Trung tâm Công nghệ thông tin và Vi tính học đường Wharton.
Tuy nhiên, Yan cho biết, ý nghĩ ở lại nước Mỹ “chưa bao giờ xuất hiện trong đầu” cô. Thay vào đó, trong suốt thời gian sống và làm việc ở nước ngoài, cô bị thôi thúc bởi ý nghĩ sẽ trở lại Trung Quốc. Năm 1996, cô về nước.
10 năm sau đó, Venus Tech, công ty an ninh mạng do cô thành lập và lãnh đạo sau khi về nước đã phát triển mạnh mẽ và trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực này tại Trung Quốc vói doanh thu hàng năm đã đạt mức 400 triệu Nhân dân tệ. Hiện nay Yan đã 38 tuổi và là một hai gui, cách mà người Trung Quốc gọi những người trở về từ nước ngoài, nổi tiếng.
Chính phủ Trung Quốc đang muốn có thêm nhiều Trung Quốc học tập ở nước ngoài nữa trở về như Yan. Trong nỗ lực rút ngắn khoảng cách với những nước phát triển trên thế giới, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin tưởng rằng những người Trung Quốc tài năng trở về từ nước ngoài với kiến thức khoa học và kinh doanh của phương Tây và cũng như sự từng trải văn hóa nước ngoài sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp nước này trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.
Những người như vậy sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy công tác nghiên cứu và phát triển trong mọi lĩnh vực, tăng cường chất lượng các dịch vụ công, nâng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước lên tầm quốc tế, cũng như đào tạo tài năng tại các trường đại học trong nước. Việc Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001 cũng đã làm tăng thêm nhu cầu đưa sinh viên nước này học tập ở nước ngoài trở về nước. Các công ty đa quốc gia đến đầu tư tại Trung Quốc đã tạo ra một nhu cầu lớn đối với các vị trí quản lý cấp cao và chuyên gia.
Xu hướng nhiều người tài của Trung Quốc lựa chọn làm việc tại nước ngoài đang thúc giục nước này phải thực hiện các biện pháp để thu hút họ quay lại. Một báo cáo mới đây của các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết nạn chảy máu chất xám ở Trung Quốc là nghiêm trọng hơn bất kỳ một quốc gia nào. Báo cáo này càng làm tăng thêm những lo ngại rằng không có đủ nhân tài trong nước để quản lý nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới này.
Một điều tra do Viện Khoa học xã hội Trung Quốc thực hiện trong tháng 2 vừa qua cho thấy, hơn 300.000 người Trung Quốc nhập cư có trình độ cao hiện đang làm việc trong những ngành có giá trị gia tăng cao tại các quốc gia khác. Con số này đang tăng lên vì mỗi năm có tới hàng chục ngàn sinh viên giỏi tốt nghiệp tại Trung Quốc ra nước ngoài tìm việc làm.
Wang Huiyao, Phó chủ tịch Hội những du học sinh Trung Quốc về nước cho biết, người ta không hề cường điệu hóa về nạn chảy máu chất xám ở Trung Quốc. Trong số 1,06 triệu sinh viên và nghiên cứu sinh Trung Quốc đã học tập ở nước ngoài từ 1978, năm mà Trung Quốc tiến hành cải cách và mở cửa kinh tế, chỉ có khoảng 280.000 người trở về nước. Ông Wang cho biết, tính đến năm 2000, tỷ lệ du học sinh Trung Quốc trở về nước là 1/3 nhưng trong những năm gần đây, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 1/4.
Du học sinh Trung Quốc chủ yếu đến học tập tại Mỹ, Anh, Pháp và Nhật Bản. Một nửa trong số du học sinh nước này học các ngành như kinh doanh hoặc quản lý. Số còn lại theo học các ngành như luật, khoa học xã hội và nhân văn, vv.
Theo ông Wang, những người học ở nước ngoài trở về nước có trình độ công nghệ cao, có cách suy nghĩ mới và là tài nguyên của quốc gia. Do đó, con số 70% du học sinh không về nước là một tổn thất lớn đối với Trung Quốc.
Những người trở về đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia. Một số công ty công nghệ cao tại Trung Quốc đã được thành lập hoặc lãnh đạo bởi các hai gui như Zhang Chaoyang, Giám đốc điều hành của Sohu.com và Ying Wu, Giám đốc điều hành của UTStarcom. Cả hai công ty này đều được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Để thu hút nhân tài về nước, chính quyền các cấp của Trung Quốc đã đưa ra nhiều ưu đãi. Tháng 3 vừa qua, 16 cơ quan thuộc Chính phủ Trung Quốc, bao gồm cả các cơ quan về giáo dục và nhân sự đã đưa ra một quyết định về đãi ngộ hấp dẫn đối với nhân tài được đào tạo ở nước ngoài như các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. Trong số những đãi ngộ này có mức lương, thưởng và hỗ trợ vốn cho hoạt động nghiên cứu đều ở mức cao. Ngoài ra còn có ưu đãi về giáo dục và việc làm cho vợ, chồng và con của những người trở về.
Mặc dù vậy, theo ông Wang, vẫn còn có nhiều vấn đề mà những người về nước phải đối mặt. Những khó khăn này bao gồm tìm công việc được trả lương xứng đáng, tìm trường dạy song ngữ cho con cái, những đứa trẻ vốn đã quen với nền giáo dục phương Tây, và sự cạnh tranh gay gắt tại những thành phố lớn nơi mà phần lớn trong số họ đều muốn đến.
Về mặt nghề nghiệp, ông Wang nói: “Ở trong nước, họ chỉ được đánh giá cao bởi các công ty đa quốc gia. Các doanh nghiệp trong nước thích dùng người trong gia đình hơn. Tại các cơ quan nhà nước, rất khó để những người học ở nước ngoài về được xếp vào vị trí quản lý trung hoặc cao cấp vì họ sẽ phải đi từ dưới thấp lên.”
Còn theo ông Mao Daqing, Phó chủ tịch Hội những người Trung Quốc du học trở về nước đồng thời là giám đốc tại Bắc Kinh của công ty Singapore Capital Land, nhiều người ở nước ngoài về thấy mình như người lạ ngay tại quê hương mình và không thể thích nghi với môi trường và điều kiện trong nước. Ông nói: “Họ không quen với những gì đang diễn ra trong nước như tệ quan liêu tại các ngân hàng, thủ tục mất thời gian khi xin giấy phép kinh doanh, vv.”
Cô Yan, Giám đốc của Venus Tech là một trong số những người may mắn. Chính quyền Bắc Kinh đã giúp cô tháo gỡ mọi khó khăn, cho cô một vị trí để đặt trụ sở công ty, giúp cô giải quyết vấn đề nhân viên và giới thiệu cô với nhiều quan chức Chính phủ. Yan cho biết, cô quyết định về nước vì lý do tình cảm cũng như công việc. Cô nói: “Trung Quốc là nơi có gia đình và bạn bè của tôi, cũng là nơi có những cơ hội dành cho tôi.”
Cô có một lời khuyên dành cho những người Trung Quốc khác đang muốn trở về nước: “Đừng hy vọng là mọi cái sẽ được đưa tận tay cho bạn. Trong bất kỳ lĩnh vực nào bạn cũng sẽ luôn phải lao động vất vả và đối mặt với những rủi ro. Nhưng điều tuyệt vời là bạn sẽ trở thành một phần của một quốc gia đang phát triển rất nhanh và càng có ý nghĩa hơn khi đó chính là đất nước của bạn.”
(Theo Straits Times)
Giấc mơ thời thơ ấu muốn trở thành một chuyên gia IT tầm cỡ thế giới đã đưa Yan Wangjia rời quê hương Trung Quốc đến Mỹ du học với sự cung cấp tại chính của người bà. Trong vòng 6 năm, cô gái người Vân Nam này đã sống và làm việc với những người xuất sắc nhất trong lĩnh vực IT.
Sau khi tốt nghiệp, cô đạt tới một trình độ có khả năng gây ấn tượng với bất kỳ một nhà tuyển dụng nào. Đó là bằng tiến sỹ về khoa học máy tính tại trường Đại học Pennsylvania và 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan tại Trung tâm Công nghệ thông tin và Vi tính học đường Wharton.
Tuy nhiên, Yan cho biết, ý nghĩ ở lại nước Mỹ “chưa bao giờ xuất hiện trong đầu” cô. Thay vào đó, trong suốt thời gian sống và làm việc ở nước ngoài, cô bị thôi thúc bởi ý nghĩ sẽ trở lại Trung Quốc. Năm 1996, cô về nước.
10 năm sau đó, Venus Tech, công ty an ninh mạng do cô thành lập và lãnh đạo sau khi về nước đã phát triển mạnh mẽ và trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực này tại Trung Quốc vói doanh thu hàng năm đã đạt mức 400 triệu Nhân dân tệ. Hiện nay Yan đã 38 tuổi và là một hai gui, cách mà người Trung Quốc gọi những người trở về từ nước ngoài, nổi tiếng.
Chính phủ Trung Quốc đang muốn có thêm nhiều Trung Quốc học tập ở nước ngoài nữa trở về như Yan. Trong nỗ lực rút ngắn khoảng cách với những nước phát triển trên thế giới, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin tưởng rằng những người Trung Quốc tài năng trở về từ nước ngoài với kiến thức khoa học và kinh doanh của phương Tây và cũng như sự từng trải văn hóa nước ngoài sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp nước này trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.
Những người như vậy sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy công tác nghiên cứu và phát triển trong mọi lĩnh vực, tăng cường chất lượng các dịch vụ công, nâng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước lên tầm quốc tế, cũng như đào tạo tài năng tại các trường đại học trong nước. Việc Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001 cũng đã làm tăng thêm nhu cầu đưa sinh viên nước này học tập ở nước ngoài trở về nước. Các công ty đa quốc gia đến đầu tư tại Trung Quốc đã tạo ra một nhu cầu lớn đối với các vị trí quản lý cấp cao và chuyên gia.
Xu hướng nhiều người tài của Trung Quốc lựa chọn làm việc tại nước ngoài đang thúc giục nước này phải thực hiện các biện pháp để thu hút họ quay lại. Một báo cáo mới đây của các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết nạn chảy máu chất xám ở Trung Quốc là nghiêm trọng hơn bất kỳ một quốc gia nào. Báo cáo này càng làm tăng thêm những lo ngại rằng không có đủ nhân tài trong nước để quản lý nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới này.
Một điều tra do Viện Khoa học xã hội Trung Quốc thực hiện trong tháng 2 vừa qua cho thấy, hơn 300.000 người Trung Quốc nhập cư có trình độ cao hiện đang làm việc trong những ngành có giá trị gia tăng cao tại các quốc gia khác. Con số này đang tăng lên vì mỗi năm có tới hàng chục ngàn sinh viên giỏi tốt nghiệp tại Trung Quốc ra nước ngoài tìm việc làm.
Wang Huiyao, Phó chủ tịch Hội những du học sinh Trung Quốc về nước cho biết, người ta không hề cường điệu hóa về nạn chảy máu chất xám ở Trung Quốc. Trong số 1,06 triệu sinh viên và nghiên cứu sinh Trung Quốc đã học tập ở nước ngoài từ 1978, năm mà Trung Quốc tiến hành cải cách và mở cửa kinh tế, chỉ có khoảng 280.000 người trở về nước. Ông Wang cho biết, tính đến năm 2000, tỷ lệ du học sinh Trung Quốc trở về nước là 1/3 nhưng trong những năm gần đây, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 1/4.
Du học sinh Trung Quốc chủ yếu đến học tập tại Mỹ, Anh, Pháp và Nhật Bản. Một nửa trong số du học sinh nước này học các ngành như kinh doanh hoặc quản lý. Số còn lại theo học các ngành như luật, khoa học xã hội và nhân văn, vv.
Theo ông Wang, những người học ở nước ngoài trở về nước có trình độ công nghệ cao, có cách suy nghĩ mới và là tài nguyên của quốc gia. Do đó, con số 70% du học sinh không về nước là một tổn thất lớn đối với Trung Quốc.
Những người trở về đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia. Một số công ty công nghệ cao tại Trung Quốc đã được thành lập hoặc lãnh đạo bởi các hai gui như Zhang Chaoyang, Giám đốc điều hành của Sohu.com và Ying Wu, Giám đốc điều hành của UTStarcom. Cả hai công ty này đều được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Để thu hút nhân tài về nước, chính quyền các cấp của Trung Quốc đã đưa ra nhiều ưu đãi. Tháng 3 vừa qua, 16 cơ quan thuộc Chính phủ Trung Quốc, bao gồm cả các cơ quan về giáo dục và nhân sự đã đưa ra một quyết định về đãi ngộ hấp dẫn đối với nhân tài được đào tạo ở nước ngoài như các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. Trong số những đãi ngộ này có mức lương, thưởng và hỗ trợ vốn cho hoạt động nghiên cứu đều ở mức cao. Ngoài ra còn có ưu đãi về giáo dục và việc làm cho vợ, chồng và con của những người trở về.
Mặc dù vậy, theo ông Wang, vẫn còn có nhiều vấn đề mà những người về nước phải đối mặt. Những khó khăn này bao gồm tìm công việc được trả lương xứng đáng, tìm trường dạy song ngữ cho con cái, những đứa trẻ vốn đã quen với nền giáo dục phương Tây, và sự cạnh tranh gay gắt tại những thành phố lớn nơi mà phần lớn trong số họ đều muốn đến.
Về mặt nghề nghiệp, ông Wang nói: “Ở trong nước, họ chỉ được đánh giá cao bởi các công ty đa quốc gia. Các doanh nghiệp trong nước thích dùng người trong gia đình hơn. Tại các cơ quan nhà nước, rất khó để những người học ở nước ngoài về được xếp vào vị trí quản lý trung hoặc cao cấp vì họ sẽ phải đi từ dưới thấp lên.”
Còn theo ông Mao Daqing, Phó chủ tịch Hội những người Trung Quốc du học trở về nước đồng thời là giám đốc tại Bắc Kinh của công ty Singapore Capital Land, nhiều người ở nước ngoài về thấy mình như người lạ ngay tại quê hương mình và không thể thích nghi với môi trường và điều kiện trong nước. Ông nói: “Họ không quen với những gì đang diễn ra trong nước như tệ quan liêu tại các ngân hàng, thủ tục mất thời gian khi xin giấy phép kinh doanh, vv.”
Cô Yan, Giám đốc của Venus Tech là một trong số những người may mắn. Chính quyền Bắc Kinh đã giúp cô tháo gỡ mọi khó khăn, cho cô một vị trí để đặt trụ sở công ty, giúp cô giải quyết vấn đề nhân viên và giới thiệu cô với nhiều quan chức Chính phủ. Yan cho biết, cô quyết định về nước vì lý do tình cảm cũng như công việc. Cô nói: “Trung Quốc là nơi có gia đình và bạn bè của tôi, cũng là nơi có những cơ hội dành cho tôi.”
Cô có một lời khuyên dành cho những người Trung Quốc khác đang muốn trở về nước: “Đừng hy vọng là mọi cái sẽ được đưa tận tay cho bạn. Trong bất kỳ lĩnh vực nào bạn cũng sẽ luôn phải lao động vất vả và đối mặt với những rủi ro. Nhưng điều tuyệt vời là bạn sẽ trở thành một phần của một quốc gia đang phát triển rất nhanh và càng có ý nghĩa hơn khi đó chính là đất nước của bạn.”
(Theo Straits Times)